Quản lý chất lượng toàn diện hiệu quả với phần mềm quản lý sản xuất
Phần mềm quản lý sản xuất là giải pháp cho phép nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng toàn diện, từ đó doanh nghiệp có thể gia tăng năng suất và hiệu quả chung trong hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Quản lý chất lượng toàn diện – TQM là gì?
Quản lý chất lượng toàn diện (TQM) là cách tiếp cận về quản lý chất lượng ở mọi công đoạn nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả chung của doanh nghiệp hay của tổ chức. Đây là quá trình liên tục phát hiện và giảm hoặc loại bỏ các lỗi trong sản xuất, tinh giản quá trình quản lý chuỗi cung ứng, cải thiện trải nghiệm của khách hàng và đảm bảo nhân viên trong doanh nghiệp luôn luôn được đào tạo thường xuyên. Các đặc trưng của mô hình TQM đó là:
- Nhận thức: Phải hiểu rõ những khái niệm, những nguyên tắc quản lý chung, xác định rõ vai trò, vị trí của TQM trong doanh nghiệp.
- Cam kết: Sự cam kết của lãnh đạo, các cấp quản lý và toàn thể nhân viên trong việc bền bỉ theo đuổi các chương trình và mục tiêu về chất lượng, biến chúng thành cái thiêng liêng nhất của mỗi người khi nghĩ đến công việc.
- Đo lường: Đánh giá về mặt định lượng những cải tiến, hoàn thiện chất lượng cũng như những chi phí do những hoạt động không chất lượng gây ra.
- Hoạch định chất lượng: Thiết lập các mục tiêu, yêu cầu về chất lượng, các yêu cầu về áp dụng các yếu tố của hệ thống chất lượng.
- Hệ thống quản lý chất lượng: Xây dựng chính sách chất lượng, các phương pháp, thủ tục và quy trình để quản lý các quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Đọc thêm: 7 công cụ quản lý chất lượng (7QC) và lợi ích cho doanh nghiệp ?
Các lợi ích từ phương pháp TQM là gì?
Từ việc tập trung vào những mong muốn của khách hàng, các quy trình cải tiến liên tục, đưa ra các quyết định dựa vào các số liệu thu được hoặc từ kinh nghiệm các các nhân viên , doanh nghiệp có thể tạo ra những lợi thế ưu việt so với đối thủ cạnh tranh của mình. Ngoài ra, triển khai mô hình TQM một cách hiệu quả còn cho phép doanh nghiệp đạt được những lợi thế sau:
- Gia tăng sự hài lòng và tín nhiệm của khách hàng;
- Tiết kiệm chi phí;
- Tăng năng suất làm việc của nhân viên;
- Tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp;
- Cải thiện các quy trình sẵn có trong doanh nghiệp;;
- Thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên;
- Xây dựng môi trường làm việc tích cực;
Cách phần mềm quản lý sản xuất nâng cao hiệu quả mô hình TQM
Trước xu thế của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, sản xuất thông minh đã và đang chứng minh được tính ưu việt với máy tính điều khiển, cảm biến, công nghệ thông tin, động cơ thông minh, phần mềm quản lý sản xuất, xử lý tất cả các giai đoạn hoặc hoạt động cụ thể của quy trình sản xuất,… Cùng với sự kết hợp giữa con người và tích hợp các mô hình quản lý có thể thúc đẩy quản lý toàn doanh nghiệp mà qua đó mỗi nhà máy có thể nâng cao chất lượng toàn diện, giảm thiểu thời gian giao hàng và gia tăng lợi nhuận đem lại.
Trong đó, phần mềm quản lý sản xuất là giải pháp nhằm đáp ứng toàn diện nhu cầu quản trị sản xuất tại mỗi nhà máy của doanh nghiệp. Đây là công cụ quản lý trung tâm, đảm bảo sự vận hành có hiệu quả của mỗi doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất. Phần mềm quản lý sản xuất cho phép nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng toàn diện thông qua các khả năng sau:
- Kết nối thông tin: Hệ thống quản lý sản xuất tạo ra và cung cấp một quy trình quản trị hiệu quả với khả năng nhận phản hồi và yêu cầu phản ứng trong thời gian thực, cung cấp thông tin tại một nguồn duy nhất. Điều này cho phép mỗi nhà máy có thể vận hành và quản lý quản lý có hiệu quả mọi giai đoạn công việc trên cơ sở sử dụng vòng quản lý P-D-C-A ( kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, hành động) nhờ vào việc xây dựng một luồng thông tin dữ liệu nhanh chóng, chính xác, tức thời.
- Sử dụng tối ưu các nguồn lực: Hệ thống quản trị sản xuất hỗ trợ Giám đốc phân xưởng quản lý và đánh giá chi tiết năng lực sản xuất của từng phân xưởng, tổ đội và dây chuyền sản xuất. Từ đó phân bổ nguồn lực công nhân sản xuất và điều phối lệnh sản xuất xuống các phân xưởng trong nhà máy. Ngoài ra, phần mềm quản lý sản xuất cho phép theo dõi trạng thái hoạt động của máy móc theo thời gian thực, hỗ trợ thu thập thông tin, phân tích và đánh giá các chỉ số vận hành thiết bị sản xuất và tính toán hiệu suất tổng thể. Từ đó doanh nghiệp có thể chủ động trong việc xây dựng kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, tránh tối đa các sự cố đột ngột của máy móc. Với sự tham gia từ mọi nguồn lực trong nhà máy sẽ giúp quản lý chất lượng toàn diện đạt hiệu quả cao hơn.
- Kiểm soát chất lượng sản phẩm: Bảng điều khiển trung tâm cho phép hiển thị cảnh báo tức thời các vấn đề bất thường trong quá trình sản xuất. Từ đó kiểm soát tốt chất lượng hàng hóa theo các tiêu chuẩn ngay trên từng công đoạn vận hành. Ngoài ra, giải pháp được xây dựng tính năng báo cáo tỷ lệ và nguyên nhân lỗi hỏng, từ đó giảm sai sót trong hoạt động sản xuất.
- Phản ứng nhanh, chính xác: Trong mô hình nhà máy thông minh, tầng quản lý sản xuất có thể thu thập dữ liệu về sản xuất và tình trạng thiết bị một cách đầy đủ và nhanh chóng thông qua tầng kết nối thiết bị và tầng IIoT. Từ đây doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả công tác điều hành sản xuất và giám sát thiết bị cũng như có khả năng tiếp nhận và phản hồi theo thời gian thực để nhanh chóng xác định và giải quyết các vấn đề xuất hiện trong quy trình sản xuất.
Sản xuất thông minh buộc mỗi doanh nghiệp phải chuyển mình để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong đó, quản lý chất lượng đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả sản xuất. Do đó, trang bị những công cụ tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng trong nhà máy theo cách toàn diện trở thành bí quyết gia tăng sức mạnh của mỗi công ty.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline để được tư vấn về giải pháp quản lý sản xuất hàng đầu hiện nay: 092.6886.855
Đọc thêm: Cách giải pháp quản lý sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm trong nhà máy