bài Viết

LỰA CHỌN NÀO CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

05/10/2010

Việt Nam gia nhập WTO, mức độ cạnh tranh ngày càng cao đang đặt ra cho các ngân hàng TMCP những yêu cầu mới. Các ngân hàng TMCP đã xác định rõ ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển và hội nhập CNTT – phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với Ngân hàng của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng xu thế hội nhập và hòa nhập với các thông lệ quốc tế.

Trước mắt là phải cố gắng tối đa để hiện đại hoá ngành ngân hàng làm hành trang bước vào môi trường cạnh tranh gay gắt trong quá trình hội nhập với khu vực và trên thế giới. Đây là một thách thức lớn và đồng thời cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp và ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng, lĩnh vực các ngân hàng nói chung.

Trong những năm qua các Ngân hàng TMCP với nội lực của mình đã cố gắng tập trung đầu tư trang thiết bị phần cứng, phần mềm, viễn thông, các sản phẩm ứng dụng công nghệ kỹ thật mới, hiện đại và đầu tư nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên hoạt động trong lĩnh vực CNTT. Việc đầu tư bước đầu đã mang lại một số kết quả nhất định, trước tiên là đạt được trình độ chung của các ngân hàng về ứng dụng CNTT là hơn 80% các nghiệp vụ Ngân hàng đã được xử lý máy tính ở các mức độ khác nhau, tỷ lệ ứng dụng CNTT ở bậc cao chỉ chiếm 4%. Hầu hết các nghiệp vụ đã được chuyển từ xử lý máy tính đơn lẻ sang phương thức xử lý tập trung, nhiều nghiệp vụ đã được xử lý kịp thời như thanh toán điện tử liên ngân hàng… Một vài ngân hàng đã bước thực hiện các hệ thống dịch vụ rút tiền tự động ATM, phát triển đại lý các điểm giao dịch POS…

Tuy nhiên, thực tế cho thấy đã bộc lộ một số điểm yếu kém của ngân hàng TMCP đó là phần lớn các ngân hàng TMCP vốn điều lệ còn rất thấp so với các ngân hàng thương mại Nhà nước cũng như các ngân hàng ở các nước trong khu vực. Do đó, việc đầu tư để hiện đại hoá CNTT cho hoạt động của các ngân hàng TMCP còn nhiều hạn chế và gặp nhiều trở ngại khó khăn về việc đầu tư cho phần cứng, cho phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng cũng như đội ngũ hoạt động trong lĩnh vực CNTT. Việc cân nhắc tính hiệu quả khi đầu tư vào hệ thống CNTT và các phần mềm ứng dụng cũng như lựa chọn sáng suốt giải pháp ngân hàng là một bài toán khó và không nhìn thấy trước mắt ngay được. Để bắt nhịp được một ngân hàng hiện đại có khả năng xử lý đa dịch vụ với cơ sở dữ liệu tập trung các ngân hàng TMCP đã đầu tư phần cứng, cơ sở hạ tầng viễn thông như mạng LAN, WAN,..

Hiện nay, phần lớn các ngân hàng TMCP vẫn còn tồn tại hệ thống dữ liệu phân tán, phần mềm hệ thống cũng như phần mềm ứng dụng không đáp ứng được nhu cầu đổi mới công nghệ ngân hàng. Đứng trước một thực trạng như trên, áp lực hiện đại hoá ngành ngân hàng mang tính bức thiết, sống còn của các ngân hàng TMCP. Đây cũng chính là nhược điểm lớn của các ngân hàng TMCP, đứng trước sự tìm kiếm những giải pháp và nhà cung cấp thích hợp cho dự án hiện đại hoá ngân hàng mà cụ thể là hệ điều hành cốt lõi (core banking).

Các ngân hàng TMCP đứng trước một bài toán nan giải trong đó có tính khả thi của một số dự án là chọn core barking nào cho thích hợp? Các ứng dụng cũng như tính tương thích của các chương trình ứng dụng ra sao để cho khỏi bị lãng phí về lâu về dài trong quá trình phát triển và hiện đại hoá? Để khắc phục hạn chế này, các ngân hàng TMCP có thể học tập được kinh nghiệm quý báu từ các ngân hàng thương mại Nhà Nước như: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Hàng hải đã hoàn tất xong giai đoạn 1 của dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng của WB. Hiện trên thị trường Việt Nam còn có các nhà cung cấp core barking và các ứng dụng khác như I-Flex, Global 360, system access, teminos,.. việc đánh giá khả năng đáp ứng một hệ thống quản lý dịch vụ ngân hàng tốt các ngân hàng TMCP cần thận trọng đưa ra quyết định cho phù hợp với ngân hàng mình.

Để triển khai kênh giao dịch tự động, việc đầu tư vào hệ thống ATM của ngân hàng TMCP cũng là vấn đề cần cân nhắc kinh phí cho phù hợp (trung bình đầu tư cho một máy ATM từ 20.000 đến 30.000 USD). Thực tế hiện nay, số lượng máy ATM ở nước ta khoảng 1.500 máy ATM hơn 500.000 thẻ ATM, khoảng 912.250 thẻ ghi nợ nội địa và hơn 238.000 thẻ tín dụng quốc tế. Con số này của chúng ta là quá thấp so với các nước trong khu vực như Thái Lan có khoảng 8.100 máy ATM, Singapore có khoảng 2.400 máy ATM (lượng giao dịch khoảng 150 đến 300 giao dịch/ngày/ATM).

Để giải quyết một số vấn đề bức xúc nêu trên, hòa nhập xu thế hiện đại hóa các ngân hàng TMCP cần phải có sự liên kết giữa các ngân hàng với nhau trước tiên là chia sẻ kinh nghiệm và kinh phí. Bên cạnh đó cần phải có sự quan tâm của Ngân hàng Nhà nước để giúp cho các Ngân hàng TMCP tạo thêm sức mạnh trong quá trình hiện đại hoá ngành ngân hàng và cần cân nhắc kỹ càng những vấn đề như: Lựa chọn hướng đi đúng về đầu tư CNTT trong quá trình hiện đại hoá ngân hàng là quan trọng nhất, kế đến việc chọn lựa core barking nào là thích hợp? Các ngân hàng TMCP cần có điều kiện được tiếp cận với các nguồn vốn tài trợ hoặc cho vay của các tổ chức tín dụng thế giới và khu vực để các ngân hàng TMCP có điều kiện đầu tư trong lĩnh vực CNTT nhằm hiện đại hoá ngân hàng góp phần tăng thế và lực của toàn ngành ngân hàng trong quá trình hội nhập sắp tới, vì trung bình mỗi ngân hàng TMCP phải chi phí khoảng từ 1,2 triệu USD đến 4 triệu USD cho các chi phí corebanking, phần cứng, đường truyền thông, dịch vụ ngân hàng đi kèm, chi phí triển khai, chi phí đào tạo, chi phí bảo hành, bảo trì.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng