bài Viết

5 Cách giảm chi phí sản xuất

18/06/2022

Chi phí sản xuất cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Khi nỗ lực sản xuất không tạo ra lợi nhuận như mong muốn, doanh nghiệp cần tìm cách để tiết kiệm các khoản chi phí. ITG Technology gợi ý đến doanh nghiệp 5 cách cắt giảm chi phí sản xuất. 

Cách giảm chi phí sản xuất

Nguyên nhân dẫn đến tăng chi phí sản xuất?

  • Quy trình thống kê thực hiện thủ công 

Thống kê sản xuất là hoạt động nhằm đưa ra báo cáo về số liệu cụ thể để phục vụ cho việc theo dõi sản xuất. Các số liệu này bao gồm: số lượng sản phẩm/bán thành phẩm được sản xuất ra, chất lượng sản phẩm (tỷ lệ lỗi, định mức tỷ lệ lỗi); năng lực sản xuất, bảng lương theo sản phẩm; theo dõi tiến độ sản xuất dựa trên: theo dõi đơn hàng, theo dõi kế hoạch; và hồ sơ chạy máy.

Việc thống kê sản xuất theo phương thức thủ công khiến doanh nghiệp không thể đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện hoạt động kinh doanh của mình theo thời gian thực, từ đó có những phương án sản xuất hiệu quả, kịp thời.

  • Số lượng sản phẩm NG cao

Trong sản xuất hàng hóa, mỗi khi nhắc tới NG hay hàng NG, ta hiểu đó là những sản phẩm không đạt chất lượng, bị lỗi, có vấn đề và được yêu cầu thu hồi hoặc bị trả lại. Khi số lượng sản phẩm NG trong một nhà máy quá cao, doanh nghiệp sẽ bị đội chi phí sản xuất do việc bồi thường hoặc sản xuất lại. 

Đọc thêm: NG và cách giảm NG trong sản xuất

  • Tồn kho lớn 

Hàng tồn kho quá thấp khiến doanh thu bị ảnh hưởng, tuy nhiên, nếu số lượng hàng tồn kho quá cao thì ngoài việc hàng hóa dự trữ lâu sẽ hư hỏng, hao hụt chất lượng gây khó khăn trong cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường thì một số các chi phí sau đây sẽ đội lên cao hơn như: Chi phí tồn trữ; Chi phí cho việc đáp ứng khách hàng; Chi phí cho sự phối hợp sản xuất; Chi phí về chất lượng của lô hàng lớn…

  • Sản xuất quá nhiều sản phẩm so với nhu cầu thực tế

Một bản kế hoạch sản xuất kém hiệu quả sẽ khiến dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp không thể chạy liên tục và kém ổn định. Điều này tạo ra nhiều phế liệu, phế phẩm và hao mòn điện năng lớn.

  • Máy móc thiết bị hoạt động chưa hết công suất do hỏng hóc

Khi máy móc, thiết bị hỏng hóc bộ phận như cảm biến và động cơ, dẫn tới việc phải thay thế hoặc sửa chữa. Điều này khiến doanh nghiệp gặp tình trạng Downtime (thời gian chết) ngoài kế hoạch, dẫn đến mất doanh thu là vô cùng lớn.

cách giảm lãng phí trong sản xuất

Khái niệm cắt giảm chi phí sản xuất

Cắt giảm chi phí là hàng loạt các biện pháp được sử dụng giúp doanh nghiệp cắt giảm lãng phí trong sản xuất, tức là tối thiểu giá trị đầu vào mà vẫn đạt được hiệu quả cao nhất.  

 Chi phí sản xuất quyết định giá thành sản phẩm và lợi nhuận. Cắt giảm chi phí giúp doanh nghiệp tạo thế cạnh tranh. Giảm chi phí hợp lý là tiền đề để Doanh nghiệp chuyển mình theo hướng mong đợi; tự tin tham gia các dự án có tiềm năng và hướng phát triển mũi nhọn. Lợi nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí.

Cách để cắt giảm chi phí sản xuất 

5 Cách giảm chi phí sản xuất

  • Sử dụng QR code hoặc IIoT để thống kê sản xuất theo thời gian thực 

Để khắc phục phương thức thống kê thủ công, doanh nghiệp có thể lựa chọn ứng dụng QR code/ IIoT. Ứng dụng này kết nối với phần mềm MES giúp doanh nghiệp theo dõi sản lượng sản xuất theo thời gian thực với các thông số như: thời gian dừng máy, thời gian bắt đầu và kết thúc, sản lượng sản xuất… từ đó loại bỏ hoàn toàn phương pháp thống kê theo cách thức thủ công, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí chi cho bộ phận thống kê thủ công.

  • Áp dụng Kaizen, 7QC Tool để tránh NG trong sản xuất

Để nâng cao chất lượng, giảm chi phí do hàng hóa bị lỗi (NG), doanh nghiệp có thể cân nhắc áp dụng hệ thống 7QC Tool vào hoạt động quản lý chất lượng. Công cụ này cho phép loại bỏ các khuyết tật của sản phẩm bằng cách chỉ ra các lỗi thường gặp trong sản xuất.

Kết hợp với 7QC Tool, các nhà máy nên triển khai Kaizen – phương pháp cải tiến liên tục để góp phần nâng cao chất lượng, giảm lãng phí trong sản xuất, từ đó giảm thiểu lỗi sai và hàng NG thông qua những cải tiến nhỏ nhưng có tính thường xuyên và liên tục.

Việc kết hợp hai phương án này giúp doanh nghiệp phát hiện các sai lỗi trong sản xuất hàng hóa, chủ động giảm thiểu rủi ro sản xuất hàng lỗi, đồng thời có những phương án tối ưu để xử lý hàng lỗi hiệu quả.

Với sự phát triển về công nghệ như hiện nay, các doanh nghiệp cũng có thể ứng dụng các giải pháp MES trong hoạt động quản lý chất lượng. Hệ thống 3S MES giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng do 3S MES tích hợp 7 QC Tools giúp phân tích các nguyên nhân lỗi sai dễ dàng hơn. Trên cơ sở đo đạc, phân tích, thống kê bằng bộ công cụ QC 7 Tools, 3S MES đưa ra những báo cáo chi tiết về số lượng NG và nguyên nhân gây ra sai sót. Từ đó, giúp người quản lý có những cải tiến chất lượng tốt nhất tới tay người tiêu dùng. Những dữ liệu như vậy đóng vai trò cùng quan trọng trong việc hỗ trợ truy xuất nguồn gốc xuyên suốt chuỗi cung ứng. 

Có tới 95% các vấn đề liên quan đến chất lượng trong nhà máy được giải quyết bằng bảy công cụ quản lý chất lượng (7 QC Tools) – Giáo sư Kaoru Ishikawa – Đại học Tokyo. Mời bạn đọc tải ebook 7 QC Tools – Thực hành ứng dụng trong quản lý chất lượng và chuyển đổi số doanh nghiệp để xác định các lỗ hổng / tắc nghẽn / các vấn đề chất lượng trong quy trình sản xuất từ đó có phương pháp cải tiến chất lượng hiệu quả.

  • Cân nhắc áp dụng JIT và phần mềm để theo dõi tồn kho 

Nhiều công ty lớn trên thế giới như Toyota, Apple, Motorola và Kellogg’s đã áp dụng Just In Time (JIT)một trong những nguyên tắc trụ cột của nền sản xuất hiện đại. Hàm ý của nguyên tắc JIT đó là: “Đúng sản phẩm – đúng số lượng – đúng nơi – đúng thời điểm”.

Cụ thể, các luồng nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa và sản phẩm được lưu hành trong quá trình sản xuất cũng như phân phối sẽ được thiết lập kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn cụ thể. Sao cho quy trình tiếp theo có thể được thực hiện ngay khi quy trình hiện thời chấm dứt. Điều này nhằm đảm bảo chuyền sản xuất sẽ luôn được duy trì liên tục. 

Điều này giúp cho tại các khu vực kho vận, mọi hàng hóa luôn sẵn sàng cho việc xuất kho (phục vụ việc sản xuất cũng như vận chuyển cho khách hàng). Từ đó, từng lô bán thành phẩm hay hàng hóa sẽ được phân bổ một cách khoa học theo quy trình sản xuất từng công đoạn. Điều này vừa giúp tăng diện tích kho bãi dự trữ, vừa đảm bảo hàng hóa luôn sẵn sàng. Giảm đầu tư vào hàng tồn kho cũng góp phần giải phóng dòng tiền cho các bộ phận khác của doanh nghiệp. 

Nói tóm lại, ứng dụng nguyên tắc JIT trong quản lý kho và trong sản xuất có chung các nguyên tắc cơ bản – chỉ sản xuất hoặc nhận sản phẩm vào thời điểm cần thiết. Bên cạnh đó, nó giúp doanh nghiệp thiết lập những lô hàng nhỏ, nhờ vậy, việc lưu trữ trong khu vực kho rộng lớn cũng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, chỉ JIT thôi chưa đủ, doanh nghiệp cần kết hợp đồng bộ nhiều nguyên tắc khác như: sản phẩm phải được chuyển theo quy trình sản xuất, nhà máy có khả năng kiểm tra lỗi ngay trên chuyền sản xuất cũng như bình chuẩn hóa việc phân bổ công việc đều mỗi ngày…

Việc ứng dụng phần mềm quản lý kho như 3S iWAREHOUSE là giải pháp vận hành kho 4.0 giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả các quy trình, tiết kiệm 80% thời gian nhập, xuất, kiểm kê kho, hạn chế tối đa tình trạng thất thoát trong quá trình xuất nhập kho. Ứng dụng 3S iWAREHOUSE giúp doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quát về tình hình và hoạt động của kho hàng trong thời gian thực; kiểm soát nhân viên kho; hỗ trợ việc lập kế hoạch mua hàng cho nhà quản trị. Phần mềm 3S iWAREHOUSE khi được cài đặt trên máy Handy Terminal – loại máy quét mã nhỏ gọn cầm tay sẽ giúp tự động nhập/xuất/kiểm kê kho chỉ với một thao tác quét mã QR code.

Một số những ưu điểm nổi bật của hệ thống 3S iWAREHOUSE:

  • Tự động tạo phiếu nhập/ xuất kho với 1 thao tác quét QR code/ barcode
  • Thiết lập layout kho giúp quản lý kho theo vị trí của sản phẩm trong kho từ đó tiết kiệm thời gian tìm kiếm trong kho.
  • Phần mềm cho phép quản lý hàng hoá theo nguyên tắc FIFO, LIFO
  • Cho phép kiểm kê kho chỉ với 1 thao tác scan mã QR Code/ Bar Code
  • Hệ thống cung cấp báo cáo/phân tích theo nhiều chiều thông tin cho lãnh đạo/ quản lý.

Mời bạn đọc tìm hiểu sâu hơn về giải pháp quản lý kho thông minh3S iWAREHOUSE tại đây

  • Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch sản xuất

Ngày nay với các yêu cầu khắt khe về mặt thời gian của khách hàng, doanh nghiệp không có nhiều thời gian để lên kế hoạch, sản xuất và giao hàng. Đặc biệt với những doanh nghiệp vừa và lớn, hoạt động sản xuất cho nhiều khách hàng trong và ngoài nước, thì yêu cầu về thời gian hoàn thành sản phẩm đúng kế hoạch là điều rất cần thiết. Do đó, triển khai các giải pháp công nghệ vào trong các khu vực nhà máy nhằm hỗ trợ xây dựng bản kế hoạch sản xuất là xu hướng tất yếu mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. 

Theo đó, doanh nghiệp có thể triển khai hệ thống thực thi điều hành sản xuất – Manufacturing Execution System (MES) là một hệ thống thông tin kết nối, giám sát và kiểm soát các hệ thống sản xuất và luồng dữ liệu phức tạp tại nhà máy. MES được triển khai tại các khu vực nhà xưởng nhằm cung cấp thông tin đến đội ngũ quản lý sản xuất, quản lý chất lượng và công nhân vận hành máy.

Các tác vụ nổi bật của MES cần phải kể đến là: báo cáo tiến độ, truy cập hướng dẫn công việc và tương tác với các hệ thống truy xuất nguồn gốc và chất lượng. MES thúc đẩy quá trình kiểm tra sản phẩm, thu thập dữ liệu, tối ưu hóa nguồn lực và quản lý chất lượng trong nhà máy một cách trực tiếp và theo thời gian thực. Ngoài ra, với sự trợ giúp đắc lực của MES, công nhân trong nhà máy có thể dễ dàng nhìn thấy các thông tin quan trọng như hướng dẫn, lịch trình, dữ liệu chất lượng, tình trạng hàng tồn kho và thay đổi nhu cầu.

Đọc thêm: Tìm hiểu phương pháp lập kế hoạch sản xuất nhanh chóng, hiệu quả

  • Lên kế hoạch  bảo trì máy móc, thiết bị 

Một bản kế hoạch bảo trì sản xuất cần bao gồm: thông tin chi tiết về máy móc, thiết bị; Hỗ trợ lập kế hoạch bảo trì bảo dưỡng thiết bị máy móc trong nhà máy; Lên lịch bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị; Ghi nhận và theo dõi nhân lực, và chi phí của vật tư bảo trì; Theo dõi thời gian thực hiện công việc, thời gian đáp ứng, thời gian dừng máy, và các số liệu khác….

Kế hoạch bảo trì tốt giúp doanh nghiệp:

  • Kéo dài tuổi thọ của tài sản:
  • Giảm các sự cố gián đoạn sản xuất:
  • Cải thiện an toàn trong môi trường làm việc
  • Tăng sự hài lòng của khách hàng
  • Tăng sự hài lòng của khách hàng

Tìm hiểu thêm về các phương pháp bảo trì công nghiệp Tại đây

Giải pháp công nghệ giúp giảm chi phí sản xuất trong nhà máy một cách toàn diện

Trang bị công nghệ sản xuất hiện đại sẽ cần một khoản đầu tư của doanh nghiệp trong thời gian đầu. Cùng với đó, việc ứng dụng công nghệ để phục vụ cho quá trình sản xuất cũng giúp nâng cao năng suất, giảm các chi phí liên quan đến nhân công, nguyên liệu…

Trong số các phần mềm công nghệ nổi bật trên thị trường, giải pháp Nhà máy thông minh 3S iFACTORY được nhiều doanh nghiệp lựa chọn như một chiến lược quan trọng để tối ưu chi phí sản xuất – nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế. 

Giải pháp nhà máy thông minh 3S iFACTORY là bộ giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho ngành sản xuất, có sự kết hợp giữa tầng IT/OT, giúp các doanh nghiệp trong ngành cơ khí chuyển đổi để dẫn đầu thông qua tối ưu 4 yếu tố S-Q-C-D (Tốc độ mở rộng – Chất lượng – Chi phí – Tiến độ). 3S iFACTORY được kiến trúc theo tiêu chuẩn ISA-95 quốc tế với 4 tầng hệ thống. Đó là 3S IIoT Platform (Hệ thống kết nối – tự động hóa sản xuất, 3S MES (Hệ thống điều hành – thực thi sản xuất), 3S ERP (Hệ thống hoạch định nguồn lực tổng thể), và 3S Business Hub (Hệ thống báo cáo thông minh).

kien truc giai phap nha may thong minh - 5 Cách giảm chi phí sản xuất

Hệ thống 3S iFACTORY giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí sản xuất bằng cách:

  • Chuẩn hóa quy trình quản lý sản xuất
  • Giúp các bộ phận phối hợp với nhau nhịp nhàng, xuyên suốt, nhanh chóng, giảm thiểu sai sót và tình trạng đứt gãy thông tin giữa các phòng ban. 
  • Tiết kiệm thời gian nhập/xuất/kiểm kê kho
  • Khả năng dự đoán, cảnh báo và truy xuất nguồn gốc của nhà máy thông minh sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện sự cố bất thường và nâng cao quy trình quản lý chất lượng từ đó giảm chi phí do hàng lỗi phải trả lại
  • 3S iFACTORY hỗ trợ kiểm soát chặt chẽ tình trạng vận hành trang thiết bị, từ đó xây dựng kế hoạch bảo trì phù hợp, giúp doanh nghiệp chủ động nguồn lực sản xuất
  • Rút ngắn thời gian lập báo cáo của phòng ban, lãnh đạo có thể nhìn nhận hoạt động của doanhn nghiệp theo thời gian thực

Chi phí sản xuất là một trong những yếu tố quyết định đến lợi nhuận và giá thành sản phẩm. Việc cắt giảm chi phí có thể làm tăng lợi nhuậngiảm được giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, tối ưu chi phí còn giúp doanh nghiệp tập trung vào những mũi nhọn tiềm năng tương lai, là chất xúc tác để mỗi đơn vị chuyển mình theo hướng mong đợi.

Hy vọng bài viết giúp doanh nghiệp có 5 cách để cắt giảm chi phí sản xuất nhiên, cắt giảm chi phí trong doanh nghiệp không chỉ đơn giản là việc phải “thắt lưng buộc bụng” trong thời kỳ khó khăn, hay tăng lợi nhuận trong ngắn hạn, mà chính là xây dựng một chiến lược tổng thể cho sự phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh thật sự của doanh nghiệp. Để được hỗ trợ chiến lược quản trị hiệu quả, doanh nghiệp hãy liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi qua số hotline: 092.6886.855  Cách giảm chi phí sản xuất

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng