bài Viết

4 Bước tích hợp sản xuất thông minh vào nhà in

01/04/2024

Để trở thành “công xưởng in ấn” của thế giới, ngành in Việt Nam cần trải qua một quá trình chuyển đổi mạnh mẽ. Tích hợp sản xuất thông minh vào nhà in chính là cách làm được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhằm cải thiện hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Các bước tích hợp sản xuất thông minh vào nhà in

Xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng nói chung và sản phẩm in nói riêng từ thị trường Trung Quốc sang Việt Nam, Ấn Độ… đang diễn ra trong 5 năm qua và ngày càng gia tăng. Các doanh nghiệp in Việt Nam muốn tận dụng cơ hội này để gia nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu nên gấp rút triển khai chuyển đổi số song song với việc gia tăng chất lượng sản phẩm in. Một trong những bước đầu chính là tích hợp sản xuất thông minh vào nhà máy in.

4 bước tích hợp sản xuất thông minh cho ngành in

4 bước tích hợp sản xuất thông minh cho ngành in

Tuy nhiên, hạn chế của ngành in Việt Nam là vẫn còn nhiều công đoạn thủ công. Vì vậy, việc tích hợp sản xuất thông minh vào nhà máy in nên được thực hiện theo từng bước nhỏ. Bốn giai đoạn cụ thể bao gồm: Nhà máy minh bạch – Nhà máy phản ứng nhanh – Nhà máy tự điều chỉnh – Nhà máy được kết nối hiệu quả.

Giai đoạn 1: Nhà máy minh bạch

Mục tiêu chính của giai đoạn này là xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu tự động và minh bạch, cho phép người quản lý sản xuất có thể nắm được tình hình hoạt động của nhà máy bất cứ lúc nào. Để làm được điều đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư các thiết bị cảm biến để tự động ghi lại thông tin sản xuất, đồng thời xây dựng hệ thống quản lý thông tin phù hợp. Các hoạt động chính trong giai đoạn này bao gồm:

  • Lắp đặt hệ thống cảm biến: Lắp đặt hệ thống cảm biến, thiết bị thu thập dữ liệu trên máy móc, dây chuyền sản xuất tại các điểm quan trọng, từ quy trình in đến quy trình hoàn thiện sản phẩm.
  • Xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu: Thông qua các dữ liệu thu thập được từ thiết bị cảm biến như tốc độ sản xuất, chất lượng sản phẩm, mức tiêu hao nguyên vật liệu,…  hệ thống sẽ phân tích và xử lý dữ liệu thu thập được để tạo ra các báo cáo trực quan, giúp người quản lý dễ dàng theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà máy.
  • Kết nối các hệ thống: Tích hợp hệ thống quản lý dữ liệu với các hệ thống khác trong nhà máy như hệ thống quản lý đơn hàng, hệ thống quản lý nguyên vật liệu, hệ thống kế toán,… để tạo ra một mô hình quản lý toàn diện.

Một số công nghệ được sử dụng trong giai đoạn này có thể kể đến như: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất (MES), hệ thống quản lý thông tin sản xuất (MIS), Internet vạn vật (IoT),…

Xem thêm: Cần làm gì để tự động hóa trong ngành bao bì?

Giai đoạn 2: Nhà máy phản ứng nhanh

Tích hợp sản xuất thông minh vào nhà in ở giai đoạn hai sẽ tập trung xử lý dữ liệu thu thập được ở giai đoạn một để đưa ra cảnh báo sớm về các vấn đề tiềm ẩn, sự cố hoặc sai lệch trong quy trình sản xuất, giúp doanh nghiệp phản ứng nhanh chóng và kịp thời để ngăn chặn sự cố xảy ra.

Áp dụng các công nghệ 4.0 phân tích dữ liệu sản xuất giúp doanh nghiệp in phản ứng nhanh hơn

Áp dụng các công nghệ 4.0 phân tích dữ liệu sản xuất giúp doanh nghiệp in phản ứng nhanh hơn

Các hoạt động chính trong giai đoạn “nhà máy phản ứng nhanh” gồm:

  • Phân tích dữ liệu: Ứng dụng các công nghệ phân tích dữ liệu tiên tiến như Machine Learning, Deep Learning và Artificial Intelligence để phát hiện các sai lỗi và dự đoán các vấn đề tiềm ẩn.
  • Thiết lập hệ thống cảnh báo: Hệ thống quản lý sản xuất sẽ tự động gửi cảnh báo đến người quản lý khi có bất kỳ vấn đề nào xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra.
  • Xây dựng quy trình xử lý sự cố: Người quản lý cần thiết lập một quy trình xử lý các vấn đề tiềm ẩn hiệu quả để áp dụng cho nhà máy và giúp công nhân có thể giải quyết sự cố nhanh chóng, đúng quy trình.

Giai đoạn 3: Nhà máy tự điều chỉnh

Việc tích hợp sản xuất thông minh vào nhà in ở giai đoạn 3 giúp nhà máy cải thiện các tiêu chuẩn nội bộ của từng quy trình sản xuất dựa trên phản ứng nhanh chóng đạt được ở bước trên. Tức là, các hệ thống sẽ được lập trình để tự động điều chỉnh và tối ưu hóa các tham số sản xuất trong thời gian thực, dựa trên dữ liệu thu thập được và các mục tiêu sản xuất. Điều này giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu sai sót và tiết kiệm chi phí hơn.

Giai đoạn ba của nhà máy thông minh ngành in đề cao tính tự động hóa

Giai đoạn ba của nhà máy thông minh ngành in đề cao tính tự động hóa

Công việc chính của giai đoạn này bao gồm:

  • Tự động hóa quy trình sản xuất: Sử dụng các hệ thống tự động để điều khiển các thiết bị, máy móc trong nhà máy.
  • Tối ưu hóa quy trình sản xuất: Phân tích dữ liệu để tìm ra các vấn đề còn tồn đọng trong quy trình sản xuất, từ đó đề xuất giải pháp cải tiến.
  • Tự động điều chỉnh thông số: Hệ thống tự động điều chỉnh các thông số sản xuất dựa trên dữ liệu thu thập được để đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn ổn định.

Tích hợp sản xuất thông minh vào nhà in giai đoạn 4: Nhà máy được kết nối hiệu quả

Nhà máy được kết nối hiệu quả là mục tiêu cuối cùng của quá trình tích hợp sản xuất thông minh vào nhà in. Đây là giai đoạn hệ thống quản lý sản xuất của nhà máy in được kết nối với các hệ thống khác nhau như PLM, quản lý năng lượng và quản lý nhà cung cấp,… Điều này tạo ra một hệ thống sản xuất hoàn chỉnh và linh hoạt, giúp nhà máy in tối ưu hóa hiệu suất và đáp ứng linh hoạt với nhu cầu thị trường.

Đọc thêm: PLM, MES, ERP – Bộ 3 sức mạnh của quản lý doanh nghiệp sản xuất

Triển khai sản xuất thông minh cho doanh nghiệp in với 3S MES

Triển khai sản xuất thông minh cho ngành in là một quá trình tốn nhiều thời gian và nguồn lực. Tuy nhiên, với hệ thống 3S MES, doanh nghiệp có thể ứng dụng sản xuất thông minh vào nhà máy dễ dàng, nhanh chóng.

Giải pháp 3S MES giúp doanh nghiệp in triển khai sản xuất thông minh hiệu quả

Giải pháp 3S MES giúp doanh nghiệp in triển khai sản xuất thông minh hiệu quả

Hệ thống có thể tích hợp với các thiết bị thông minh (cảm biến, thiết bị quét mã, máy tính bảng công nghiệp,…) được lắp đặt trên dây chuyền sản xuất, hỗ trợ thu thập dữ liệu và theo dõi hoạt động sản xuất theo thời gian thực.

Thông qua các dữ liệu được thu thập, 3S MES sẽ tiến hành phân tích và đưa ra các cảnh báo về chất lượng, sự cố thiết bị, hiệu suất máy móc,… để nhà quản lý đưa ra phương án cải tiến phù hợp, góp phần xây dựng “nhà máy phản ứng nhanh” và “nhà máy tự điều chỉnh.

Bên cạnh đó, phần mềm cũng có thể tích hợp với các hệ thống quản lý khác như: PLM, phần mềm ERP, phần mềm quản lý kho… dễ dàng, giúp xây dựng một nhà máy được kết nối hiệu quả.

Việc tích hợp sản xuất thông minh vào nhà in không chỉ là một xu hướng mà còn là một bước quan trọng giúp các doanh nghiệp in ấn tại Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng nhanh chóng với sự biến đổi của thị trường. Bằng cách tuân thủ các giai đoạn triển khai được đề xuất, doanh nghiệp có thể tạo ra các nhà máy thông minh, hoạt động hiệu quả và linh hoạt, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh toàn cầu.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng