Phần mềm ERP có thay thế được MES trong doanh nghiệp sản xuất?
Nhiều người coi phần mềm ERP như một “liều thuốc chữa bách bệnh” cho mọi vấn đề về tổ chức. Nhiều công ty sản xuất đã chi hàng chục đến hàng trăm triệu đô la cho hệ thống ERP của họ và họ muốn thu được lợi ích tối đa từ khoản đầu tư đó. Điều này đặt câu hỏi về sự cần thiết của một hệ thống thực thi sản xuất MES với các doanh nghiệp sản xuất? Liệu rằng hệ thống ERP có thể thay thế được MES trong nhà máy?
Doanh nghiệp sản xuất có thể dùng ERP thay thế MES?
Ngày nay khi các yêu cầu của khách hàng ngày càng cao hơn thúc đẩy yêu cầu về thời gian sản xuất nhanh hơn và yêu cầu ít lỗi hơn trên dây chuyền, do đó các công ty sản xuất luôn tìm cách để tối ưu quy trình làm việc để đạt được lợi thế cạnh tranh.
Các phần mềm để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất trong quản trị bao gồm: hệ thống lập kế hoạch Nguồn lực Doanh nghiệp ( phần mềm ERP ) và Hệ thống Thực thi Sản xuất (MES) là lựa chọn hàng đầu dành cho các doanh nghiệp sản xuất. Việc khám phá các chức năng cốt lõi của từng ứng dụng này có thể giúp các lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra quyết định xem nên lựa chọn MES hay phần mềm ERP hoặc cả hai kết hợp cùng nhau sẽ trang bị tốt hơn cho tổ chức để hoàn thành các mục tiêu sản xuất.
So sánh các chức năng của MES và ERP
Chức năng | ERP | MES |
Tính tích hợp, chia sẻ thông tin giữa các bộ phận trong tổ chức | CÓ | KHÔNG |
Lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch nguyên vật liệu | CÓ | KHÔNG |
Tính toán chỉ số OEE | KHÔNG | CÓ |
Tối ưu hóa việc sử dụng năng lực sản xuất | KHÔNG | CÓ |
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ chuỗi cung ứng | KHÔNG | CÓ |
Cập nhật về tiến độ sản xuất theo thời gian thực | KHÔNG | CÓ |
Lập các báo cáo tài chính, quản lý dòng tiền | CÓ | KHÔNG |
Quản lý bán hàng | CÓ | KHÔNG |
Báo cáo, phân tích lợi nhuận dựa trên số liệu thật về: chi phí, doanh thu, sản lượng hàng bán, các khách hàng mục tiêu, thị phần, khuynh hướng của thị trường.. | CÓ | KHÔNG |
Theo như các chức năng được phân tích từ bảng trên thì ERP và MES thực hiện các chức năng khác nhau trong một doanh nghiệp sản xuất, và không thể thay thế được nhau. Chức năng điển hình của ERP là quản lý, lập kế hoạch chiến lược doanh nghiệp. Hệ thống MES thực hiện chức năng kết nối máy móc thiết bị và thực hiện điều hành sản xuất.
Đọc thêm: Lợi ích của hệ thống ERP
Tất cả những thay đổi trong kế hoạch mua hoặc bán hàng trên hệ thống ERP sẽ tạo ra thay đổi lớn cho kế hoạch sản xuất tổng thể. Do đó hệ thống MES phải được thiết kế để đáp ứng tốc độ thay đổi cho các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Tiêu chuẩn ISA 95 do Hiệp hội Tự động hóa Quốc tế (ISA) ban hành sẽ giúp bạn có câu trả lời rõ ràng hơn: Cần có một hệ thống MES riêng biệt. Rob Gellings đại diện cho ISA cho biết: “Đúng là hệ thống ERP đang cung cấp nhiều chức năng hơn đáng kể trong công tác quản lý hoạt động của nhà máy so với trước đây, tuy nhiên, chúng không thay thế nhu cầu về chức năng MES đối với doanh nghiệp sản xuất”.
Đọc thêm: Các module trong phần mềm ERP
MES được coi là hệ thống trung gian giữa các hệ thống ERP ( Enterprise Resource Planning Systems – Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) và hệ thống SCADA (Supervisory Control And Data Acquisition – Hệ thống giám sát điều khiển và thu thập dữ liệu).
MES được coi là hệ thống trung gian giữa các hệ thống ERP và SCADA/PLC
Kết hợp giữa MES và ERP góp phần tăng hiệu quả điều hành sản xuất
Việc tích hợp hai hệ thống ERP và MES cho phép doanh nghiệp của bạn tận dụng năng lực cốt lõi của công nghệ để tối ưu hoạt động sản xuất và kinh doanh đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp về Q – C – D (Quality – Chất lượng, Cost – Chi phí, Delivery – Tiến độ). Bên cạnh đó nó mang lại những lợi ích bao gồm:
Tăng cường khả năng dự báo: Giữ quá nhiều hoặc quá ít hàng tồn kho có thể gây tốn kém. Sự chậm trễ trong lịch giao hàng, lịch sản xuất có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Nhất quán là chìa khóa khi nói đến dự báo nhu cầu. Hệ thống ERP / MES tích hợp cho phép phần mềm ERP chuyển tiếp những thay đổi về nhu cầu trực tiếp đến việc lập kế hoạch sản xuất. Điều này làm cho khối lượng sản xuất đáp ứng tốt hơn nhu cầu và cuối cùng điều chỉnh kỳ vọng gần hơn với dự báo.
Tăng khả năng truy xuất dữ liệu: Khi phần mềm ERP và MES được tích hợp, dữ liệu từ quá trình bán hàng mua hàng và tài chính được tích hợp với dữ liệu từ quá trình sản xuất, chẳng hạn như lập lịch sản xuất, quản lý quy trình sản xuất, quản lý chất lượng. Điều này dẫn đến khả năng truy xuất nguồn gốc từ đầu vào đến đầu ra. Khi sản phẩm phát sinh vấn đề thì phần mềm có khả năng truy nguyên từng lô hàng từ quy trình sản xuất lỗi từ đâu từ đó giải quyết nhanh chóng các vấn đề của khách hàng.
Từ những phân tích trên có thể nhận định ERP và MES là mối quan hệ cộng sinh cơ bản để đạt được hiệu quả trong quá trình quản lý cũng như điều hành hoạt động sản xuất.
Kết:
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang thay đổi phương pháp và cách thức điều hành sản xuất. Việc áp dụng mô hình “hệ thống tích hợp” sẽ giúp tăng khả năng truy cập dữ liệu nhiều hơn, tăng cường kiểm soát hoạt động và khả năng đưa ra quyết định cải thiện lợi nhuận. Khai thác sức mạnh của MES và ERP cùng nhau giải phóng dữ liệu quý giá để tạo ra nhà máy thông minh của tương lai.