bài Viết

DN Việt cần chuẩn bị gì để đón đầu nền sản xuất công nghiệp 4.0

18/08/2020

Nền sản xuất công nghiệp 4.0 là nền sản xuất, trong đó các cơ sở sản xuất đạt được mức độ tự động hóa rất cao, thông qua hệ thống quản lý thông minh tập trung, kết hợp với dữ liệu chi tiết được thu thập theo thời gian thực ở mỗi phân đoạn sản xuất. Khái niệm sản xuất công nghiệp 4.0, hay công nghiệp 4.0, sản xuất 4.0 đều được phát triển từ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, lấy trọng tâm là nền tảng kết nối IoT.

Việt Nam đã làm gì để bắt nhịp nền sản xuất công nghiệp 4.0?

Việt nam trong nền sản xuất công nghiệp 4.0

Là một quốc gia đang phát triển nhưng với quyết tâm không để tụt lại quá xa trong cuộc cách mạng số, Chính phủ Việt Nam đã có những động thái rất tích cực để chuẩn bị nền tảng hạ tầng phát triển. Bằng chứng là, tháng 9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành và địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiện một số chính sách nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử – viễn thông. Cụ thể là, cơ sở hạ tầng viễn thông được xây dựng khá đồng bộ, vùng phủ sóng di động đạt 99,7% dân số trên cả nước, trong đó vùng phủ sóng 3G, 4G đạt trên 98% với mức cước phí thấp, mạng 5G đã được cấp phép thử nghiệm và dự kiến triển khai thương mại từ năm 2020.

Có thể thấy, chính phủ Việt Nam đã cố gắng tạo những điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp tham gia vào cuộc chơi chuyển đổi số đầy khốc liệt. Nhưng liệu các doanh nghiệp đã sẵn sàng?

>>> Đọc thêm: Ứng dụng công nghệ 4.0 vào doanh nghiệp làm thay đổi sản xuất như thế nào?

Doanh nghiệp Việt đứng trước cuộc CMCN 4.0: Nguy nhiều hơn cơ

Không giống với những cuộc cách mạng công nghiệp khác, lần này, CMCN diễn ra với tốc độ nhanh theo cấp số nhân và ảnh hưởng rõ ràng tới mọi mặt của nền kinh tế thế giới. Là một mắt xích trong chuỗi thị trường thương mại toàn cầu, các doanh nghiệp Việt cũng không nằm ngoài xu hướng ấy, và chịu tác động ngày một gia tăng, cả tích cực cũng như bất lợi.

Về mặt tích cực, doanh nghiệp Việt có thể được thừa hưởng những thành tựu của CMCN 4.0 để ứng dụng ngay vào thực tế. Tuy nhiên, việc các công nghệ ngày càng phát triển theo hướng tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường và tự động hóa cao cũng đang mở ra tiềm năng cho các doanh nghiệp xây dựng các cơ sở sản xuất ngay tại các quốc gia phát triển để để gần hơn với thị trường tiêu thụ lớn, các trung tâm R&D và các trung tâm cung cấp nguyên vật liệu, phụ kiện. Điều này đem lại bất lợi cho những quốc gia vẫn phụ thuộc nhiều vào ngành công nghiệp gia công, chế biến như Việt Nam.

Trên thực tế, nhóm ngành dệt may, giày dép và công nghiệp điện tử – Nhóm ngành công nghiệp chủ đạo tại Việt Nam đã bắt đầu chịu những tác động mạnh mẽ từ cuộc CMCN 4.0. Cụ thể, những năm gần đây đơn hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam giảm mạnh và khách hàng yêu cầu giảm giá đáng kể. Công nhân trong các doanh nghiệp gia công của Việt Nam đang bị kẹt ở giữa trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên toàn cầu, với một bên là nhân công rẻ hơn từ các nước Campuchia, Bangladesh, Myanmar… và bên kia là người máy đang được ứng dụng ngày một rộng rãi ở các nước phát triển.

Thay đổi để đón đầu nền sản xuất công nghiệp 4.0 – Cơ hội duy nhất của các doanh nghiệp Việt

Câu chuyện kể trên chỉ là một ví dụ cho sức ảnh hưởng to lớn của CMCN 4.0 tới các ngành công nghiệp ở Việt Nam. Với sự phát triển như vũ bão trong những năm gần đây của các nền tảng công nghệ mới, chỉ sớm thôi, các ngành công nghiệp sản xuất khác cũng sẽ nhanh chóng nhận thấy các tác động. Các doanh nghiệp Việt chỉ có duy nhất 2 lựa chọn: Chuẩn bị để đón đầu nền sản xuất công nghiệp 4.0 và bị gạch tên khỏi thị trường khốc liệt này. Vậy đâu là giải pháp?

phải làm gì để đón đầu nền sản xuất công nghiệp 4.0?

Để giảm thiểu thời gian triển khai, tránh tình trạng thử rồi sửa rồi lại thử, ngay từ đầu, doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược chuyển đổi số một cách rõ ràng trên 3 trụ cột: Quản trị, Con người và Công nghệ

Về Quản trị:

Có nhiều hướng tiếp cận chuyển đổi số khác nhau như: Chuyển đổi số từ thượng tầng, hệ thống quản trị và các bộ phận văn phòng, số hóa từ dữ liệu quản trị sản xuất sau đó mới tới các thông tin chính xác về vận hành. Hoặc doanh nghiệp có thể thu thập và kết nối dữ liệu từ thực địa nhà máy xong dần kết nối với các bộ phận văn phòng liên quan và cuối cùng là tầng quản trị cấp cao nhất. Tất cả các cách tiếp cận trên đều không có đúng hay sai, chỉ có phù hợp với doanh nghiệp hay không.

Tuy nhiên, từ bài học thực tế của các doanh nghiệp đi trước, có thể chỉ ra 1 số sai lầm trong chiến lược thường gặp, đó là:

  • Triển khai nhỏ lẻ, giải quyết theo kiểu chữa cháy các vấn đề của bộ phận
  • Chạy theo xu hướng, ứng dụng phần mềm của nước ngoài mà không xét tới các vấn đề đặc thù của doanh nghiệp bản địa
  • Cho rằng, phần mềm là “cây đũa thần” giải quyết mọi bài toán của doanh nghiệp

>>> Đọc thêm: Nhà máy thông minh không phải là “cây đũa thần”

Về Con người:

Một trong số những yếu tố then chốt quyết định thành công của chiến lược chuyển đổi số cho doanh nghiệp là Khâu chuẩn bị nhân lực phụ trách hệ thống thông tin doanh nghiệp. Đó là lý do tại sao, nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao được săn đón với mức lương rất cao, không chỉ đối với các công ty công nghệ mà còn cả đối với các doanh nghiệp. Nhiều công ty không đơn thuần là thành lập một phòng/ban phụ trách IT, mà còn bổ nhiệm vị trí Giám đốc công nghệ thông tin (CIO/CTO), có vai trò và tiếng nói quan trọng không kém bất kỳ vị Giám đốc nào của doanh nghiệp.

Một điều cần đặc biệt lưu ý trong quản trị nhân sự thời đại số là lãnh đạo doanh nghiệp không nên có suy nghĩ ứng dụng công nghệ để loại bỏ nhân lực hiện có. Một nhà “cầm quân” tài giỏi phải biết cân bằng và dung hòa lợi ích từ cả con người lẫn công nghệ, để công nghệ hỗ trợ giảm sai lỗi và tăng hiệu quả công việc của con người. Cần nhớ rằng, công nhân mới chính là người trực tiếp tạo nên sản phẩm và cũng là đối tượng vận hành trực tiếp các ứng dụng công nghệ. Nếu những người này cảm thấy công việc, vị trí của mình bị đe dọa bởi “con ngáo ộp” mang tên công nghệ, rất dễ nảy sinh tinh thần phản kháng, điều này có thể cản trở, thậm chí làm thất bại chiến lược số hóa doanh nghiệp. Đó là chưa kể, không công nghệ nào có thể thay thế được kinh nghiệm, kĩ năng của các công nhân kỹ thuật lành nghề. Vì vậy, doanh nghiệp hãy có chiến lược để đội ngũ nhân sự đón nhận công nghệ một cách thoải mái, từng bước làm chủ, tiếp thu và sử dụng thành thạo công nghệ để đem lại lợi ích cho chính mình.

Về Công nghệ:

Đối với một doanh nghiệp sản xuất, khái niệm công nghệ đề cập tới 2 yếu tố: Máy móc thiết bị và phần mềm quản trị.

DN Việt đứng trước nguy cơ của CMCN 4.0

Máy móc thiết bị hiện đại là nền tảng quan trọng để thực hiện bất kỳ chiến lược số hóa của bất kỳ doanh nghiệp nào. Việc trang bị máy móc thiết bị hiện đại không chỉ giúp quá trình sản xuất diễn ra hiệu quả hơn mà còn tạo cơ sở để ứng dụng nền tảng IIoT, kết nối máy móc với hệ thống thông tin tập trung. Điều này sẽ giúp nhà quản trị doanh nghiệp có được những thông tin chính xác và tức thời để đưa ra được các quyết định đúng đắn. Tuy nhiên, việc đầu tư lại TOÀN BỘ hệ thống máy móc thiết bị là “nhiệm vụ bất khả thi” đối với hầu hết các doanh nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp vẫn có thể hoàn toàn có thể tiếp cận 4.0, bằng các công nghệ cảm biến và các thiết bị tích hợp bên ngoài.

Phần mềm quản trị doanh nghiệp (ERP)phần mềm điều hành thực thi sản xuất (MES) là mảnh ghép cuối cùng nhưng lại quan trọng nhất trong tiến trình số hóa của doanh nghiệp. Phần mềm sẽ vẽ lại toàn bộ bức tranh vận hành doanh nghiệp, từ vi mô (quản lý trên đơn vị từng máy móc, thiết bị, từng hàng hóa được làm ra, từng công nhân lao động) tới vĩ mô là chiến lược doanh nghiệp trong trung hạn và thậm chí dài hạn. Nó như một tấm bản đồ đa năng, cho nhà quản trị biết được mình đang ở đâu, đâu là điểm nút cần tháo gỡ, không chỉ vậy, nó còn gợi ý con đường để giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp và chinh phục những mục tiêu mới.

Hiện nay trên thị trường có nhiều phần mềm được thiết kế “do người Việt, cho người Việt”. Những phần mềm như vậy có ưu điểm là am hiểu thị trường bản địa, chi phí triển khai không quá cao, lại có thể linh hoạt tùy chỉnh theo đặc thù doanh nghiệp. Để xét về chất lượng, có thể khẳng định, phần mềm nội không thua kém bất cứ phần mềm ngoại nào. Một ví dụ là nhiều doanh nghiệp có FDI đã chọn các phần mềm do người Việt phát triển để làm nền tảng cho chiến lược số hóa của mình.

>>> Đọc thêm: Rhythm Precision lựa chọn phần mềm nào cho chiến lược số hóa của mình?

Kết

Như một cơn lũ, cuộc CMCN lần thứ tư ập tới mang theo bao nhiêu thách thức nhưng cùng với đó cũng là rất nhiều cơ hội. Nếu tận dụng tốt cơ hội và vượt qua được các thách thức, các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam sẽ có khả năng chinh phục được nguồn khách hàng mới đầy tiềm năng trong bối cảnh dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc. Trong trường hợp ngược lại, những doanh nghiệp không kịp thời thích nghi với nền sản xuất 4.0 sẽ đứng trước nguy cơ “xóa sổ” khỏi thị trường.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng