bài Viết

Thực trạng sử dụng ERP tại Việt Nam và các Case Study ứng dụng thành công

16/09/2022

Hệ thống ERP chính là bước đệm cho sự đột phá, đưa doanh nghiệp phát triển xa hơn, đảm bảo hiệu quả hoạt động và khẳng định vị thế thương hiệu tại thị trường trong nước và quốc tế. Thực trạng sử dụng ERP tại Việt Nam đang diễn ra như thế nào? Các phần mềm ERP nào đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Hãy cùng ITG tìm hiểu qua nội dung dưới đây.

THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ERP TẠI VIỆT NAM

Những con số ấn tượng về thực trạng sử dụng ERP tại Việt Nam

Tại Việt Nam, khái niệm phần mềm ERP xuất hiện từ năm 2000. 

Đến năm 2006, chỉ có 1,1% doanh nghiệp Việt đưa vào ứng dụng phần mềm ERP và đến năm 2008 thì tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng ERP đã lên tới 7% (Theo số liệu của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI).

Năm 2014 tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng ERP tại Việt Nam đã lên đến 17% (Theo VECITA).

Hiện nay, Việt Nam đã bước vào một giai đoạn hội nhập quốc tế sâu sắc và toàn diện hơn bao giờ hết. Tính đến năm 2015, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 179 quốc gia, có quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ. Quá trình hội nhập mang đến nhiều cơ hội đồng thời cũng mang đến những thách thức vô cùng lớn, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Các doanh nghiệp cũng ý thức được vai trò của ứng dụng giải pháp Công nghệ thông tin trong hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Theo khảo sát của Microsoft, sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát, có tới 98% lãnh đạo doanh nghiệp đều tin rằng ứng dụng ERP là điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp có thể đáp ứng thách thức và cơ hội của thị trường.

Đến năm 2022 việc ứng dụng ERP ở Việt Nam đã khá phổ biến trong các doanh nghiệp ở mọi ngành nghề từ ngân hàng, thương mại, bán lẻ, may mặc, đến bao bì, cơ khí chế tạo, nội thất…

Các phần mềm ERP được ứng dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

  •  Giải pháp ERP nước ngoài

 Tại Việt Nam, các giải pháp ERP nước ngoài nổi tiếng, được ứng dụng tại các tập đoàn lớn và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các giải pháp ERP này có điểm chung là: Có đầy đủ các chức năng, công nghệ hiện đại cộng với khả năng áp dụng thành công tại nhiều doanh nghiệp ở trên thế giới. Khi triển khai ở Việt Nam, các nhà cung cấp ERP ngoại sẽ ủy quyền cho các đối tác công nghệ ở Việt triển khai. Ưu điểm của phần mềm ERP ngoại là quy trình quản lý đã được chuẩn hóa, được thiết kế và điều chỉnh theo nhu cầu của các doanh nghiệp cho phù hợp với quy trình và tính pháp lý trong nước. 

Tuy nhiên, điểm trừ của các phần mềm ERP nước ngoài đó là giá thành cao: ngoài chi phí tư vấn, triển khai phần mềm, doanh nghiệp còn phải trả khoản tiền bản quyền tương đối lớn. Bên cạnh đó, phân hệ kế toán –  module quan trọng nhất trong phần mềm ERP có sự khác biệt với chuẩn mực kế toán Việt Nam.

  • Giải pháp ERP trong nước

 Các nhà cung cấp hệ thống ERP trong nước hiện nay cũng đủ khả năng thiết kế những phần mềm ERP thuần Việt. Những phần mềm này phù hợp với năng lực, trình độ, luật pháp và cũng nhanh chóng kịp thời cập nhật các thông tư, quyết định hướng dẫn các doanh nghiệp cần phải thực hiện. Chi phí cho các hệ ERP trong nước thường rẻ hơn nhiều so với ERP ngoại.

Tuy nhiên, một số giải pháp ERP của Việt Nam hiện nay, mới chỉ phát triển mở rộng thêm so với phần mềm kế toán và chưa đáp ứng được các yêu cầu quản trị trên quy mô tổng thể doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp sẽ cần phải sáng suốt để lựa chọn được nhà cung cấp phần mềm ERP tốt nhất cho mình.

Thuận lợi và khó khăn khi triển khai ERP ở Việt Nam

  • Điểm thuận lợi 

Nhiều doanh nghiệp Việt, hoặc các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài thường có ngân sách hàng năm dành cho phát triển hệ thống công nghệ. 

Vì vậy, khi triển khai một hệ thống công nghệ mới, họ có điều kiện mời chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm lâu năm về chuyên môn, để tư vấn những hệ thống tốt nhất cho doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó cũng có không ít các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong nước đã triển khai thành công hệ thống ERP từ nhiều năm nay. Các dự án được đầu tư một cách nghiêm túc đặc biệt là yếu tố nhân sự. Kết quả thu được sau triển khai ERP tại các tập đoàn, doanh nghiệp lớn có sự đầu tư công sức, thời gian đúng đắn, ERP đều phát huy được lợi ích đúng nghĩa của nó.

Hiện nay nhiều nhà lãnh đạo đã ý thức được vai trò và tầm quan trọng của ứng dụng hệ thống ERP đối với yêu cầu quản trị vận hành và sự phát triển của doanh nghiệp. 

  • Những điểm khó khăn khi doanh nghiệp Việt khi ứng dụng ERP

Sự thiếu quyết tâm của lãnh đạo và yêu cầu về nguồn lực trình độ cao: Khi triển khai phần mềm ERP, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp không đánh giá đúng vị trí của mình trong dự án ERP. Họ thường giao cho một số bộ phận như kế toán hoặc IT để phụ trách quá trình triển khai ERP từ khâu lựa chọn, tư vấn đến triển khai. Sau đó khi vấp phải những khó khăn trong quá trình triển khai thì dễ dàng nản chí, không quyết tâm và dễ bỏ cuộc.

Bên cạnh đó, hệ thống ERP sẽ hoạt động tốt và mang lại hiệu quả lớn cho doanh nghiệp khi người dùng thực sự hiểu hệ thống. Vì vậy một trong những thách thức chính mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt là đảm bảo nhân sự được đào tạo tốt về hệ thống. Việc triển khai thành công hệ thống ERP sẽ khả thi hơn nhiều nếu nhân viên được đào tạo đầy đủ, và họ có động lực để sử dụng hệ thống.

Chi phí đầu tư: Đây là có lẽ là vấn đề đầu tiên các doanh nghiệp quan tâm và cũng là rào cản lớn nhất đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ nhỏ. Các hệ thống ERP được cung cấp bởi các đơn vị nước ngoài, có lịch sử và bề dày thành công trên thế giới đều rất đắt đỏ. Ngoài chi phí tư vấn, triển khai phần mềm, doanh nghiệp còn phải trả khoản tiền bản quyền tương đối lớn cho nhà sản xuất ERP ngoại, ước chừng thêm số tiền bằng số tiền cho nhà tư vấn triển khai phần mềm. Vì vậy tổng chi phí bỏ ra của doanh nghiệp cho dự án triển khai sản phẩm ERP lên rất cao.

Thời gian triển khai lâu: Thời gian triển khai ERP phụ thuộc vào quy mô, yêu cầu chức năng của doanh nghiệp. Trung bình thời gian triển khai ERP sẽ khoảng 6 tháng đến 1 năm. Thậm chí đối với doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, quy mô lớn, thời gian triển khai ERP có thể sẽ lâu hơn. 

Quá trình khảo sát chưa được thực hiện bài bản: Qua thực tế ITG Technology triển khai tại nhiều dự án ERP, chúng tôi nhận ra rằng việc khảo sát, phân tích chi tiết để xây dựng lên tài liệu URD (Tài liệu mô tả yêu cầu người sử dụng) đóng vai trò quyết định thành công dự án. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp chủ quan trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh để lựa chọn ra những giải pháp phù hợp thì không những doanh nghiệp không thể tận dụng tốt những ưu điểm của phần mềm ERP mà thậm chí sẽ phát sinh nhiều yêu cầu chỉnh sửa có thể làm thay đổi quy mô dự án sau này.

Case study ứng dụng thành công phần mềm ERP ở Việt Nam 

Ứng dụng thành công hệ thống ERP vendor cấp 1 của Samsung: Goldsun

Goldsun là doanh nghiệp nằm trong top các công ty bao bì lớn nhất Việt Nam và đặc biệt hơn, đơn vị này còn nằm trong số hiếm hoi những doanh nghiệp Đông Nam Á trở thành vendor cấp 1 của Samsung. Goldsun là một trong những doanh nghiệp bao bì đầu tiên Việt tiên phong đưa ERP vào quản trị doanh nghiệp từ những năm 2000 – khi mà khái niệm ERP ở còn chưa phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc ứng dụng phần mềm ERP ngoại đã không đem lại hiệu quả như kỳ vọng. Sau lần thất bại khi ứng dụng ERP của nước ngoài, Goldsun đã đặc biệt thận trọng khi tìm kiếm nhà cung cấp giải pháp. Goldsun thấu hiểu những công nghệ của nước ngoài dù hiện đại,nhưng áp dụng vào thực tiễn quản trị tại doanh nghiệp sản xuất Việt Nam sẽ chưa phù hợp. Do đó, Ban lãnh đạo quyết định tìm kiếm một giải pháp ERP với khả năng linh hoạt và dễ áp dụng hơn, cần giải quyết được những bài toán đặc thù cho ngành bao bì có thể kể đến như tính toán tự động được kế hoạch sản xuất và thống kê các công đoạn sản xuất theo thời gian thực. Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng nhà cung cấp. Goldsun đã bắt tay với ITG Technology – đơn vị tiên phong tại Việt Nam tư vấn, triển khai ERP. Việc đưa hệ thống 3S ERP vào quản trị và vận hành đã thổi một làn gió mới vào mọi hoạt động Goldsun. Hệ thống 3S ERP là cánh tay đắc lực dành cho nhà lãnh đạo trong việc hoạch định và điều hành toàn bộ nguồn lực của doanh nghiệp (Hàng hóa – Tài sản – Tài chính – Nhân sự) và trợ giúp tất cả các bộ phận của doanh nghiệp thao tác nghiệp vụ và chia sẻ thông tin và tương tác giữa các phòng ban một cách hiệu quả thông qua quy trình xử lý công việc đã được quy chuẩn khi thiết kế phần mềm. Điểm ưu việt của hệ thống là hỗ trợ bộ phận sản xuất trong việc tự động lập kế hoạch sản xuất, đáp ứng được tiến độ giao hàng, và tối ưu thời gian làm việc cho nhân sự.

thuc trang ung dung erp tai viet nam - Thực trạng sử dụng ERP tại Việt Nam và các Case Study ứng dụng thành công

Đọc thêm: Goldsun: Case study ứng dụng thành công hệ thống ERP

Ứng dụng thành công hệ thống ERP cho doanh nghiệp số 1 Việt Nam về Đông Dược

Công ty Cổ phần công nghệ cao Traphaco (Traphaco CNC) là doanh nghiệp số 1 Việt Nam về sản xuất sản phẩm Đông Dược. Đây cũng là đơn vị đầu tiên trong cả nước được cấp chứng nhận GMP–WHO cho nhà máy sản xuất Đông dược. Ba sản phẩm sản xuất tại Traphaco CNC: Boganic, Hoạt huyết dưỡng não và Tottri đạt kỷ lục thuốc Đông dược bán chạy nhất Việt Nam. Việc Traphaco CNC đưa vào ứng dụng hệ thống 3S ERP.iPHARMA đã giúp Traphaco CNC sẽ có một hệ “xương sống” quản trị tiên tiến và chuẩn mực trong ngành dược phẩm, toàn bộ quy trình nghiệp vụ được chuẩn hoá. Dữ liệu được tập trung sẽ giúp kết nối chặt chẽ các bộ phận trong doanh nghiệp, góp phần tăng khả năng cộng tác, chia sẻ từ đó nâng cao hiệu suất làm việc. 

Công tác tài chính – kế toán đã trở nên thuận lợi hơn rất nhiều nhờ sự phân quyền, phân cấp rõ ràng. Các khâu bán hàng, quan hệ khách hàng, quản lý kho hàng đã được thực hiện tốt hơn. Các thông tin và báo cáo về hoạt động quản trị luôn được cập nhật liên tục theo thời gian thực. Doanh nghiệp có thể truy xuất dữ liệu nhanh chóng dễ dàng, mang lại hiệu quả tối ưu cho quá trình kiểm tra, đánh giá, xử lý vấn đề cũng như hỗ trợ tối đa cho công tác ra quyết định của Ban lãnh đạo.

Điểm sáng của hệ thống 3S ERP.iPHARMA ứng dụng tại Traphaco CNC là   góp phần số hóa quy trình quản lý chất lượng của Traphaco trên cả 3 khâu gồm: Kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào, chất lượng trong quá trình sản xuất và chất lượng khi đã thành phẩm đưa ra kênh phân phối. Với việc số hóa toàn bộ hồ sơ lô điện tử và hồ sơ kiểm nghiệm điện tử giúp giảm thiểu 100% chi phí lưu trữ giấy tờ so với cách lưu trữ hồ sơ lô theo cách truyền thống. Điều này cũng hỗ trợ đắc lực trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm của Traphaco CNC. 

thực trạng ứng dụng phần mềm erp tại Việt Nam

Traphaco CNC ứng dụng phần mềm 3S ERP.iPHARMA vào quản lý

Tạm kết

Trên đây là thực trạng sử dụng ERP tại Việt Nam và câu chuyện từ việc sử dụng thành công phần mềm ERP của một số doanh nghiệp Việt. Với sự ưu việt về tính năng, hệ thống ERP chính là bí quyết để các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh. Để tìm hiểu sâu hơn các chức năng của phần mềm ERP bạn có thể xem thêm tại ĐÂY. Nếu cần được gặp chuyên gia tư vấn hãy liên hệ qua hotline:  092.6886.855

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng