bài Viết

4 yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến chi phí triển khai ERP

06/07/2020

Chi phí khi triển khai phần mềm ERP là yếu tố nhiều doanh nghiệp cân nhắc khi lựa chọn triển khai giải pháp. Cùng tìm hiểu 4 yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến chi phí triển khai ERP trong bài viết dưới đây:

chi phí triển khai ERP

Chi phí triển khai phần mềm ERP là yếu tố được nhiều doanh nghiệp cân nhắc khi lựa chọn triển khai giải pháp

Đọc thêm: Tìm hiểu nhân viên kế hoạch sản xuất

Lợi ích không thể bỏ qua khi ứng dụng ERP

ERP được viết tắt bởi Enterprise Resource Planning – được hiểu là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Hiểu đơn giản thì phần mềm ERP là được dùng để quản lý mọi hoạt động trong doanh nghiệp hay tổ chức. Dưới đây là những lợi ích khi doanh nghiệp ứng dụng ERP:

  • Khả năng tích hợp: Phần mềm ERP (ERP system) hoạt động như một trung tâm cho tất cả các thông tin quan trọng mà doanh nghiệp và các phòng ban cần để duy trì các hoạt động và hoạt động kinh doanh hàng ngày. Tất cả thông tin sẽ được lưu trữ tại một phần mềm để giữ cho dữ liệu nhất quán, chính xác và duy nhất. ERP cập nhật dữ liệu theo thời gian thực, điều này cải thiện độ chính xác dữ liệu của bạn, loại bỏ các lỗi kinh doanh tiềm ẩn với dữ liệu và phân tích sai.
  • Tăng cường sự phối kết hợp phòng ban: Thật khó khăn trong liên kết dữ liệu nếu mỗi bộ phận hoạt động tách biệt với bộ phận khác. Hợp tác giữa các phòng ban là một phần quan trọng và thường xuyên cần thiết của doanh nghiệp, đặc biệt là vì các dự án kinh doanh thường liên quan đến nhiều hơn một bộ phận. Với dữ liệu được nhập vào hệ thống ERP được tập trung và nhất quán, giúp các bộ phận làm việc cùng nhau, chia sẻ thông tin và hợp tác bất cứ khi nào cần thiết.
  • Dịch vụ khách hàng được cải thiện: Việc cung cấp dịch vụ khách hàng được nâng cao chất lượng khi sử dụng hệ thống ERP. Nhân viên bán hàng tương tác với khách hàng tốt hơn và cải thiện mối quan hệ với họ, thông qua việc truy cập nhanh và chính xác hơn dựa trên thông tin và lịch sử giao dịch của khách hàng.
  • Ứng dụng trên di động: Một lợi thế của các hệ thống ERP là có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu tập trung từ bất cứ nơi nào bạn làm việc bằng các thiết bị thông minh có kết nối internet. Ngoài ra người quản lý cũng dễ dàng duyệt các lệnh sản xuất hay báo cáo.
  • Cung cấp báo cáo tức thời và chính xác: giải pháp ERP cung cấp cho người quản trị hàng loạt các báo cáo: Báo cáo quản trị mua hàng, Báo cáo quản trị kho, Báo cáo quản trị chuỗi bán lẻ, Báo cáo quản trị tài chính – kế toán… giúp người quản trị nắm bắt đa chiều mọi hoạt động doanh nghiệp để đưa ra các quyết định cho từng giai đoạn.
  • Dự báo: Hệ thống ERP cung cấp cho người dùng của bạn và đặc biệt là người quản lý, các công cụ họ cần để tạo dự báo chính xác hơn. Vì thông tin trong ERP càng chính xác càng tốt, doanh nghiệp có thể đưa ra ước tính thực tế và dự báo hiệu quả hơn.

Đọc thêm: Cách xếp hạng các nhà cung cấp phần mềm ERP

4 yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến chi phí triển khai ERP

Phần mềm ERP tích hợp các công cụ nhằm quản trị toàn diện nguồn lực trong doanh nghiệp, cho nên công việc triển khai ERP sẽ phức tạp hơn so với các phần mềm đơn lẻ. Phần mềm ERP vừa phục vụ cho tác nghiệp chi tiết của từng nhân viên, vừa giải quyết mối quan hệ tổng thể của tất cả các phòng, ban và nhân sự trong doanh nghiệp. Điều đó đẩy chi phí của công ty phần mềm lên rất cao để có thể hoàn thành việc triển khai dự án cho doanh nghiệp. Dưới đây là 4 yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến chi phí triển khai ERP:

chi phi trien khai erp 01 - 4 yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến chi phí triển khai ERP

Phần mềm ERP tích hợp các công cụ nhằm quản trị toàn diện nguồn lực trong doanh nghiệp

  • Quy mô doanh nghiệp và số lượng người dùng: Chi phí triển khai ERP sẽ thay đổi dựa trên quy mô của doanh nghiệp. Khi tổ chức càng lớn, cơ sở số lượng người dùng càng nhiều, nhà triển khai sẽ giải quyết nhiều vấn đề phức tạp hơn nhằm đảm bảo một hệ thống trơn tru.
  • Loại giải pháp doanh nghiệp lựa chọn: Việc lựa chọn phần mềm ERP theo đặc thù doanh nghiệp sẽ có chi phí cao hơn so với giải pháp ERP đóng gói. Bởi ERP chuyên sâu theo ngành là giải pháp được doanh nghiệp đặt hàng viết theo yêu cầu.
  • Chi phí tư vấn, khảo sát và triển khai: Khi triển khai ERP, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra nhiều chi phí cho tài nguyên bổ sung như chi phí: tư vấn, khảo sát, lập kế hoạch, đào tạo người dùng hay chi phí phát triển phần mềm. Ngoài ra, sau khi dự án ERP kết thúc, doanh nghiệp cũng cần trả phí bảo trì hệ thống hay nâng cấp phần mềm,… nhằm đảm bảo doanh nghiệp triển khai hệ thống có hiệu quả, vận hành linh hoạt.
  • Lựa chọn đơn vị triển khai: Chi phí triển khai được quyết định phần lớn bởi đơn vị triển khai. Nhà cung cấp phần mềm càng có tên tuổi thì chi phí sẽ càng cao. Khi lựa chọn một đơn vị cung cấp ngoại, chi phí triển khai ERP sẽ từ vài triệu USD. Trong khi đó, mức chi phí triển khai của nhà cung cấp trong nước chỉ bằng 1/10 so với giá triển khai các phần mềm ERP ngoại. Cần cân nhắc khi lựa chọn nhà cung cấp giải pháp ERP nhằm tránh việc phải ngừng dự án do không đủ kinh phí tiếp tục triển khai.

Đọc thêm: Tại sao chọn phần mềm ERP chuyên sâu theo ngành mang lại tỉ lệ triển khai thành công cao ?

Đâu là lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp khi triển khai ERP?

Việc triển khai phần mềm quản lý doanh nghiệp của nhà cung cấp trong nước là sự lựa chọn tại nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam, trong đó có 3S ERP – hệ thống được cung cấp bởi Công ty CP Giải pháp ERP – ITG. Là đơn vị CNTT tại Việt Nam đi tiên phong trong cung cấp giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP. Hệ thống 3S ERP được xây dựng phù hợp triển khai cho nhiều đơn vị.

Một số lợi ích nổi bật của phần mềm quản trị doanh nghiệp 3S ERP do ITG cung cấp có thể kể đến như:

  • Đầy đủ phân hệ nghiệp vụ được xây dựng theo chuẩn quốc tế: 3S ERP có đầy đủ các phân hệ như Kế toán tài chính, Nhân sự tiền lương, Quản lý kho,, Bán hàng,… Do đó đảm bảo đáp ứng nhu cầu đặc thù doanh nghiệp;
  • Tích hợp hoàn toàn – dữ liệu tập trung: Các phân hệ được xây dựng theo thiết kế tổng thể với mô hình dữ liệu thống nhất và trên một cơ sở dữ liệu duy nhất. Dữ liệu được quản lý tập trung, đầy đủ, chia sẻ, thống nhất và xuyên suốt toàn bộ doanh nghiệp;
  • Tự động hóa quy trình tác nghiệp: Vận hành theo quy trình nghiệp vụ, hoàn toàn tích hợp giữa các phân hệ, chia sẻ việc nhập liệu cho các cán bộ nghiệp vụ ngay khi nghiệp vụ ban đầu phát sinh, tăng cường kiểm soát luồng dữ liệu;
  • An toàn, bảo mật cao: An ninh và an toàn dữ liệu cao, phân quyền phù hợp với vai trò, vị trí và nhiệm vụ của mỗi cá nhân, đơn vị;

Để được tư vấn và sử dụng demo sản phẩm, hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi: 0986.196.838

Đọc thêm: Thế nào là hệ thống ERP phù hợp với nền sản xuất thông minh?

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng