7 Lưu ý khi triển khai giúp đảm bảo dự án ERP thành công
ERP được đánh giá là giải pháp công nghệ thông tin hiệu quả cho các vấn đề liên quan đến quản trị doanh nghiệp, tuy nhiên có nhiều lưu ý mà doanh nghiệp cần nắm rõ khi quyết định triển khai dự án ERP. Dưới đây là một số nguyên tắc cần lưu ý để đảm bảo dự án ERP thành công.
Đọc thêm: Tất tần tật những điều bạn cần biết về phần mềm ERP
1. Tìm hiểu kĩ ERP và nhu cầu của doanh nghiệp mình
Để công việc triển khai dự án ERP được hiệu quả nhất, người quản lý cần hiểu những vấn đề tồn tại trong doanh nghiệp của mình cũng như nhu cầu thay đổi một cách cụ thể. Có như vậy, phía đối tác cung cấp ERP mới có thể tư vấn phù hợp và hiệu quả cho doanh nghiệp về quy trình tổng thể, các bài toán nghiệp vụ đặc trưng của doanh nghiệp.’
Các doanh nghiệp nên yêu cầu nhà cung cấp giải pháp ERP đưa ra nhiều hơn một phương án để lựa chọn. Thêm vào đó, trong bước chuẩn bị này, các doanh nghiệp cũng chuẩn bị về mặt tinh thần, đặc biệt là tạo sự tin tưởng, thiện chí làm việc với nhà cung cấp để quá trình triển khai diễn ra thuận lợi.
2. Tìm kiếm đơn vị triển khai phù hợp
Năng lực của nhà cung cấp là một yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình triển khai dự án ERP. Thế nhưng đừng chủ quan rằng cứ là nhà cung cấp danh tiếng thì chắc chắn quá trình triển khai ERP cho doanh nghiệp của bạn sẽ thành công.
Mỗi công ty, một ngành nghề lại có một quy trình làm việc, đặc thù sản xuất, quản lý… khác nhau. Thậm chí cùng một công ty nhưng ở các giai đoạn khác nhau, quy trình làm việc cũng có những điểm khác biệt. Vì vậy, hãy cân nhắc kỹ để tìm ra một nhà triển khai thực sự hiểu vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải, nhằm đáp ứng tốt những nhu cầu và mong muốn được đề ra của doanh nghiệp bạn. Nên nhớ, không có nhà cung cấp giỏi nhất, chỉ có người hiểu rõ doanh nghiệp bạn nhất mà thôi.
Nhà cung cấp nên được coi như một đối tác, khi đó họ sẽ sẵn sàng đưa ra những đánh giá thẳng thắn về cách thức cũng như hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp. Có như vậy bạn mới có thể tìm ra một phương án phù hợp nhất cho sự phát triển sau này.
Đọc thêm: Các nhà cung cấp ERP hiện nay: Đâu là lựa chọn tốt nhất?
3. Kiểm soát ngân sách
Dự án ERP tích hợp tối ưu các công cụ nhằm quản trị toàn diện nguồn lực trong doanh nghiệp, cho nên công việc triển khai ERP khó hơn rất nhiều so với các phần mềm đơn lẻ. Đồng nghĩa vấn đề mà nhà cung cấp phải giải quyết cũng sẽ nhiều khó khăn hơn. Bởi một phần mềm ERP tốt vừa phục vụ cho tác nghiệp chi tiết của từng nhân viên, vừa giải quyết mối quan hệ tổng thể của tất cả các phòng, ban và nhân viên trong doanh nghiệp. Điều đó đẩy chi phí của công ty phần mềm lên rất cao để có thể hoàn thành việc triển khai dự án cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, để hoàn thiện một phần mềm ERP hoàn chỉnh sẽ cần đầu tư rất nhiều chi phí từ việc mua bản quyền tới việc tư vấn và chỉnh sửa, sau này sẽ có những khoản phí dành cho việc bảo trì hàng năm hay nâng cấp. Một chi phí không thể thiếu đó là chi phí đào tạo nhân viên sử dụng. Do đó giá cả chi phí cho một phần mềm ERP sẽ cao hơn rất nhiều so với các phần mềm đơn lẻ, thế nhưng giá trị nó mang lại là vô cùng to lớn.
Do đó doanh nghiệp cần kiểm soát ngân sách hiệu quả và tính toán những phát sinh sao cho hợp lý nhất, đảm bảo việc dừng lại khi đang triển khai do thiếu kinh phí.
Đọc thêm: Chi phí triển khai ERP là bao nhiêu?
4. Lựa chọn đội dự án với các thành viên phù hợp
Đừng mặc định việc triển khai dự án ERP là trách nhiệm của mỗi đơn vị thực hiện. Đó là công việc của cả đội dự án nội bộ, bởi công việc triển khai không chỉ là mua giải pháp, thử nghiệm và có phần mềm sử dụng. Những người trong đội dự án nội bộ phải là người am hiểu nghiệp vụ để luôn hiểu rõ tình trạng hiện nay của doanh nghiệp để dễ dàng.
Một điều vô cùng quan trọng nữa đó là có sự cam kết từ cấp lãnh đạo, bởi đó là người sẽ dung hòa và chọn ra hướng giải quyết cuối cùng nếu có mâu thuẫn của đội dự án nội bộ cả ở hai phía.
5. Không rút ngắn quá trình đánh giá của phía nhà cung cấp
Đừng vì mong muốn đẩy nhanh tiến trình triển khai dự án ERP mà nóng vội rút ngắn quá trình đánh giá. Quá trình đánh giá của nhà cung cấp sẽ tìm ra những vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải cũng như tìm được một giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng lớn, quy mô nhân sự càng nhiều thì quá trình lựa chọn càng cần cẩn thận.
6. Lập kế hoạch triển khai cụ thể
Một kế hoạch cụ thể, thể hiện rõ tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp, từ đó giúp cho công việc triển khai trở nên dễ dàng hơn và dễ kiểm soát được các vấn đề có thể phát sinh hơn. Điều này là trách nhiệm của cả đơn vị triển khai và doanh nghiệp thực hiện.
Một kế hoạch cần có mục tiêu rõ ràng, ngân sách cụ thể và luôn sẵn sàng cho khoản chi phí phát sinh bởi những vấn đề có thể xảy ra. Điều quan trọng nữa trong việc triển khai dự án ERP đó là đặt ra mốc thời gian từng giai đoạn chính xác nhất có thể, nhằm tránh phát sinh chi phí, phát sinh công việc và tránh ảnh hưởng cả tinh thần đội dự án tham gia.
7. Xác định thời điểm triển khai hợp lý
Đây là điểm mà doanh nghiệp thường bỏ qua và không để ý. Thế nhưng thời gian triển khai là vô cùng quan trọng. Bởi khi triển khai một dự án ERP sẽ cần từ 6 tháng tới vài năm, lúc này một số hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị thay đổi. Cho nên hãy sắp xếp lịch trình triển khai vào thời điểm thị trường ít đòi hỏi khắt khe nhất trong năm, và cũng đừng hy vọng sẽ đạt được doanh thu như mong đợi luôn sau đó.
Đọc thêm: Bài học rút ra từ 3 dự án ERP thất bại trên thế giới
Đó là những nguyên tắc mà doanh nghiệp bạn cần tuân thủ nhằm có thể triển khai một dự án ERP thành công. Tuy nhiên, mọi vấn đề trên sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu như công ty của bạn tìm được một đơn vị tư vấn triển khai ERP chuyên nghiệp và dày dặn kinh nghiệm. Để liên hệ với chuyên gia về ERP hàng đầu Việt Nam hiện nay, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 092.6886.855