Hướng dẫn áp dụng 5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell

5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell là mô hình phát triển kỹ năng lãnh đạo nổi tiếng thế giới, “kim chỉ nam” giúp các nhà lãnh đạo nâng tầm ảnh hưởng và xây dựng đội ngũ vững mạnh cho doanh nghiệp. Bài viết này sẽ chia sẻ nội dung chi tiết về 5 cấp độ lãnh đạo trong mô hình John Maxwell và cách áp dụng hiệu quả!

Đôi nét về John Maxwell – “cha đẻ” của mô hình 5 cấp độ lãnh đạo

Tiến sĩ John C. Maxwell là chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực đào tạo lãnh đạo. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã dẫn dắt hơn 6 triệu nhà lãnh đạo trên toàn thế giới, viết hơn 100 đầu sách và trở thành tác giả có sách bán chạy nhất của New York Times với hơn 30 triệu bản được tiêu thụ.

5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell

John C. Maxwell là người phát minh ra mô hình 5 cấp độ lãnh đạo

Danh tiếng của John Maxwell được khẳng định qua hàng loạt giải thưởng danh giá như: Nhà lãnh đạo Doanh nghiệp số 1 do Hiệp hội Quản lý Mỹ (AMA) bình chọn, Chuyên gia Lãnh đạo Ảnh hưởng Nhất Thế giới do Tạp chí Inc. vinh danh (2014)…

Mô hình 5 cấp độ lãnh đạo được John Maxwell trình bày lần đầu tiên trong cuốn sách nổi tiếng “The 5 Levels of Leadership”, đúc kết từ những quan sát và kinh nghiệm thực tế của ông trong việc dẫn dắt các tổ chức, nhà lãnh đạo. Đối với ông, lãnh đạo không chỉ gói gọn ở một chức danh, vị trí trong tổ chức mà là việc kết nối, tạo dựng các mối quan hệ và mang lại ảnh hưởng tích cực đến những người xung quanh.

“Lãnh đạo giỏi không phải là việc thăng tiến bản thân. Mà là việc thăng tiến nhóm của bạn.” – John C. Maxwell

Xem thêm: 14 Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp của Henri Fayol – Cha đẻ của lý thuyết quản lý hiện đại

5 Cấp độ lãnh đạo của John Maxwell gồm những gì?

5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell được xây dựng theo dạng kim tự tháp, mỗi cấp độ là nền tảng vững chắc cho cấp độ tiếp theo. Không giống các lý thuyết khô khan, mô hình này tập trung vào hành động cụ thể và kết quả đo lường được. Đây được xem là công cụ hữu ích giúp các nhà lãnh đạo và quản lý có thể tự đánh giá năng lực lãnh đạo của bản thân, đồng thời, xây dựng lộ trình rõ ràng để phát triển bản thân và đội nhóm của mình.

5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell

Mô hình 5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell

Cấp độ 1 – Chức vụ (Position)

Ở cấp độ đầu tiên, vai trò của người lãnh đạo  được thể hiện dựa trên quyền lực được trao từ vị trí công việc. Đây được xem là cấp độ dễ đạt được nhất và có mức ảnh hưởng thấp nhất trong 5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell, bởi quyền lực đến từ cơ cấu tổ chức chứ không phải từ sự tín nhiệm cá nhân.

Tại cấp độ này, nhân viên phải thực hiện công việc theo yêu cầu của cấp trên do quy định, chính sách, cơ chế phân chia cấp bậc và quyền hạn trong tổ chức. Nhà lãnh đạo chưa tạo được ảnh hưởng đáng kể, vì vậy, nhân viên thường chỉ thực hiện công việc theo đúng khuôn khổ được phân công mà thiếu đi sự chủ động, tự nguyện.

Tuy nhiên, các nhà quản lý cũng không nên xem nhẹ giai đoạn này. Đây là bước nền để nhà lãnh đạo học cách điều hành, phân công nhiệm vụ và xác lập ranh giới công việc. 

Để hoàn thành tốt cấp độ 1, nhà lãnh đạo cần:

  • Hiểu rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình 
  • Liên tục học hỏi, nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm (lắng nghe, giao tiếp, xây dựng quan hệ…)
  • Đặt mục tiêu, định hướng công việc rõ ràng cho nhân viên tại từng giai đoạn

Cấp độ 2 – Quyền hạn (Permission)

Các nhà lãnh đạo đạt được cấp độ 2 khi xây dựng được lòng tin và sự tôn trọng của nhân viên. Bằng sức ảnh hưởng của mình, nhà lãnh đạo có thể truyền cảm hứng và tạo động lực, giúp cấp dưới thực hiện công việc chủ động hơn. Điều này hoàn toàn xuất phát từ sự tự nguyện, không vì áp lực cấp bậc mà bởi họ tin tưởng và muốn được dẫn dắt bởi người lãnh đạo.

Ở cấp độ này, nhà lãnh đạo cần hiểu rằng hiệu suất không nên đến từ sự cưỡng ép. Một môi trường làm việc tích cực, nơi mọi người cảm thấy được trân trọng và lắng nghe, sẽ thúc đẩy sự hợp tác và gắn kết lâu dài. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng quan hệ tốt không có nghĩa là bỏ qua kỳ vọng hiệu suất. Đôi khi, những mối quan hệ thân thiết có thể khiến ranh giới công việc bị mờ nhạt nếu người lãnh đạo không giữ được sự cân bằng.

Để phát triển ở cấp độ này, nhà lãnh đạo cần:

  • Chủ động lắng nghe phản hồi, nhu cầu và mong muốn của từng nhân viên
  • Khuyến khích sự cởi mở, sáng tạo trong tổ chức, tạo điều kiện để nhân viên chia sẻ các sáng kiến mới
  • Tổ chức những hoạt động như teambuilding, mentoring cá nhân hoặc đối thoại định kỳ để kết nối các thành viên trong đội nhóm, đồng thời củng cố vị trí lãnh đạo dựa trên niềm tin của nhân viên

Cấp độ 3 – Kết quả (Production)

Ở cấp độ thứ ba trong 5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell, kết quả sẽ trở thành minh chứng thể hiện năng lực của nhà lãnh đạo. Những nhà lãnh đạo ở cấp độ này thường là người giao tiếp xuất sắc, biết đặt mục tiêu rõ ràng và không ngại chịu trách nhiệm. Họ khiến nhân viên tôn trọng và nghe theo vì tin rằng lãnh đạo có thể tạo ra giá trị thực tế và dẫn dắt tổ chức đi đúng hướng.

Tuy nhiên, cạm bẫy lớn nhất của cấp độ này là “chạy theo hiệu suất mà quên đi con người”. Nếu quá tập trung vào kết quả cụ thể cần đạt được mà bỏ quên sự phát triển nhân sự, nhà lãnh đạo có thể đánh mất nguồn lực dài hạn. Vì vậy, hãy học cách kết hợp giữa định hướng mục tiêu (OKR/KPI) với sự khích lệ tinh thần và sự minh bạch trong quản trị.

Để phát triển đến cấp độ 3, nhà lãnh đạo cần:

  • Có khả năng truyền cảm hứng và xây dựng các mối quan hệ tốt
  • Đặt ra các mục tiêu rõ ràng, cụ thể, đo lường được và điều hành đội nhóm hiệu quả để đạt dược những mục tiêu đó
  • Tạo động lực cho nhân viên qua việc đánh giá, khen thưởng thành tích nổi bật

Cấp độ 4 – Phát triển con người (People development)

Cấp độ 4 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong hành trình lãnh đạo. Nhà lãnh đạo thay vì tập trung vào phát triển bản thân sẽ chuyển sang phát triển năng lực của đội ngũ nhân sự.

Tại đây, nhà lãnh đạo sẽ giữ vai trò là “người huấn luyện”, đánh thức tiềm năng trong mỗi nhân viên và giúp họ khai phá những năng lực mà đôi khi chính họ cũng chưa ý thức được. Để làm được điều đó, nhà lãnh đạo có thể áp dụng quy trình 5 bước dưới đây:

  • Bước 1 – Làm mẫu: Lãnh đạo thực hiện công việc và mô tả quy trình cho nhân viên
  • Bước 2 – Thực hành: Thực hiện công việc và yêu cầu nhân viên tham gia cùng
  • Bước 3 – Huấn luyện: Hướng dẫn chi tiết quy trình thực hiện cho nhân viên
  • Bước 4 – Tự thực hành: Yêu cầu nhân viên tự thực hiện công việc theo các hướng dẫn trước đó
  • Bước 5 – Giảng dạy: Nhân viên vận dụng các kỹ năng đã học vào công việc 

Lãnh đạo ở cấp độ 4 cần hiểu rằng thành công của cả đội nhóm chính là thành công của cá nhân. Khi mọi người trong tổ chức phát triển, toàn bộ tổ chức cũng phát triển theo.

Việc phát triển từ cấp độ 3 lên cấp độ 4 đòi hỏi nhà lãnh đạo cần:

  • Có tinh thần trách nhiệm, nỗ lực làm gương cho mọi người
  • Sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức cho nhân viên
  • Dành thời gian và công sức đào tạo cấp dưới và trao quyền cho họ
  • Đảm bảo sự công bằng, minh bạch trong mọi quyết định
  • Đề bạt các cá nhân xứng đáng
  • Hoạch định mục tiêu và kế hoạch dài hạn cho sự phát triển của tập thể

Cấp độ 5 – Đỉnh cao (Pinnacle)

Trở thành nhà lãnh đạo cấp độ 5 là điều rất ít người đạt được, bởi tầm ảnh hưởng của những người này vượt xa khỏi biên giới tổ chức, có thể ảnh hưởng đến cả ngành, thậm chí cả xã hội.

Những nhà lãnh đạo ở cấp độ này được xem là “bậc thầy” tạo ra những thế hệ lãnh đạo kế thừa xuất sắc. Họ là người kiến tạo văn hóa, là tấm gương cho thế hệ kế thừa và là nhân tố thúc đẩy những thay đổi bền vững. Chính bởi vậy, dù đi đến đâu, những nhà lãnh đạo này cũng có thể tạo ra giá trị to lớn, giúp nơi đó trở thành nơi làm việc xuất sắc.

Là cấp độ “đỉnh cao” trong 5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell nên nhà lãnh đạo để đạt được cấp độ này cần nỗ lực không ngừng nghỉ và kiên trì theo đuổi mục tiêu trong một thời gian dài. 

Những điều mà nhà lãnh đạo cần lưu ý nếu muốn đạt và duy trì được cấp độ 5:

  • Không ngững nỗ lực đổi mới và nâng cấp bản thân
  • Trao quyền cho cấp dưới để họ tự tin đưa ra quyết định khi cần thiết
  • Nâng cao năng suất của đội nhóm, giúp tập thể gặt hái được thành công
  • Mở rộng tầm ảnh hưởng ra ngoài phạm vi tổ chức
  • Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của bản thân lên các nền tảng cộng đồng, viết sách, xuất hiện tại các buổi hội thảo chuyên môn

Xem thêm: 5 Chức năng quản trị doanh nghiệp cơ bản & Ứng dụng quản trị trong thời đại số

Cách xác định cấp độ lãnh đạo của bản thân

Để biết bản thân đang ở cấp độ nào trong 5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell, trước tiên, nhà lãnh đạo cần xác định mức độ ảnh hưởng của mình trong tổ chức. Bạn có thể tự đánh giá dựa trên những đặc điểm dưới đây:

5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell

Cách xác định cấp độ lãnh đạo

Cấp độ 1 –  Lãnh đạo theo chức vụ: Thường là những người mới thăng tiến lên vị trí lãnh đạo, chưa tạo được nhiều ảnh hưởng tới người khác và chủ yếu quản lý nhân viên dựa trên các quy tắc của công ty.

Cấp độ 2 – Lãnh đạo theo quyền hạn: Tầm ảnh hưởng của nhà lãnh đạo trở nên rõ rệt hơn. Bạn không chỉ nhận được sự ủng hộ của nhân viên mà còn có khả năng tạo động lực giúp họ phát triển. Tuy nhiên, việc sử dụng quyền hạn vẫn là cần thiết để thúc đẩy hiệu suất làm việc.

Cấp độ 3 – Lãnh đạo có khả năng: Lãnh đạo có khả năng điều hành đội nhóm để mang lại những thành tựu và kết quả cụ thể cho tổ chức. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo cũng cần có khả năng truyền cảm hứng và xây dựng mối quan hệ tốt giữa các cá nhân trong tổ chức

Cấp độ 4 – Nhà lãnh đạo phát triển: Khai phá tiềm năng của từng cá nhân, đào tạo và trao quyền cho họ để tạo ra thế hệ lãnh đạo kế thừa cho tổ chức

Cấp độ 5 – Đỉnh cao lãnh đạo: Nhà lãnh đạo tạo ra ảnh hưởng lớn vượt ngoài phạm vi của tổ chức, được mọi người tôn trọng và ngưỡng mộ. Ở cấp độ này, nhà lãnh đạo chính là người tạo ra những thế hệ lãnh đạo tiếp theo.

Dù ở cấp độ nào, nhà lãnh đạo cũng cần không ngừng học hỏi, rèn luyện và phát triển bản thân để vươn tới những cấp độ cao hơn, mang lại giá trị bền vững cho tổ chức và những người xung quanh.

Xem thêm: 5 quy tắc vàng giúp quản trị doanh nghiệp hiệu quả

Đâu là những phẩm chất cần để trở thành nhà lãnh đạo cấp độ 5?

Để đạt tới cấp độ 5 trong tháp John Maxwell, nhà lãnh đạo·không chỉ cần tích lũy kinh nghiệm trong thời gian dài mà còn phải phát triển những phẩm chất nền tảng vững chắc như:

5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell

6 Phẩm chất nhà lãnh đạo cấp 5 cần có

Ý chí kiên định

Đây là phẩm chất cần có để người lãnh đạo kiên trì theo đuổi mục tiêu dài hạn đã đặt ra, mà không bị dao động bởi thành công ngắn hạn hay những biến động nhất thời. Bằng ý chí nội lực mạnh mẽ, nhà lãnh đạo sẽ không bỏ cuộc trước bất kỳ thách thức nào, luôn học hỏi từ thất bại và không ngừng nâng cấp tư duy lãnh đạo của bản thân.

Có tầm nhìn

Nhà lãnh đạo xuất sắc là người sở hữu tầm nhìn lớn. Họ không chỉ cần nắm được bức tranh toàn cảnh của tổ chức mà còn phải vạch ra những mục tiêu cần đạt được trong tương lai và chia sẻ tầm nhìn của mình với những người xung quanh. Điều này sẽ giúp nhân viên hiểu rõ ý nghĩa của các công việc đang thực hiện và thúc đẩy hoàn thành tốt công việc.

Truyền cảm hứng

Một trong những phẩm chất quan trọng nhất của nhà lãnh đạo cấp độ 5 là khả năng truyền cảm hứng cho những người xung quanh. Điều này đòi hỏi nhà lãnh đạo phải luôn hiện diện một cách tích cực, liên tục thúc đẩy các thành viên trong nhóm duy trì động lực và sự cam kết với công việc của họ.

Trách nhiệm

Một nhà lãnh đạo tốt không thể thiếu đi tinh thần trách nhiệm. Đây là phẩm chất nền tảng, thôi thúc người làm lãnh đạo hoàn thành nhiệm vụ của mình, đồng thời, chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi quyết định và hành động đưa ra, dù là thành công hay thất bại. 

Nhà lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao sẽ xây dựng được lòng tin vững chắc từ đội ngũ, tạo ra một môi trường làm việc minh bạch và đáng tin cậy. Chính tinh thần này là động lực để nhà lãnh đạo luôn nỗ lực tìm giải pháp, vượt qua khó khăn và dẫn dắt tổ chức đi đúng hướng.

Tinh thần đổi mới sáng tạo

Để chạm đến cấp độ cao nhất trong 5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell, tinh thần liên tục học hỏi và đổi mới sáng tạo là một phẩm chất không thể thiếu. Một nhà lãnh đạo vĩ đại luôn khao khát tiếp thu kiến thức mới, sẵn sàng thách thức lối mòn và tìm tòi những phương pháp đột phá. Tinh thần này sẽ giúp họ không ngừng thích nghi với sự thay đổi, dẫn dắt tổ chức vượt lên trước thời đại và truyền cảm hứng cho toàn bộ đội ngũ cùng kiến tạo tương lai.

Sự đồng cảm

Sự đồng cảm là một phẩm chất cực kỳ quan trọng đối với các nhà lãnh đạo ở cấp độ 5 trong mô hình John Maxwell. Ở đỉnh cao của nghệ thuật lãnh đạo, khả năng thấu hiểu sâu sắc cảm xúc, động lực và cả những khó khăn của người khác giúp nhà lãnh đạo xây dựng mối quan hệ bền chặt, truyền cảm hứng và dẫn dắt đội ngũ một cách hiệu quả. 

Khi có sự đồng cảm, nhà lãnh đạo không chỉ được kính trọng mà còn có thể khơi dậy tiềm năng, tạo ra một môi trường mà mọi người cảm thấy được trân trọng và muốn cống hiến hết mình.

3S ERP – Giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện cho nhà lãnh đạo hiện đại

Để quản lý đội ngũ hiệu quả và ra quyết định chính xác, nhà lãnh đạo cần có dữ liệu toàn cảnh về mọi hoạt động trong tổ chức. Điều này không thể đạt được nếu chỉ sử dụng các phần mềm quản lý rời rạc. Hiểu được điều đó, ITG đã nghiên cứu và phát triển phần mềm 3S ERP.

Đây là phần mềm ERP được thiết kế chuyên sâu theo yêu cầu người dùng, có khả năng kết nối toàn bộ quy trình tác nghiệp lõi từ tài chính kế toán, mua hàng, bán hàng, đến kho, sản xuất… giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng thể về mọi hoạt động vận hành trong doanh nghiệp, từ đó, ra quyết định sắp xếp, tối ưu các nguồn lực chính xác hơn.

Tìm hiểu giải pháp 3S ERP

Sở hữu 6 module chức năng lõi theo chuẩn quốc tế, có tính liên kết và kế thừa dữ liệu cao cùng 3 module chức năng mở rộng có thể tích hợp dễ dàng vào hệ thống sẵn có của doanh nghiệp, 3S ERP chính là giải pháp toàn diện giúp thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng và mở rộng.

Hiện nay phần mềm 3S ERP đã được triển khai cho nhiều doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp thuộc top VNR500 như: Traphaco CNC, Kim Sen, Aristino, APP,… và doanh nghiệp FDI của Nhật Bản, Hàn Quốc như: TDV, Meijitsu, Rhythm, Meiko, Sumitomo Rubber, Fukoku, Goshi Thăng Long, Matsuo Industries,…

Hiểu và vận dụng 5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell là cách để các nhà quản lý nâng tầm bản thân không chỉ trong công việc mà cả trong cuộc sống. Mỗi cấp độ là một bước tiến quan trọng trong hành trình trở thành một nhà lãnh đạo thực thụ. Dù đang ở vị trí nào, bạn đều có thể bắt đầu từ cấp độ phù hợp và từng bước phát triển lên cao hơn. Hãy bắt đầu hành trình của bạn ngay hôm nay. Xác định cấp độ hiện tại, đặt mục tiêu cho cấp độ tiếp theo, và từng bước nâng tầm khả năng lãnh đạo của mình. Thành công đang chờ đợi những ai dám hành động!

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng