bài Viết

Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm cơ khí gồm mấy bước?

10/05/2024

Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm cơ khí là một loạt các bước được thực hiện để đảm bảo rằng thành phẩm cơ khí đầu ra đáp ứng tất cả các yêu cầu về chất lượng đã được xác định trước đó. Quy trình này thường bao gồm việc sử dụng các phương pháp và công cụ kiểm tra để đánh giá các thuộc tính kỹ thuật, tính chất vật lý, và hiệu suất của sản phẩm. Nhưng thực tế quy trình này cần trải qua những bước nào? Cùng tìm hiểu những chi tiết cụ thể qua bài viết dưới đây.

Các bước trong quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm cơ khí

Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm cơ khí càng nghiêm ngặt, thành phẩm khi đến tay khách hàng càng được đảm bảo. Dưới đây là các bước cơ bản nhất trong quy trình kiểm tra chất lượng cơ khí:

Có 9 bước cơ bản trong quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm cơ khí

Có 9 bước cơ bản trong quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm cơ khí

  • Xác định yêu cầu chất lượng: Bước đầu tiên, doanh nghiệp cần tiến hành thu thập và phân tích các yêu cầu cụ thể về chất lượng của sản phẩm cơ khí. Điều này có thể bao gồm việc tham khảo các tiêu chuẩn ngành, yêu cầu từ khách hàng, và các quy định pháp lý liên quan. Mục tiêu là xác định các yếu tố quan trọng như kích thước, độ bền, độ chính xác và các tính năng kỹ thuật khác mà sản phẩm cần phải đáp ứng.
  • Lập kế hoạch kiểm tra: Sau khi các yêu cầu chất lượng đã được xác định, doanh nghiệp tiếp tục phát triển kế hoạch kiểm tra chi tiết dựa trên những yếu tố cơ bản như phương pháp kiểm tra cụ thể, tần suất kiểm tra, số lượng mẫu cần kiểm tra, các bước chi tiết,…
  • Kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào: Nguyên liệu đầu vào không đạt chuẩn sẽ gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm đầu ra, khiến thành phẩm không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng, dễ bị hỏng và kém bền. Chính vì vậy, trước khi tiến hành nhập kho, doanh nghiệp cần kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu kỹ lưỡng. Ngoài ra, đối với các nguyên liệu được lưu trữ trong kho lâu ngày, nhân viên cũng cần kiểm tra lại chất lượng trước khi đưa vào sản xuất.
  • Kiểm tra thiết bị, công cụ dụng cụ: Kiểm tra tất cả máy móc, công cụ dụng cụ trong nhà máy trước khi tiến hành sản xuất giúp doanh nghiệp đảm bảo các thiết bị vận hành trơn tru và đạt độ chính xác cao. Nhờ đó cải thiện năng suất gia công cơ khí, giảm thiểu chi phí sửa chữa do máy hỏng, đồng thời đảm bảo chất lượng của sản phẩm cơ khí.
  • Kiểm tra công đoạn sản xuất: Trong quá trình sản xuất, việc rà soát chất lượng sản phẩm theo từng công đoạn là cực kỳ quan trọng nhằm giúp doanh nghiệp tìm ra lỗ hổng và nguyên nhân gây NG, từ đó nhanh chóng khắc phục để đảm bảo chất lượng của sản phẩm đầu ra.
  • Kiểm tra thành phẩm: Sau khi sản phẩm đã được sản xuất, doanh nghiệp sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng lần cuối trước khi giao đến khách hàng để đảm bảo rằng các sản phẩm này đáp ứng yêu cầu chất lượng đã được xác định trước đó. Các yếu tố kiểm tra có thể kể đến như kích thước, chất lượng bề mặt, khả năng vận hành, và chức năng.
  • Xử lý sản phẩm không đạt chất lượng: Nếu phát hiện bất kỳ sản phẩm nào không đáp ứng yêu cầu chất lượng, các biện pháp sửa chữa hoặc loại bỏ sẽ được thực hiện. Đối với các sản phẩm bị lỗi nhỏ, doanh nghiệp sẽ tiến hành phân tích lỗi và sửa chữa để sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Với các sản phẩm lỗi nghiêm trọng hơn và không thể sửa chữa, doanh nghiệp cần  loại bỏ cách an toàn và hiệu quả.
  • Thống kê báo cáo: Mọi kết quả kiểm tra sẽ được lưu trữ và báo cáo để theo dõi, phản hồi về quá trình kiểm tra chất lượng. Báo cáo cần cung cấp thông tin về tình trạng chất lượng của sản phẩm và các biện pháp khắc phục được thực hiện.
  • Liên tục cải tiến: Cuối cùng, quy trình kiểm tra chất lượng sẽ được đánh giá và cải tiến liên tục để đảm bảo rằng sản phẩm luôn đạt được chất lượng tốt nhất có thể. Điều này bao gồm việc đánh giá hiệu suất của quy trình kiểm tra hiện tại và thực hiện các cải tiến để nâng cao hiệu quả.

Xem thêm: 5 chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm cơ khí cần biết

Lý do doanh nghiệp nên tuân thủ quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm cơ khí

Trong nhiều trường hợp, kiểm tra chất lượng sản phẩm cơ khí là yêu cầu bắt buộc đối với nhà sản xuất để sản phẩm được phép lưu hành hợp pháp trên thị trường. Việc tuân thủ các yêu cầu về kiểm tra chất lượng sẽ giúp doanh nghiệp tránh vi phạm các điều khoản pháp lý và mang lại nhiều lợi ích khác như:

Không nên bỏ qua quy trình kiểm tra chất lượng cơ khí

Không nên bỏ qua quy trình kiểm tra chất lượng cơ khí

  • Đảm bảo chất lượng: Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kiểm tra chất lượng giúp doanh nghiệp đảm bảo sản phẩm sau khi hoàn thiện có mức độ hoàn thiện cao và đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng. Điều này cũng giúp sản phẩm đạt công năng tối đa khi vận hành và hạn chế các sự cố ngoài ý muốn, làm ảnh hưởng đến an toàn của người sử dụng.
  • Giảm rủi ro và chi phí: Doanh nghiệp khi thực hiện đúng quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm cơ khí có thể phát hiện sớm các sản phẩm không đạt chuẩn (NG), đồng thời nắm bắt chính xác vấn đề xuất hiện từ khâu nào, ai là người phụ trách, nguyên nhân gây ra lỗi,… Từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời, giảm thiểu tối đa các tổn thất về chi phí sửa chữa và xử lý, thu hồi sản phẩm lỗi.
  • Nâng cao uy tín thương hiệu: Thực hiện đúng các bước trong quy trình kiểm tra chất lượng cơ khí giúp doanh nghiệp tạo ra một quy trình làm việc rõ ràng và minh bạch. Từ đó nâng cao độ tin cậy đối với các bên liên quan và nâng cao uy tín cho doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm: Ứng dụng Six Sigma trong cải thiện chất lượng sản xuất ngành cơ khí

Giải pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm cơ khí toàn diện cho doanh nghiệp

Nhà máy thông minh là một trong những bước tiến nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Triển khai nhà máy thông minh cũng là xu hướng được nhiều doanh nghiệp cơ khí chế tạo hiện nay quan tâm bởi giải pháp này không chỉ giúp quản lý toàn diện mọi hoạt động trong nhà máy, bao gồm cả quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm cơ khí mà còn giúp doanh nghiệp đặt nền móng cho những bước tiến đầu tiên khi gia nhập đường đua chuyển đổi số.

3S iFACTORY là giải pháp nhà máy thông minh hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, đã và đang được nhiều doanh nghiệp cơ khí chế tạo lớn lựa chọn, tiêu biểu như: Kimsen, TDV, Vipic1, Goshi Thăng Long,…

Đăng ký ngay để được chuyên gia tư vấn lộ trình xây dựng nhà máy thông minh dành riêng cho doanh nghiệp bạn
- Bản quy hoạch kiến trúc nhà máy thông minh toàn diện, chuẩn quốc tế
- Giải quyết 4 bài toán lớn trong sản xuất: Tiến độ - Chất lượng - Chi phí - Giao hàng
- Hỗ trợ tính toán năng lực sản xuất, lập kế hoạch, lập lịch sản xuất tối ưu
- Tùy biến theo đặc thù của từng doanh nghiệp

Với 3S iFACTORY, các doanh nghiệp cơ khí có thể kiểm soát chất lượng sản xuất từ đầu vào tới đầu ra một cách toàn diện:

  • Chức năng quản lý kho thông minh (WMS) trong 3S iFACTORY có thể kết nối với quy trình đánh giá chất lượng tại tất cả các các xưởng sản xuất trong nhà máy giúp loại bỏ các lô hàng chưa đạt chất lượng một cách thuận lợi.
  • Hệ thống liên tục cập nhật tình trạng sản phẩm từ khi bước vào quy trình sản xuất tới khi đóng gói thành phẩm. Chất lượng đạt yêu cầu qua từng bài kiểm tra mới chuyển sang công đoạn tiếp theo. Điều này giúp doanh nghiệp phát hiện lỗi sớm và có phương án khắc phục kịp thời, không để sản phẩm lỗi lọt sang công đoạn tiếp theo gây lãng phí nguồn lực và chi phí sửa chữa, thu hồi sản phẩm.
Với 3S iFACTORY, sẽ không còn khái niệm “thủ công" trong quá trình vận hành và quản lý

Với 3S iFACTORY, sẽ không còn khái niệm “thủ công” trong quá trình vận hành và quản lý

  • Chức năng quản lý thiết bị và bảo trì bảo dưỡng (MMS) có khả năng dự đoán sự cố và các vấn đề tiềm ẩn trong quy trình sản xuất, từ đó cảnh báo kịp thời tới quản lý hoặc các kỹ thuật viên để có hướng xử lý sớm nhất. Bên cạnh đó, chức năng quản lý chất lượng (QMS) còn cung cấp  khả năng truy xuất nguồn gốc và lịch sử theo từng sản phẩm, giúp doanh nghiệp xác định được nguyên nhân cụ thể của từng vấn đề và giải quyết triệt để. 
  • 3S iFACTORY có thể cập nhật dữ liệu về tình hình sản xuất theo thời gian thực, bao gồm các thông tin về:  lượng nguyên liệu tiêu thụ, năng lượng sử dụng, thời gian làm việc của máy móc và lao động, tiến độ hoàn thành đơn hàng,…  Song song với đó là xác định các yếu tố khấu hao về nguyên liệu, thời gian không hoạt động của máy móc, lãng phí năng lượng và các thất thoát khác trong quy trình sản xuất, giúp nhà máy thông minh tối ưu hoá giá thành sản xuất cho sản phẩm.

Với giải pháp nhà máy thông minh 3S iFACTORY, quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm cơ khí sẽ được cải tiến một cách khoa học và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cũng như yêu cầu theo đặc thù của từng doanh nghiệp. Liên hệ hotline 092.6886.855 hoặc email info@itgtechnology.vn để đăng ký tư vấn 1:1 với các chuyên gia đầu ngành ngay từ hôm nay!

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng