bài Viết

Sản xuất liên tục là gì? Quy trình thiết lập hệ thống sản xuất liên tục

27/07/2022

Nền kinh tế sản xuất hiện đại yêu cầu tính nhanh chóng đồng thời phải chuẩn xác và tối đa sản lượng sản xuất. Điều này đã khiến nhiều doanh nghiệp chuyển sang phương thức sản xuất liên tục. Vậy sản xuất liên tục là gì? Và đặc điểm nào khiến phương thức sản xuất này trở nên nổi bật?

1. Định nghĩa về sản xuất liên tục

Khái niệm

Sản xuất liên tục (tiếng Anh: Continuous Production) là phương pháp sản xuất số lượng lớn trong thời gian ngắn, với ít biến thể dựa trên quy trình, công cụ và thiết bị được tiêu chuẩn hóa cao. Để duy trì tính liên tục của quá trình sản xuất, nhân công phải làm việc luân phiên 24/7 và dòng chảy nguyên vật liệu cần được tối ưu hóa để không bị gián đoạn.

Hiện nay, trong các nhà máy, sản xuất liên tục được ứng dụng nhiều thành tựu của công nghệ, tự động hóa với các máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại và lao động chuyên môn hóa cao. Phương pháp này tục mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, như: tận dụng tối đa công nghệ, tiết kiệm chi phí nhân công và vật liệu, tăng năng suất và giảm thời gian lãng phí.

sản xuất trong nhà máy

Sản xuất liên tục trong ngành dược phẩm

Ví dụ về sản xuất liên tục 

Phương pháp đang được nhiều công ty trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu:

  • Sản xuất ô tô

Nhà máy ô tô Toyota Indonesia là một trong những đơn vị ứng dụng sản xuất liên tục thành công với quy trình phức tạp. Nó bao gồm ba nhà máy tích hợp, hoạt động đồng nhất, đúc kim loại, dập nó, chế tạo động cơ, lắp ráp phương tiện và đóng gói.

  • Sản xuất dược phẩm 

Các công ty dược phẩm đang dần chuyển từ mô hình sản xuất hàng loạt sang sản xuất liên tục. Hệ thống này giúp việc nén nguyên liệu bột thành dạng viên nén trong một quy trình liên tục, giảm lãng phí nguyên liệu thô, tiết kiệm thời gian, tiền bạc và tăng năng suất. Gần đây, công ty dược phẩm lớn thứ 6 thế giới GlaxoSmithKline đã chi ra 95 triệu đô la để mở thêm hai cơ sở sản xuất liên tục mới tại Singapore và mở rộng cơ sở thứ ba.

  • Hoạt động khai thác và kim loại 

Trong khai thác và chế biến kim loại, các quy trình và máy móc liên sẽ thực hiện những công việc nặng nhọc, xử lý nhiều vật liệu hơn và tiêu thụ ít năng lượng. Từ đó, tiết kiệm cả về thời gian lẫn công sức.

  • Ngành sản xuất giấy

Triển khai tự động hóa trong các nhà máy sản xuất giấy đã cải thiện đáng kể chất lượng giấy. Tính liên tục của quá trình liên tục hỗ trợ tăng sản lượng, đáp ứng nhu cầu cung ứng lớn của thị trường.

Ngoài ra, sản xuất liên tục còn được ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau: Lọc dầu, nấu chảy kim loại, công nghệ thực phẩm, nước uống, …

2. Sự khác biệt giữa sản xuất liên tục và sản xuất hàng loạt

Sản xuất liên tục thường bị nhầm lẫn với sản xuất hàng loạt, tuy nhiên chúng có nhiều điểm khác biệt trong vận hành, tạo ra các kết quả khác nhau.

Sản xuất liên tục  Sản xuất hàng loạt
Quy trình sản xuất

Vận hành 24/7, kết hợp các bước sản xuất thành một quy trình tích hợp với tính ổn định cao và tối ưu thời gian sản xuất.

Sản xuất với số lượng lớn, thường để lưu kho

Quá trình sản xuất hàng loạt diễn ra trong nhiều bước, giữa các bước sẽ có điểm dừng để đánh giá chất lượng, thực hiện bảo trì hoặc vận chuyển sản phẩm sang nhà máy khác để sản xuất tiếp.

Sản xuất theo nhu cầu hoặc theo đơn đặt hàng

Thời gian sản xuất Nhờ tính liên tục mà sản xuất hàng loạt diễn ra nhanh chóng, không bị gián đoạn bởi thời gian nghỉ và trình tự. Từ đó, tiết kiệm thời gian, năng lượng và chi phí Quy trình sản xuất diễn ra chậm hơn do có nhiều bước, thời gian nghỉ lâu khiến chi phí tổng thể bị tăng cao hơn, chất lượng sản phẩm thiếu sự đồng đều giữa các lô sản xuất
Chu kỳ dừng nghỉ Tùy thuộc vào tính chất của các nhà máy hoặc dây chuyền.

Một số nhà máy hoạt động 2 năm không ngừng, các lò luyện nhiệt độ cao có thể hoạt động liên tục trong vòng 5 – 10 năm

Chu kỳ dừng nghỉ sau khi kết thúc sản xuất mỗi lô hàng
Bảo trì Thời gian bảo trì tốt nhất với máy móc nên được diễn ra theo năm. Tuy nhiên, chu kỳ dừng nghỉ không cố định gây ảnh hưởng đến việc bảo trì định kỳ trong sản xuất liên tục Chu kỳ làm việc ngắn tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện những thay đổi cần thiết về kỹ thuật, quy trình và can thiệp bảo trì, giúp tuổi thọ máy móc được tăng lên

 

ưu nhược điểm của sản xuất liên tục

Sản xuất liên tục tối ưu thời gian so với sản xuất hàng loạt

3. Ưu, nhược điểm của sản xuất liên tục

Như nhiều quy trình sản xuất khác, sản xuất liên tục đồng thời tồn tại những ưu điểm và nhược điểm.

Ưu điểm

  • Quy trình chặt chẽ: Quy trình sản xuất được kiểm soát và giám sát nghiêm ngặt đảm bảo tính nhất quán của sản phẩm.
  • Kiểm tra lỗi: Nhờ một sản phẩm được hoàn thành tại một thời điểm, doanh nghiệp có thể kiểm tra sản phẩm đầu tiên và sau đó điều chỉnh quy trình nếu cần cho phép dễ dàng ngăn ngừa các khuyết tật và phòng tránh việc cả lô hàng bị lỗi.
  • Tiết kiệm thời gian: Sử dụng hệ thống ‘Just in time’ (Đúng sản phẩm – đúng số lượng – tại đúng nơi – vào đúng thời điểm cần thiết) giúp cân đối việc sử dụng nguyên liệu thô và trình tự sản xuất. Điều này làm giảm rủi ro kinh doanh và mang lại các lợi ích tài chính như tăng tính thanh khoản và cải thiện dòng tiền.
  • Giảm thiểu chi phí: Sản xuất liên tục mang lại lợi ích về mặt kinh tế giúp giảm lãng phí bằng cách giảm hàng tồn kho, cắt giảm chi phí thông qua tăng tính ổn định và giảm thời gian dẫn.

Nhược điểm 

  • Thiếu linh động: Quá trình sản xuất liên tục yêu cầu tiêu chuẩn hóa sản phẩm, khiến việc tùy chỉnh sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng trở nên cứng nhắc.
  • Dễ gián đoạn: Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các giai đoạn của quy trình sản xuất làm giảm khả năng chịu lỗi, một sự cố thiết bị sẽ gây ra gián đoạn đến toàn bộ hoạt động sản xuất.
  • Chi phí đầu tư ban đầu tốn kém: Bao gồm các chi phí về thiết bị, dây chuyền, xây dựng nhà máy, đào tạo nhân viên và công nghệ quản lý phù hợp.

Đọc thêm: 7 nguyên tắc trong sản xuất thông minh

4. Quy trình thiết lập hệ thống sản xuất liên tục

Ngày càng nhiều doanh nghiệp chuyển sang sản xuất liên tục, với mong muốn tăng trưởng nhanh chóng, bền vững để gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu. Với cường độ vốn và sự phức tạp của các cơ sở sản xuất liên tục, việc lên kế hoạch và chuẩn bị là bước then chốt giúp công ty chi tiêu vốn hiệu quả.

Giai đoạn 1: Nghiên cứu tính khả thi

Nghiên cứu tính khả thi là xem xét và đưa ra các quyết định mang tính chiến thuật, đưa ra kế hoạch triển khai toàn diện có tính khả thi về chi phí và vận hành. Giai đoạn này được giao cho một chuyên gia trong ngành, với sự góp mặt của nhân viên nhân viên vận hành, tài chính và kỹ thuật, nhóm nghiên cứu cùng làm việc, xem xét các mâu thuẫn. Từ đó, nhóm sẽ có những giải pháp hoặc lưu ý khi thiết lập hệ thống sản xuất liên tục tối ưu cho doanh nghiệp.

Giai đoạn 2: Quyết định phương pháp sản xuất

Lựa chọn thiết bị là một bước quan trọng trong việc lập kế hoạch. Các thiết bị có thể được chuyên môn hóa hoặc có khả năng tùy chỉnh để sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp cần trả lời những câu hỏi: Thiết bị có thể dự trữ hay không? Khả năng tùy chỉnh kỹ thuật như thế nào?

Việc tích hợp thêm những công nghệ mới trong quy trình sản xuất sẵn có sẽ tiêu tốn một khoản lớn của doanh nghiệp. Vậy nên, quyết định về phương thức sản xuất là điều tiên quyết, cần được đưa ra trước tiên.

Giai đoạn 3: Triển khai

Trong giai đoạn triển khai, doanh nghiệp cần quan sát sự đồng bộ giữa phần cứng và phần mềm – công nghệ vận hành và công nghệ quản lý, nhằm đảm bảo khả năng sản xuất, lưu trữ, theo dõi và phân tích dữ liệu. Đây sẽ là chìa khóa để tối ưu hóa quy trình sản xuất.

Ngoài ra, tính năng bảo trì cần được liên kết chặt chẽ với dữ liệu để cập nhập tình trạng của máy móc. Bằng cách này, con người sẽ chủ động hơn việc lên kế hoạch bảo trì và nâng cấp hệ thống, cân đối khối lượng công việc mà không làm gián đoạn quy trình sản xuất.

Ví dụ ứng dụng

Cánh tay robot công nghiệp là thiết bị thông minh được sử dụng trong sản xuất liên tục

Đọc thêm: Lead time là gì trong sản xuất

5. Lưu ý trong hoạt động sản xuất liên tục 

Cân nhắc cơ sở hạ tầng

Sắp xếp cơ sở hạ tầng trong nhà máy là một phần giúp quy trình triển khai trở nên trơn tru hơn. Trước khi lắp đặt, doanh nghiệp nên thực hiện các nghiên cứu về các luồng quy trình để đưa ra các quyết định về bố trí nhà máy, đánh giá thiết bị dự phòng và phụ tùng tồn kho.

Cân nhắc bảo trì

Bảo trì là hoạt động thiết yếu đối với mọi quy trình sản xuất, đặc biệt với một dây chuyền có tần suất hoạt động không ngừng nghỉ. Doanh nghiệp có thể lựa chọn tự bảo trì hoặc thuê ngoài, tùy thuộc vào chi phí và năng lực hiện có. Đây là một quyết định rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô kho phụ tùng thay thế, đảm bảo khả năng tiếp cận các công cụ chuyên dụng và việc bố trí các nguồn lực nội bộ khác.

Cân nhắc về công nghệ

Hầu hết dây chuyền sản xuất liên tục hiện nay được chuyển cho máy móc với khả năng tự động hóa, thực hiện các thao tác lặp lại với độ chính xác cao. Nhiều thiết bị như cánh tay robot công nghiệp được lắp đặt cảm biến, hệ thống nhận diện hay chụp ảnh bằng camera cho phép theo dõi sát sao các lỗi trước khi vận chuyển, không chỉ tăng chất lượng mà còn giảm lãng phí nguyên vật liệu.

Với một công nghệ vận hành hiện đại như trên, doanh nghiệp cũng cần một công nghệ quản lý tương thích, phối hợp nhịp nhàng trong sản xuất – quản lý, tăng hiệu quả hoạt động ở tất cả các khâu trong doanh nghiệp.

Điển hình, 3S MES là phần mềm quản lý sản xuất được ITG phát triển chuyên sâu theo nhu cầu của các doanh nghiệp, tích lũy mô hình quản trị tri thức thành công của nhiều doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành. Hệ thống 3S MES bao gồm 6 modules lõi: Quản lý sản xuất, Quản lý kho, Quản lý chất lượng, Quản lý thiết bị, Quản lý truy xuất nguồn gốc và tích hợp thiết bị IIoT kết nối nhà máy sản xuất. Với 3S MES, tình trạng sản xuất luôn được cập nhập liên tục trong thời gian thực, giúp doanh nghiệp kiểm soát dễ dàng và đưa ra những quyết định chuẩn xác nhất.

3sMES - Sản xuất liên tục là gì? Quy trình thiết lập hệ thống sản xuất liên tục

Trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất với 3S MES
- Chuyển đổi số hoạt động sản xuất với 5 module lõi: quản lý sản xuất, quản lý kho thông minh, quản lý chất lượng, quản lý thiết bị và bảo trì bảo dưỡng, OEE
- Giải quyết các bài toán cốt lõi trong sản xuất nhờ tích hợp các tính năng vượt trội: 3S SPS, 7 QC Tool, Smart-KPI
- Dễ dàng kết nối với các hệ thống sẵn có của doanh nghiệp: ERP, IoT…
- Thiết kế phù hợp với mô hình sản xuất Việt Nam và chi tiết theo đặc thù ngành

Ứng dụng 3S MES là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp lớn thuộc top VNR 500 và nhiều doanh nghiệp Nhật Bản thuộc nhiều ngành nghề sản xuất, khác nhau như: bao bì, cơ khí, dược phẩm, hóa chất, may mặc….Tiêu biểu bao gồm: Traphaco, Aristino, Long Hải, Goldsun, Nhôm Đông Á, Nam Dược, APP, Weldcom, …

MES trong sản xuất liên tục

Mô hình chức năng của phần mềm 3S MES

Đến nay, sản xuất liên tục ngày càng chứng minh được lợi ích của nó trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất khác nhau. Tuy nhiên, để mô hình này vận hành thành công, cần ứng dụng giải pháp công nghệ để quản lý hiệu quả.

Hệ thống MES và các giải pháp nhà máy thông minh chính là những lời giải tối ưu nhất hiện nay cho các doanh nghiệp muốn theo đuổi mô hình này. Nếu doanh nghiệp cần tư vấn thêm về các giải pháp công nghệ hỗ trợ sản xuất, vui lòng liên hệ số hotline: 092.6886.855 để được tư vấn chi tiết.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng