(CafeF) – Intel cùng đối tác ITG Technology “gỡ nút thắt” chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất Việt
Làn sóng Covid-19 lần thứ tư trở lại với nhiều tác động tiêu cực, khiến doanh nghiệp Việt “lao đao” với bài toán vừa chống dịch, vừa duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, có một điều tích cực mà Covid-19 đã tạo ra, đó là thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.
Doanh nghiệp sản xuất bước tiếp như thế nào với trạng thái thế giới mới
Là trụ cột nuôi dưỡng nền kinh tế, tuy nhiên ngành sản xuất lại đang chịu ảnh hưởng nặng nề khi đại dịch Covid-19 quay lại, kéo theo một khoảng lặng chưa có hồi kết cho thị trường. Đứng trước những cơ hội mà hội nhập quốc tế cùng sự chuyển dịch cung ứng đem lại; trong đó đan xen là các thách thức đến từ dịch bệnh, vậy doanh nghiệp nên bước tiếp như thế nào để vực dậy sau dịch? Đó là câu hỏi còn bỏ ngỏ trả lời mà nhiều nhà lãnh đạo đã trăn trở trong suốt thời gian qua.
Rõ ràng, không có công thức chung cho bài toán hồi sinh của mọi doanh nghiệp, nhưng một điều chắc chắn, nếu tiếp tục vận hành theo cách truyền thống và không thay đổi, họ sẽ không thể phát triển bền vững trong một kỷ nguyên VUCA(*) đầy bất định.
Theo chuyên gia Nguyễn Đức Quế – Giám đốc Kênh phân phối của Intel Vietnam, đây là thời điểm vàng để các doanh nghiệp chuyển đổi số, giành thế chủ động ngay sau khi Việt Nam bước vào giai đoạn phục hồi. Bởi chỉ khi ứng dụng công nghệ, doanh nghiệp mới có thể tạo ra những bước nhảy vọt trong sản xuất cũng như thích ứng với các yêu cầu của trạng thái thế giới mới: “phẳng” và “không chạm”.
Theo số liệu thống kê do Bộ Công Thương và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tiến hành đối với gần 2.700 doanh nghiệp thuộc 18 nhóm ngành công nghiệp về độ sẵn sàng tiếp cận với các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, có tới 82% doanh nghiệp đang ở vị trí mới nhập cuộc; 61% doanh nghiệp còn đứng ngoài cuộc và 21% doanh nghiệp mới bắt đầu nhập cuộc. Đằng sau số lượng ít ỏi doanh nghiệp sản xuất bước chân vào mảnh đất số, là rất nhiều những “mông lung” về việc bắt đầu từ đâu, như thế nào, kết quả ra sao đang đón đợi.
Đọc thêm: Triển khai giải pháp nhà máy thông minh giúp doanh nghiệp biến thách thức thành cơ hội sau đại dịch
Bài toán cốt lõi cần giải quyết khi chuyển đổi số sản xuất
Thực trạng đa số doanh nghiệp sản xuất Việt Nam hiện nay đang gặp phải là lao động thủ công nhiều hơn máy móc. Phần lớn mọi thông tin trong quá trình sản xuất phụ thuộc hoàn toàn vào con người. Điều này dẫn đến sự thiếu hụt dữ liệu để nhà quản trị phân tích và đưa ra các quyết định kịp thời. Đáng nói, chất lượng thông tin còn chưa được kiểm chứng, phản ánh không chính xác thực trạng hoạt động, nguyên nhân sự cố, từ đó khó đưa ra cách khắc phục cho nhà máy.
Chuyên gia Nguyễn Xuân Hách – Giám đốc điều hành ITG Technology cho biết “đứt gãy thông tin” là trung tâm của mọi vấn đề trong doanh nghiệp sản xuất. Việc thu thập, kết nối thông tin cần được triển khai với một nền tảng công nghệ có sự phân cấp rõ ràng và thực hiện theo lộ trình để đảm bảo phù hợp với mục tiêu – điều kiện phát triển của doanh nghiệp.
Nếu như dấu chân điện tử (digital footprint) trong xã hội vẫn còn là đề tài tranh cãi đúng sai thì dấu chân điện tử trong sản xuất, hiểu nôm na các thông tin, dữ liệu trong quá trình vận hành, chính là điều chắc chắn các chủ doanh nghiệp nên thu thập. Giải quyết được bài toán lấy thông tin gì và kết nối như thế nào sao cho tương tác tốt từ cấp quản lý tới cấp thực thi ở xưởng sản xuất, sẽ là tiền đề đưa doanh nghiệp tiến tới mô hình nhà máy thông minh, xu hướng tất yếu của thế giới.
Intel cùng ITG Technology cung cấp giải pháp chuyển đổi số trong sản xuất thông minh
Thấu hiểu những thách thức mà Doanh nghiệp sản xuất đang đối mặt, cũng như mong muốn chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ trong kỷ nguyên số, Intel Vietnam bắt tay cùng đối tác ITG Technology, tổ chức webinar ngày 19/08/2021 với chủ đề “Chuyển đổi số trong sản xuất thông minh“.
Tham dự chương trình, các nhà quản lý được tiếp cận góc nhìn thực tế về việc lựa chọn mô hình chuyển đổi số phù hợp đặc thù nền sản xuất Việt. Đồng thời, trang bị những phương pháp luận để triển khai mô hình nhà máy thông minh bắt nhịp xu hướng toàn cầu. Bên cạnh đó, các chuyên gia từ Intel và ITG cũng đem đến nhiều lời khuyên thiết thực về việc kết nối IoT – xử lý thông tin dữ liệu, “gỡ rối” cho các chủ doanh nghiệp bài toán tăng năng lực sản xuất, tối ưu hóa nguồn lực và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng trong kỷ nguyên 4.0.
Đây còn là cơ hội để những nhà quản lý công nghệ tìm hiểu hệ sinh thái giải pháp cơ sở hạ tầng phần cứng thế hệ mới nhất từ tập đoàn Intel, cũng như giải pháp nhà máy thông minh “make-in-Vietnam” 3S iFACTORY từ ITG. Sự kết hợp của hai đơn vị hàng đầu này đã đem đến cho doanh nghiệp nhiều hơn một lời giải cho các câu hỏi: chuyển đổi số bắt đầu từ đâu và như thế nào.
(*) VUCA là thuật ngữ dùng để miêu tả tình trạng bất định của thị trường, viết tắt từ 4 chữ cái đầu tiên của Volatility (Biến động), Uncertainty (Không chắc chắn), Complexity (Phức tạp), Ambiguity (Mơ hồ). Và Covid-19 chính là một trong những “làn sóng” VUCA ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và nền kinh tế toàn cầu hiện nay.
Đọc bài trực tiếp tại đây