bài Viết

Nhà máy thông minh không phải “cây đũa thần”

25/05/2020

Các doanh nghiệp sản xuất có xu hướng nghĩ rằng, đầu tư ứng dụng Nhà máy thông minh là giải pháp cứu cánh cho các vấn đề mà mình gặp phải. Thậm chí, nhiều người còn thần thánh hóa, ví nó như một “cây đũa thần” chỉ cần vung tay là mọi vấn đề đều biến mất. Điều này dẫn đến sự thất bại của không ít dự án ứng dụng Nhà máy thông minh, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới.

Hiểu lầm phổ biến về Nhà máy thông minh

Nhiều doanh nghiệp sau 3 tháng – 6 tháng, thậm chí 1 năm triển khai giải pháp công nghệ mà không thể đạt được mục đích của mình liền vội vã cho rằng, dự án triển khai giải pháp nhà máy thông minh của mình đã thất bại. Và lúc này, xu hướng chung của các doanh nghiệp là đổ lỗi cho nhà cung cấp và tư vấn giải pháp, từ bỏ và kiếm tìm một nhà cung cấp giải pháp khác. Tuy nhiên, nếu làm như vậy thì không khác gì doanh nghiệp đang đi trong sương mù, không hiểu vấn đề của mình ở đâu và cần phải khắc phục như thế nào.

nhà máy thông minh

Vì thế, điều đầu tiên cần phải hiểu về bản chất của khái niệm Nhà máy thông minh. Nhà máy thông minh là tổng hòa của 3 yếu tố: Máy móc thiết bị, phương pháp quản trị (yếu tố con người) và phương thức kết nối (yếu tố công nghệ). Nếu thiếu bất kì trụ cột nào trong 3 yếu tố kể trên, việc xây dựng thành công giải pháp đồng bộ là bất khả thi.

Như vậy, điều kiện tiên quyết khi muốn triển khai Nhà máy thông minh là thiết bị, máy móc và quy trình sản xuất phải đạt ở mức tự động hóa nhất định. Trên nền tảng ấy, các phương thức kết nối và truyền dẫn thông tin cùng với hệ thống quản trị doanh nghiệp theo phân hệ mới có thể hoạt động đúng và đủ chức năng của mình, tạo nên một bộ giải pháp tổng thể. Nếu thiếu hệ thống máy móc sản xuất 4.0, doanh nghiệp sẽ chỉ dừng lại ở việc ứng dụng phần mềm quản trị và điều hành doanh nghiệp, giúp hoạt động sản xuất minh bạch, thông suốt và quá trình quản lý rành mạch rõ ràng hơn mà thôi.

Nhà máy thông minh – Tiếp cận thế nào cho đúng?

Như đã nói ở trên, một hệ thống thiết bị, máy móc được tự động hóa là điều kiện không thể thiếu để triển khai nhà máy thông minh. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, một nhà máy có hệ thống máy móc hiện đại không đồng nghĩa là chắc chắn sẽ triển khai thành công.

nhà máy thông minh

Cũng giống như quá trình triển khai hệ thống ERP hay MES, doanh nghiệp thường đặt kỳ vọng hệ thống khi được ứng dụng sẽ giúp nâng cao năng xuất, giảm nhân công lao động, kiểm soát tốt chất lượng thành phẩm,…, và sớm “vỡ mộng” khi không thể đạt được mục đích của mình. Trên thực tế, không phần mềm hay giải pháp quản trị nào có thể giải quyết được bài toán này. Hệ thống chỉ đóng vai trò chiếu xạ hoạt động điều hành sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp trên nền tảng số, giúp hạn chế tối đa những sai sót, tổn thất về dữ liệu và thời gian nhập liệu.

Vậy nên, doanh nghiệp không nên coi phần mềm ERP, MES hay giải pháp Nhà máy thông minh là lời giải cho các vấn đề trong vận hành doanh nghiệp mà thay vào hãy xem xét lại về cách thức vận hành hiện đang có và hướng sắp xếp con người và công nghệ phù hợp với quy trình đó để đạt được kết quả tối ưu.

Đọc thêm: 4 yếu tố công nghệ cấu thành nhà máy sản xuất thông minh

Lợi ích thực sự của Giải pháp Nhà máy thông minh là gì?

Cần phải hiểu rằng, giải pháp Nhà máy thông minh không dừng lại ở một công nghệ, nó đóng vai trò mạng lưới thông tin minh bạch và thông suốt đối với mọi bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp. Với mô hình này những dữ liệu của nhà máy sản xuất sẽ được mang tới gần hơn với nhà quản trị và ở chiều ngược lại, tầng thực thi sản xuất nắm được thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời từ hệ thống quản trị kinh doanh. Như vậy, việc ứng dụng Giải pháp Nhà máy thông minh sẽ giúp triệt tiêu những vấn đề tồn đọng trong các hệ thống quản trị doanh nghiệp cũ như thông tin rời rạc, khó tích hợp, dữ liệu không được cập nhật đúng, đủ và kịp thời.

Vượt trên các vấn đề nội bộ doanh nghiệp, giải pháp Nhà máy thông minh còn cho phép tích hợp các thông tin từ bên ngoài như xu hướng phát triển của thị trường, dự báo nhu cầu của khách hàng,… để doanh nghiệp nắm bắt được bức tranh toàn cảnh nhất về tình hình thực tế doanh nghiệp. Đây sẽ là cơ ở vững chắc nhất, xác thực nhất để nhà quản lý biết được các vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải, từ đó đưa ra các quyết định chính xác để nâng cao năng xuất, giảm nhân công lao động, kiểm soát tốt chất lượng thành phẩm,… sẽ chỉ là hệ quả tất yếu.

Trong tương lai, các hệ thống Nhà máy thông minh sẽ được trang bị các tính năng AI, Machine Learning để hỗ trợ phân tích dữ liệu và đưa ra những cảnh báo hữu ích và có chiều sâu như dự báo bảo trì chủ động thiết bị, lập kế hoạch sản xuất phù hợp với năng lực của máy móc và tối ưu hóa năng lượng,… Lúc này, có thể coi hệ thống là một thực thể có khả năng vận động tương đói lập, không chỉ đóng vai trò ghi lại và sắp xếp dữ liệu vận hành doanh nghiệp chính xác, minh bạch, mà còn có thể tự định hướng và thậm chí tự chủ động thực hiện (!) được phương hướng khắc phục các vấn đề vận động nội tại trong quá trình sản xuất.

Kết

Cần phải khẳng định một lần nữa, việc chuyển dịch mô hình sản xuất sang mô hình Nhà máy thông minh là xu hướng tất yếu của các nhà công nghiệp trong kỉ nguyên công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, nếu nhà quản trị có được định hướng và điều chỉnh đúng đắn kì vọng của mình trước khi bắt đầu triển khai dự án thì quãng đường chinh phục mục tiêu sẽ ít chông gai hơn rất nhiều, đồng nghĩa với tỉ lệ thành công cũng cao hơn. Để được nhận tư vấn của chuyên gia, các bạn có thể liên hệ tới số Hotine của ITG: 0986.196.838

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng