bài Viết

So sánh CRM và ERP: Nên chọn hệ thống nào để quản trị doanh nghiệp?

30/11/2022

Phần mềm CRM và phần mềm ERP là hai ứng dụng được sử dụng trong nhiều doanh nghiệp. Mặc dù hai phần mềm khác nhau về chức năng, nhưng cả hai đều có vai trò quan trọng trong mọi doanh nghiệp ở bất kể ngành nghề và quy mô. Hãy cùng ITG Technology tìm hiểu sự khác biệt qua bài viết so sánh CRM và ERP. 

SO SÁNH CRM VÀ ERP

So sánh CRM và ERP: Điểm tương đồng

Các doanh nghiệp nếu muốn phát triển kinh doanh cần phải sử dụng các giải pháp phần mềm CRM và ERP. Phần mềm CRM và ERP đều là nền tảng công nghệ có chung mục đích nâng cao hiệu quả quản lý, tăng trưởng doanh thu, hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình quản lý và vận hành. 

Đọc thêm: Từ A-Z những điều cần biết về phần mềm ERP 

So sánh CRM và ERP: Điểm khác biệt 

so sánh CRM VÀ ERP

Phần mềm CRM

Phần mềm ERP

Định nghĩa 

CRM là viết tắt của từ Customer Relationship  Management là Phần mềm quản lý khách hàng.ERP là viết tắt của từ Enterprise Resource Planning là Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, giúp quản lý tổng thể doanh nghiệp.

Chức năng

  • Quản lý thông tin khách hàng
  • Quản lý các giao dịch của sales với khách hàng
  • Tích hợp các công cụ chăm sóc khách hàng tự động.
  • Đo lường, đánh giá hiệu quả của quá trình kết nối giữa khách hàng với doanh nghiệp
Điểm khác biệt lớn nhất của phần mềm ERP đối với các ứng dụng phần mềm rời rạc đó là tính tích hợp nhiều chức năng vào một phần mềm duy nhất, bao gồm: 
  • Quản lý hoạt động tài chính – Kế toán 
  • Quản lý bán hàng
  • Quản lý mua hàng
  • Quản lý kho vận
  • Thiết lập kế hoạch sản xuất
  • Báo cáo quản trị 

Mục tiêu 

  • Quản lý khách hàng, cách mà khách hàng tương tác với doanh nghiệp
  • Tăng doanh số bán hàng, nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên  kinh doanh.
 
  • Tối ưu hiệu quả sử dụng nguồn lực trong doanh nghiệp. 
  • Tăng hiệu quả cộng tác giữa các phòng ban trong doanh nghiệp
  • Cắt giảm tối đa sự lãng phí về thời gian, nguồn lực, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ lãnh đạo trong các quyết định chiến lược.

Thời gian triển khai phần mềm

Chỉ tập trung vào hoạt động quản lý, chăm sóc  khách hàng nên thời gian triển khai nhanh hơn.Do liên quan tới nhiều bộ phận nên thời gian tích hợp kéo dài và đòi hỏi nhiều công sức để kết nối dữ liệu giữa các phòng ban.

Chi phí đầu tư

Chi phí đầu tư thấp hơn so với ERP.Chi phí đầu tư cao.

Loại hình doanh nghiệp áp dụng 

Phù hợp cho mọi doanh nghiệp, ở mọi quy mô.Phù hợp cho doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, do chi phí đầu tư cao.

Khi nào doanh nghiệp nên sử dụng CRM khi nào nên sử dụng ERP?

Phần mềm CRM có thể ứng dụng cho các doanh nghiệp ở tất cả các quy mô và ở mọi lĩnh vực. Phần mềm ERP phù hợp với các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn do chi phí triển khai cao. Với những doanh nghiệp đang ở giai đoạn cần đẩy mạnh doanh thu và tập trung tăng quy mô khách hàng, nên ứng dụng phần mềm CRM để thúc đẩy bán hàng, chăm sóc khách hàng, từ đó tăng lợi nhuận, tạo tiền đề để phát triển, mở rộng doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp muốn sử dụng công nghệ để chuẩn hóa quy trình hoạt động ngay từ ban đầu thì vẫn nên tích hợp cả CRM và ERP. 

Khi doanh nghiệp phát triển, số lượng phòng ban và nhân sự tăng, yêu cầu trong quản lý cũng sẽ tăng lên. Khi đó, một hệ thống như ERP có khả năng quản lý toàn diện và tập trung sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư so với các hệ thống rời rạc. Phần mềm ERP lúc này cũng đóng vai trò quan trọng giúp các phòng ban trong doanh nghiệp tăng cường sự cộng tác, nhờ đó nâng cao năng suất công việc. Nhờ nguồn dữ liệu được cập nhật tức thời và minh bạch về mọi hoạt động của doanh nghiệp, hệ thống ERP là “trợ thủ đắc lực” giúp lãnh đạo thiết lập chiến lược kinh doanh theo từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm: Bí quyết giữ chân khách hàng với phần mềm CRM

Lợi ích khi tích hợp phần mềm ERP với ứng dụng CRM 

Tích hợp cả hai phần mềm sẽ giúp doanh nghiệp có được cái nhìn bao quát tổng thể về hoạt động kinh doanh và chăm sóc khách hàng, mọi dữ liệu về khách hàng thể được phân tích cặn kẽ, các dự báo trở nên chính xác hơn. Như vậy, người quản lý có thể định hướng chính xác hướng đi của doanh nghiệp và ra những quyết định đúng đắn.

Ví dụ: Một nhân sự bán hàng có thể truy cập vào lịch sử đặt hàng, hoặc các khoản thanh toán chưa thanh toán của khách hàng để quyết định thực hiện chiến dịch bán thêm hoặc bán chéo. Bộ phận tài chính có thể truy cập vào hệ thống CRM để tính hoa hồng bán hàng. Hệ thống CRM được tích hợp với hệ thống ERP cũng tạo ra lợi thế cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong việc kiểm tra định giá, quản lý KPI, cũng như như chi phí thu hút khách hàng… 

YouTube video

Hy vọng thông qua bảng so sánh CRM và ERP giúp doanh nghiệp tìm thấy sự khác biệt của 2 ứng dụng phần mềm. Tùy thuộc vào quy mô và nhu cầu quản lý, doanh nghiệp có thể cân nhắc ứng dụng phần mềm CRM hoặc ERP. ITG là đơn vị tiên phong tại Việt Nam trong cung cấp giải pháp ERP và CRM cho nhiều doanh nghiệp vừa và lớn. Chúng tôi có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong cung cấp thông tin chuyên sâu, và đưa ra những tư vấn hữu ích, giúp cho doanh nghiệp để chọn lựa được giải pháp phù hợp nhất. Gọi chúng tôi ngay hôm nay: 092.6886.855 để được tư vấn.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng