5 chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm cơ khí cần biết
Gia công cơ khí là lĩnh vực có yêu cầu cao về chất lượng và độ chính xác. Chính vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đều có các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm cơ khí vô cùng khắt khe. Đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết!
5 chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm cơ khí quan trọng cần biết
Độ chính xác của sản phẩm gia công cơ khí
Độ chính xác là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm cơ khí quan trọng nhất. Tất cả các sản phẩm cơ khí nói chung trước khi tiến hành gia công đều có bản thiết kế ban đầu (bao gồm các hình biểu diễn, số liệu ghi kích thước, yêu cầu kỹ thuật của một chi tiết hay một bộ phận). Để đảm bảo thành phẩm cuối cùng có độ chính xác cao, toàn bộ quá trình sản xuất cần phải tuân thủ theo đúng yêu cầu của bản thiết kế ban đầu, đồng thời tiến hành kiểm soát chặt chẽ từ khâu thiết kế đến khâu sản xuất.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp cơ khí đã chú trọng đầu tư dây chuyền sản xuất, máy móc công nghệ hiện đại để tạo ra những sản phẩm chất lượng. Bên cạnh đó, việc chú trọng vào quy trình sản xuất, gia công cơ khí cũng giúp các doanh nghiệp đảm bảo đảm bảo tính đồng nhất trong sản xuất hàng loạt, hạn chế tối đa sai lệch. Bởi vì đối với gia công CNC, một khi đã có sai sót hay không khớp trong bất cứ khâu nào thì sản phẩm đó hoàn toàn phải bỏ đi.
Xem thêm: 3S ERP – Giải pháp ERP đặc thù cho ngành Cơ khí & Chế tạo
Dưới đây là một số tiêu chí đánh giá độ chính xác của các sản phẩm cơ khí mà doanh nghiệp cần lưu ý:
- Tiêu chuẩn chính xác về kích thước, dung sai.
- Tiêu chuẩn chính xác về hình dáng. Ví dụ như: hình tròn, hình trụ, hình phẳng, hình côn.
- Tiêu chuẩn chính xác về vị trí tương quan. Ví dụ như: đồng tâm, vuông góc, song song.
- Tiêu chuẩn chính xác về siêu tinh trên bề mặt. Ví dụ như: độ sóng hay độ nhám.
- …
Độ bền là chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm cơ khí quan trọng
Tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm gia công cơ khí quan trọng tiếp theo chính là độ bền. Một sản phẩm cơ khí có độ bền cao cần phải chịu được các tác động và lực tác động khác nhau mà không bị biến dạng, hư hỏng hoặc gây nguy hiểm cho người dùng khi dùng.
Sản phẩm có chất lượng tốt, độ bền cao luôn được người tiêu dùng ưa chuộng. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Cơ khí – Chế tạo luôn chú trọng độ bền của sản phẩm gia công, xem đây là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá chất lượng sản phẩm.
Trên thực tế, vật liệu được sử dụng để chế tạo sản phẩm gia công cơ khí chính xác có nhiều loại như: Sắt, thép, nhôm, đồng, inox, thép không gỉ, titan, các loại hợp kim đặc biệt,… Mỗi loại vật liệu đều có tính chất, độ bền khác nhau. Vì vậy, khi tiến hành gia công, công nhân cần phải cần tuân thủ các quy trình sản xuất theo đúng quy định, đồng thời điều chỉnh các thông số kỹ thuật phù hợp để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo độ bền cho sản phẩm khi hoàn thiện. Đối với sản phẩm chịu tải trọng cao, quá trình gia công cơ khí chính xác cần phải được thực hiện bởi các chuyên gia và công nhân có kinh nghiệm để đảm bảo độ bền và chất lượng cao.
Tính thẩm mỹ của sản phẩm gia công cơ khí
Bên cạnh độ chính xác và độ bền, tính thẩm mỹ cũng là chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm cơ khí không thể bỏ qua. Giá trị thẩm mỹ của các sản phẩm gia công cơ khí được đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn về màu sắc, độ chính xác, tính đồng nhất, mức độ hoàn thiện… của sản phẩm.
Chẳng hạn, một chi tiết ống nối có tính thẩm mỹ cao cần phải đáp ứng được các tiêu chí cơ bản như: bề mặt bóng đẹp, không gỉ sét, không có vết nứt hoặc bavi, đường cắt/uốn/mối hàn tinh tế và hoàn chỉnh, các chi tiết có độ hoàn thiện cao.
Yếu tố thẩm mỹ vô cùng quan trọng trong việc sản xuất dụng cụ, thiết bị, đồ gia dụng,… Để đảm bảo tính thẩm mỹ khi gia công cơ khí chính xác, doanh nghiệp áp dụng các công nghệ hiện đại và kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất.
Xem thêm: Các công nghệ sản xuất thông minh mới nhất năm 2024
Bề mặt sản phẩm
Các phương pháp gia công bề mặt phổ biến có thể kể đến như: Mài, chà nhám, đánh bóng, phun cát, sơn và phủ bề mặt. Các phương pháp đo đạc để đánh giá chất lượng bề mặt bao gồm: đo độ thô, độ bóng và độ phẳng. Để mang lại độ chính xác, tính thẩm mỹ và hoàn thiện cao cho bề mặt sản phẩm gia công cơ khí, doanh nghiệp cần sử dụng các phương pháp gia công và đánh giá chất lượng bề mặt phù hợp và đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng.
Đọc thêm: Cách giảm tối đa sản phẩm lỗi trong sản xuất
Thời gian sản xuất sản phẩm cơ khí
Ngoài các tiêu chí trên, thời gian sản xuất cũng là yếu tố quan trọng trong tiêu chí đánh giá về chất lượng sản phẩm gia công CNC. Cụ thể, thời gian sản xuất tác động đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Đồng thời ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
Sản phẩm cơ khí chính xác có quy trình sản xuất phức tạp, thường tốn thời gian hơn các dòng sản phẩm thông thường. Doanh nghiệp cần đầu tư vào các thiết bị và công nghệ hiện đại. Nhằm tăng tốc độ sản xuất, giảm thời gian hoàn thành sản phẩm, tiết kiệm được chi phí sản xuất.
Mặc dù Cơ khí – Chế tạo là ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam, tuy nhiên, tốc độ phát triển của ngành này còn nhiều hạn chế. Chủ yếu do các doanh nghiệp trong nước còn thiếu thông tin thị trường, kỹ năng tìm kiếm khách hàng còn hạn chế; và năng lực về công nghệ chưa đủ mạnh. Để giúp các doanh nghiệp Cơ khí – Chế tạo Việt Nam nắm bắt những thông tin quan trọng của ngành, xu hướng thị trường và các công nghệ hiện đại đang được quan tâm, ITG Technology đã biên soạn Ebook “THÁO GỠ NÚT THẮT CHO DOANH NGHIỆP CƠ KHÍ – CHẾ TẠO, BỨT TỐC TRONG NĂM 2024”. Tải Ebook miễn phí TẠI ĐÂY |
Giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm cơ khí
3S iFACTORY là giải pháp nhà máy thông minh chuyên sâu cho ngành Cơ khí – Chế tạo, giúp doanh nghiệp quản lý sản xuất các công đoạn rời rạc, nâng cao chất lượng và tối ưu chi phí sản xuất thực tế, từ đó đảm bảo các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm cơ khí theo yêu cầu. Giải pháp phù hợp với doanh nghiệp cơ khí thuộc các lĩnh vực như: Cơ khí chính xác, cơ khí tiêu dùng, cơ khí máy công cụ…
Giải pháp Nhà máy thông minh 3S iFACTORY được xây dựng theo kiến trúc theo tiêu chuẩn ISA-95 quốc tế với 4 tầng hệ thống: 3S BIZHUB (Giải pháp báo cáo quản trị thông minh), 3S ERP (Giải pháp quản trị doanh nghiệp tổng thể), 3S MES (Giải pháp điều hành và thực thi sản xuất), 3S IIOTHUB (Giải pháp kết nối và tự động hóa), giúp doanh nghiệp:
Nâng cao chất lượng sản phẩm
Đối với ngành Cơ khí – Chế tạo, mỗi chi tiết sản xuất ra tại từng công đoạn đều đòi hỏi độ chính xác cao. Khi sử dụng 3S iFACTORY, doanh nghiệp có thể quản lý chất lượng IQC – PQC – OQC chặt chẽ và truy xuất nguồn gốc chính xác theo 5M+1E. Bên cạnh đó, hệ thống còn tích hợp bộ công cụ quản lý chất lượng 7 QC Tools giúp người dùng chủ động phân tích các vấn đề liên quan đến chất lượng, từ đó đưa ra dự đoán, sớm phát hiện và ngăn ngừa sự cố bất thường kịp thời, góp phần nâng cao quy trình quản lý chất lượng.
Tối ưu chi phí
3S iFACTORY giúp doanh nghiệp tinh giản thao tác vận hành, từ đó, tiết giảm chi phí vận hành chung. Hệ thống có thể lập kế hoạch chính xác để tiết giảm dòng vốn mua nguyên vật liệu ban đầu, đồng thời giám sát tiêu hao nguyên vật liệu trên từng công đoạn để tối ưu chi phí.
Bên cạnh đó, giải pháp nhà máy thông minh 3S iFACTORY còn tách biệt được chi phí và hoạch định thời gian chiếm dụng máy móc sản xuất, làm tiền đề đánh giá đúng chi phí sản xuất thực tế theo từng đơn hàng, mặt hàng,…, để đưa ra các quyết định đúng, phù hợp.
Nâng cao tiến độ
3S iFACTORY có khả năng số hóa toàn bộ quy trình lõi thông qua sự cộng hưởng của Quản trị thông minh – Vận hành thông minh – Máy móc thông minh, cho phép doanh nghiệp Cơ khí – Chế tạo lập lịch sản xuất tự động theo nhiều biến số (máy, ca, khuôn, jig…) và layout từng công đoạn, từ đó bứt phá mạnh mẽ về năng suất. Ngoài ra, giải pháp còn giúp doanh nghiệp tăng khả năng chủ động, giảm các lãng phí chờ đợi với thuật toán tối ưu lập kế hoạch sản xuất tự động, tối ưu thứ tự máy…để tăng tốc tiến độ.
Cơ khí – Chế tạo là lĩnh vực khá đặc thù và đòi hỏi chuyên môn hóa, tự động hóa cao, sản xuất theo quy trình rõ ràng. Để đáp ứng tốt các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm cơ khí, doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về chất lượng và quy trình sản xuất đã được đề ra. Bên cạnh đó, việc áp dụng các công nghệ hiện đại để quản lý dây chuyền sản xuất cũng giúp doanh nghiệp tháo gỡ bài toán chất lượng hiệu quả hơn. Nếu doanh nghiệp bạn đang cần tư vấn thêm về các giải pháp giúp nâng cao chất lượng sản phẩm cơ khí, vui lòng liên hệ đến hotline 092.6886.855 để được các chuyên gia hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.