Vnews: Triển vọng ứng dụng nhà máy thông minh ở Việt Nam
(Vnews)- Hiện nay trong các nhà máy sản xuất truyền thống, việc vận hành sản xuất tiêu tốn nhiều nhân công nhưng chưa mang lại hiệu quả cao. Việc sử dụng các phần mềm rời rạc dẫn đến sự thiếu sự trao đổi thông tin giữa các bộ phận đặc biệt là rất khó truy xuất nguồn gốc sản phẩm lỗi hỏng từ đó có những phương pháp để cải thiện chất lượng sản phẩm và giảm thiểu chi phí sản xuất.
Bên cạnh đó nhiều hoạt động trong nhà máy vẫn còn thực hiện bằng cách ghi chép sổ sách ví dụ như: lập kế hoạch sản xuất được thự hiện bằng Excel, lịch sản xuất thường được in thành nhiều bảng biểu giấy tờ… điều này có thể dẫn đến sai sót và thông tin không được cập nhật liên tục.
Với nhiều quốc gia trên thế giới, việc ứng dụng mô hình nhà máy thông minh chính là giải pháp giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán trên. Tại Việt Nam, triển khai nhà máy thông minh cũng đang dần trở thành xu hướng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế.
Tiên phong trong việc phát triển giải pháp nhà máy thông minh 3S iFACTORY, đại diện ITG Technology – ông Nguyễn Xuân Hách, trong vai trò là chuyên gia khách mời của chương trình phóng sự: Triển vọng ứng dụng nhà máy thông minh ở Việt Nam phát sóng ngày 4/1 trên Truyền hình thông tấn (VNEWS) đã nhận định: “Nhà máy thông minh là cấp độ cao nhất trong công cuộc chuyển đổi số của doanh nghiệp sản xuất. Giải pháp ứng dụng những công nghệ hiện đại như: IoT, Big Data, AI để phục vụ hai mục tiêu:thu thập dữ liệu một cách có định hướng theo thời gian thực để ra quyết định nhanh chóng”.
Đồng quan điểm trong việc xây dựng nhà máy thông minh có định hướng, ông Inoue Hiroyuki – đại diện QUNIE – Công ty tư vấn trực thuộc một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất Nhật Bản – NTT DATA cho biết: “Doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu xây dựng nhà máy thông minh của mình để giải quyết vấn đề gì và cần bám sát theo các KPI mà nhà máy xây dựng lên. Chúng ta cần hài hòa và hợp nhất tất cả thông tin để xây dựng nhà máy thông minh theo hướng xuyên suốt thông tin cả ba tầng: quản trị – vận hành – thực thi sao cho không có ngắt quãng”.
Cũng theo ông Vũ Đăng Chu, đại diện thương hiệu quốc tế về cung cấp các giải pháp IoT trong sản xuất thông minh – Advantech Việt Nam Technology – việc kết nối thông tin một cách liên tục tới hệ thống quản lý tập trung trong nhà máy thông minh sẽ giúp nhà quản lý đưa ra các chiến lược điều hành một cách tối ưu nhất.
Video:
Được nghiên cứu chuyên sâu theo tiêu chuẩn quốc tế với mục tiêu tạo ra dòng chảy thông tin thống nhất phục vụ vận hành – kiểm soát nhà máy hiệu quả, giải pháp nhà máy thông minh 3S iFACTORY giúp chuyển đổi số toàn diện doanh nghiệp sản xuất với sự kết hợp giữa tầng IT (công nghệ thông tin) và tầng OT (công nghệ vận hành). Giải pháp có ứng dụng những thành tựu của CMCN 4.0 như: IIoT, AI, Big Data và được kiến trúc theo bốn tầng: đầu tiên là tầng nhà xưởng, máy móc động hóa có thể trích xuất dữ liệu sản xuất để đưa lên tầng thứ 2 là điều hành thực thi sản xuất và tầng thứ 3 là quản trị và hoạch định ERP, cuối cùng dữ liệu được phân tích và đưa lên tầng cao nhất hệ thống báo cáo và quản trị thông minh phục vụ ban lãnh đạo đưa ra chiến lược cho doanh nghiệp. 3S iFACTORY giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm, giảm các chi phí vận hành và cải thiện tiến độ giao hàng.
Giải pháp nhà máy thông minh 3S iFactory
Được coi là nhà máy nội thất 4.0 đầu tiên tại Việt Nam, Jager đã triển khai mô hình giải pháp này ngay từ khi mới xây dựng nhà máy với việc đầu tư: robot, tích hợp phần mềm chuyên dụng với phần mềm hoạch định doanh nghiệp ERP và hệ thống điều hành sản xuất. Sự kết nối này cho phép tạo ra một chu trình tự động hóa khép kín từ khâu đặt hàng, thiết kế, sản xuất cho tới xuất kho giao hàng. Việc ứng dụng nhà máy thông minh đã giúp Jager giảm ⅓ nhân công xuống 100 lao động mà năng lực sản xuất vẫn được đảm bảo.
Theo phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam: hiện nay gần 80% công nghệ trong nhà máy Việt là những công nghiệp cũ từ thập niên 80-90. Chính vì vậy, với những đòi hỏi bức thiết về việc chuyển đổi mạnh mẽ trong đầu tư công nghệ và phương thức sản xuất kinh doanh, việc ứng dụng các giải pháp ifactory “made in việt nam” sẽ là một hướng đi tất yếu cho các doanh nghiệp.