bài Viết

Vai trò của IIoT trong xây dựng nhà máy thông minh

24/05/2021

Các nhà sản xuất toàn cầu đang đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống IIoT nhằm nâng cấp các nhà máy hiện có thành nhà máy thông minh. Theo nghiên cứu của “Digitizing the Chemical Ecosystem” của Neha Ghanshyam Das, ứng dụng IIoT trong nhà máy sẽ tiết kiệm được thời gian, cải thiện năng suất, tăng hiệu quả và tiết kiệm nguồn lực nhà máy. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu vai trò của IIoT trong xây dựng nhà máy thông minh.

xây dựng nhà máy thông minh itg

IIoT là một trong những thành tố quan trọng trong xây dựng nhà máy thông minh

IIoT là gì? Vai trò của IIoT trong xây dựng nhà máy thông minh

Hệ thống IIoT bao gồm các cảm biến hoặc các thiết bị có khả năng “giao tiếp” với nhau thông qua Internet. Theo đó các thiết bị này trao đổi và thu thập dữ liệu một cách liền mạch hạn chế sự can thiệp tối đa của con người. Đối với doanh nghiệp sản xuất, IIoT đóng vai trò là trung gian thu thập dữ liệu về hoạt động của máy móc (thời gian chạy, thời gian nghỉ, sản lượng trên từng máy…) theo thời gian thực. Tất cả dữ liệu được thu thập bởi các thiết bị IoT cung cấp cái nhìn sâu sắc về quá trình sản xuất.

Ứng dụng IIoT đã là giải pháp lý tưởng cho các nhà sản xuất trong nhiều lĩnh vực – từ điện tử, hóa chất đến các sản phẩm thông thường để nâng cao hiệu quả, năng suất, chất lượng. Theo thống kê từ Forbes gần đây, số lượng thiết bị được kết nối tăng lên 30,7 tỷ vào năm 2020 và các khoản đầu tư vào IoT sẽ đạt con số khổng lồ 1,29 nghìn tỷ đô la.

Vai trò của IIoT trong xây dựng nhà máy thông minh

  • Phân tích dữ liệu giúp đưa ra các quyết định kinh doanh thông minh hơn: Các thiết bị IIoT có khả năng giao tiếp máy móc – máy móc (M2M: Machine to Machine) và các dữ liệu thu thập từ cảm biến cung cấp cái nhìn tổng quan hơn về mức tiêu thụ điện năng, hoạt động dừng máy, năng suất của từng máy…để ra quyết định thay thế bảo trì, thay thế sớm, tránh tình trạng thiết bị hỏng rồi mới thay làm giảm hiệu suất sản xuất.
  • Giảm rủi ro do lỗi của con người
  • Sự hài lòng của khách hàng gia tăng: Các thiết bị IIoT có khả năng cảnh báo lỗi phát sinh trong quá trình sản xuất để người quản lý có phương pháp cải thiện chất lượng cho phù hợp.

xây dựng nhà máy thông minhHệ thống IIoT bao gồm các cảm biến hoặc các thiết bị có khả năng “giao tiếp” với nhau thông qua Internet.

>>>Đọc thêm:Vnews: triển vọng ứng dụng nhà máy thông minh ở việt nam

3S iFACTORY ứng dụng IIoT từng bước hiện thực giấc mơ xây dựng nhà máy thông minh

Giải pháp nhà máy thông minh 3S iFACTORY được phát triển bởi ITG. Được kiến trúc theo mô hình ISA-95 tiêu chuẩn quốc tế và tích hợp những thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 như AI, Big Data, IIoT…Giải pháp nhà máy thông minh 3S iFACTORY cung cấp cho doanh nghiệp một chiến lược chuyển đổi số toàn diện với 4 hệ thống lõi. Đó là 3S IIoT Platform (Hệ thống kết nối – tự động hóa sản xuất, 3S MES (Hệ thống điều hành – thực thi sản xuất), 3S ERP (Hệ thống hoạch định nguồn lực tổng thể), và 3S Business Hub (Hệ thống báo cáo thông minh). Giải pháp 3S iFACTORY sẽ góp phần chuyển đổi số toàn bộ các quy trình lõi ở cả 3 tầng: hoạch định, quản trị, vận hành sản xuất.

xây dựng nhà máy thông minh

Mô hình kiến trúc tổng thể 3S iFACTORY

Theo mô hình kiến trúc tổng thể 3S iFACTORY hệ thống IIoT sẽ đóng vai trò kết nối tất cả máy móc thiết bị trong nhà máy vào một mạng Internet nội bộ. Quá trình kết nối này giúp thu thập và chia sẻ những dữ liệu cần thiết bằng cách đo đạc (thông qua các cảm biến) hoặc xử lý tín hiệu từ các PLC theo thời gian thực.

Sau đó những thông tin được IIoT thu thập sẽ được đẩy trực tiếp lên hệ thống điều hành sản xuất 3S MES giúp người dùng có thể thu thập thông tin từ nhà máy và khu sản xuất trong thời gian thực. Các chức năng nổi bật của MES phải kể đến là: báo cáo tiến độ, truy cập hướng dẫn công việc và tương tác với các hệ thống truy xuất nguồn gốc và quản lý chất lượng. Công nhân trong nhà máy có thể dễ dàng nhìn thấy các thông tin quan trọng như hướng dẫn, lịch trình, dữ liệu chất lượng, tình trạng hàng tồn kho và thay đổi nhu cầu. Trong mô hình nhà máy thông minh, dữ liệu từ IIoT và MES bổ trợ cho nhau, giúp nhà quản lý có bức tranh tổng thể nhất về vận hành của nhà máy từ đó đưa ra các quyết định chính xác nhất liên quan đến hoạt động sản xuất.

Cùng với đó, dữ liệu thu thập từ hệ thống MES sẽ được đẩy lên hệ thống 3S ERP để thiết lập kế hoạch sản xuất, chính sách bán hàng phù hợp. Tầng cao nhất của mô hình kiến trúc tổng thể 3S iFACTORY là 3S Business Hub – Đây sẽ là trung tâm thu thập luồng thông tin từ tất cả các tầng dưới để phận tích tạo các báo cáo quản trị thông minh giúp các nhà hoạch định chiến lược lập báo cáo dựa trên dữ liệu được tích hợp từ nhiều luồng thông tin động. Từ những thông tin đó, nhà quản lý có thể đưa ra được quyết định chính xác nhất, đem lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.

>>>Đọc thêm: Vnexpress – Giải pháp nhà máy thông minh 3S iFACTORY

Kết

Như vậy vai trò của IIoT đối với doanh nghiệp là không thể phủ nhận. Trên thế giới, nhiều tổ chức đã ứng dụng IIoT để tăng cường hiệu quả sản xuất, giảm thiểu rủi ro và duy trì sự kiểm soát toàn bộ quy trình tốt hơn. Điều này giúp họ có được lợi thế cạnh tranh và mở rộng hoạt động kinh doanh trên toàn cầu. Để nhận được tư vấn về xây dựng nhà máy thông minh, bạn có thể gặp gỡ chuyên gia tư vấn của chúng tôi: 092.6886.955

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng