Giải pháp chuyển đổi số nhà máy thông minh ngành nhựa

11/11/2024

Chi phí sản xuất ngày càng tăng cao, năng suất lao động giảm thấp và chất lượng sản phẩm không ổn định đang trở thành “thảm họa nhấn chìm” nhiều doanh nghiệp nhựa giữa dòng chảy cạnh tranh. Đứng trước thách thức này, các nhà sản xuất nhựa cần một giải pháp giúp tối ưu toàn diện cả Con người – Quy trình – Công nghệ. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của các giải pháp chuyển đổi số nhà máy thông minh ngành nhựa.

Những “tảng băng chìm” trong quản lý – vận hành khiến doanh nghiệp nhựa tổn thất nặng nề

Khó khăn trong quản lý đơn hàng và kế hoạch

Excel đang là công cụ chính được sử dụng để quản lý đơn hàng và kế hoạch sản xuất tại hầu hết doanh nghiệp nhựa hiện nay. Tuy nhiên, đặc thù ngành nhựa là số lượng đơn hàng cần quản lý lớn, các mặt hàng rất đa dạng về chủng loại. Vậy nên, chỉ sử dụng Excel khiến doanh nghiệp không thể theo dõi được đơn hàng ở các thời điểm khác nhau, đồng thời gặp khó khăn khi quản lý kế hoạch sản xuất và tối ưu nguồn lực tại từng công đoạn.

Doanh nghiệp nhựa gặp nhiều khó khăn trong quản lý đơn hàng và kế hoạch sản xuất khi chưa có giải pháp chuyển đổi số nhà máy thông minh ngành nhựa

Doanh nghiệp nhựa gặp nhiều khó khăn trong quản lý đơn hàng và kế hoạch sản xuất khi chưa có giải pháp chuyển đổi số nhà máy thông minh ngành nhựa

Không thể theo dõi tiến độ sản xuất liên tục

Dây chuyền sản xuất nhựa thường bao gồm nhiều công đoạn và không cố định, mỗi sản phẩm có quy trình sản xuất khác nhau, đi qua các công đoạn khác nhau và sử dụng máy móc riêng nên rất khó theo dõi, quản lý. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp vẫn đang áp dụng cách thức thu thập dữ liệu sản xuất bằng form biểu tại hiện trường và thống kê kết quả bằng Excel nên việc theo dõi tiến độ sản xuất liên tục gần như bất khả thi.

Khó kiểm soát tiêu hao nguyên vật liệu và vật tư

Đa số doanh nghiệp nhựa đều gặp khó khăn trong việc kiểm soát nguyên vật liệu chính (hạt nhựa) và vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuất. Lượng nguyên liệu được cấp cho sản xuất thường vượt quá nhu cầu thực tế khiến doanh nghiệp không thể kiểm soát chính xác số lượng nguyên vật liệu đã sử dụng theo từng đơn, đồng thời gây ra tình trạng tồn kho nguyên vật liệu tại từng công đoạn lớn.

Xem thêm: Giải pháp quản lý kho thông minh ngành nhựa: Quản lý hàng ngàn mã SKU chỉ là chuyện đơn giản!

Doanh nghiệp nhựa không thể kiểm soát được số lượng nguyên vật liệu tồn tại từng công đoạn

Doanh nghiệp nhựa không thể kiểm soát được số lượng nguyên vật liệu tồn tại từng công đoạn

Kiểm soát chất lượng tại từng công đoạn, đơn hàng

Đa số doanh nghiệp nhựa (đặc biệt là doanh nghiệp phụ trợ chuyên đúc các sản phẩm nhựa kỹ thuật) đều đang tiêu tốn rất nhiều nguồn lực để đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của đơn hàng, bao gồm: Nhân sự chuẩn bị và kiểm tra máy đúc trước khi tiến hành sản xuất; nhân sự đứng tại máy để kiểm tra chất lượng sản phẩm sau đúc; đội ngũ QC để kiểm soát quá trình sản xuất, khoanh vùng lỗi và quản lý chất lượng thành phẩm trước khi phân phối đến khách hàng… 

Mặc dù vậy, doanh nghiệp cũng không thể kiểm soát được hết tất cả vấn đề chất lượng sẽ xảy ra, lỗi sản phẩm thường chỉ được phát hiện ở công đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất khiến doanh nghiệp tốn nhiều thời gian khoanh vùng và truy xuất, đồng thời gây ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất. Đây cũng là một trong những “nút thắt” khó giải nhất mà các nhà quản trị đang phải đối mặt.

Kiểm soát chất lượng thủ công khiến doanh nghiệp tiêu tốn nhiều nguồn lực

Kiểm soát chất lượng thủ công khiến doanh nghiệp tiêu tốn nhiều nguồn lực

Kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất

Công cụ và cách thức thống kê dữ liệu hiện tại của các doanh nghiệp sản xuất nhựa không thể tính toán chính xác giá thành thực tế theo từng sản phẩm, đơn hàng. Việc tính toán và đưa ra báo giá vẫn mang yếu tố cảm tính nhiều, là nguyên nhân chính làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (báo giá thiếu cạnh tranh, tổn thất lợi nhuận thực tế).

Kiểm soát năng lượng và phát thải

Trong bối cảnh các tiêu chuẩn về ESG ngày càng thắt chặt, doanh nghiệp nhựa phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc quản lý năng lượng và phát thải sản xuất. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa triển khai được hệ thống giám sát năng lượng toàn diện, dẫn đến việc tiêu hao năng lượng vượt kiểm soát ở nhiều công đoạn, làm ảnh hướng đến chi phí sản xuất tổng thể.

Bên cạnh đó, việc thiếu các công cụ đo lường phát thải cũng khiến doanh nghiệp khó xác định và giảm thiểu tác động môi trường của mình. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu mà còn khiến doanh nghiệp mất đi lợi thế cạnh tranh khi khách hàng ngày càng ưu tiên lựa chọn các nhà cung cấp có trách nhiệm với môi trường.

Những “tảng băng chìm” trong hoạt động quản lý – vận hành đang gây ra những tổn thất nghiêm trọng về nguồn lực, nguyên vật liệu, đơn hàng, lợi nhuận… cho doanh nghiệp sản xuất nhựa. Để giải quyết triệt để những vấn đề này và “lội ngược dòng” trở thành người dẫn đầu, chuyển đổi số là con đường tất yếu!

Giải pháp chuyển đổi số nhà máy thông minh giúp doanh nghiệp nhựa tối ưu năng suất và chi phí sản xuất

Đúc kết từ hơn 18 năm kinh nghiệm tư vấn & triển khai các giải pháp số cho Top Doanh nghiệp Nhựa Việt Nam, ITG đã nghiên cứu và phát triển hệ sinh thái chuyển đổi số ngành nhựa, giúp doanh nghiệp tối ưu S-Q-C-D:

  • Speed: Kết nối thông tin văn phòng – Nhà máy, tăng tốc độ vận hành
  • Quality: Kiểm soát chất lượng từng công đoạn, truy xuất nguồn gốc
  • Cost: Tối ưu tồn kho, chi phí sản xuất, báo giá nhanh theo chi phí thực tế
  • Delivery: Kế hoạch linh hoạt, kiểm soát tiến độ liên tục, hiệu quả
  • Environment: Kiểm soát năng lượng, phát thải nhựa trong tiến trình ESG
Giải pháp chuyển đổi số nhà máy thông minh của ITG

Giải pháp chuyển đổi số nhà máy thông minh của ITG

Hệ sinh thái chuyển đổi số chuyên sâu cho ngành nhựa của ITG bao gồm 2 bộ giải pháp lõi được thiết kế phù hợp với từng đối tượng trong doanh nghiệp: Từ các cấp quản lý, ban lãnh đạo khối quản trị đến khối hoạch định nguồn lực và khối vận hành, thực thi dưới hiện trường (kho, sản xuất, chất lượng).

Giải pháp 3S ERP – Hoạch định nguồn lực & Quản trị tổng thể doanh nghiệp

3S ERP giúp kết nối toàn bộ quy trình tác nghiệp lõi của doanh nghiệp trên một nền tảng đồng bộ, từ đó giảm rủi ro do đứt gãy thông tin và tối ưu nguồn lực 4M:

  • Tài chính – Kế toán: Hỗ trợ quản lý chi phí theo trung tâm phí (Cost Center), quản lý ngân sách – dòng tiền, quản lý công nợ phải thu – phải trả, tính toán giá thành thực tế theo nhiều tiêu thức phân bổ khác nhau…
  • Quản trị mua hàng: Cho phép lập kế hoạch mua hàng chính xác dựa trên tình trạng tồn kho, nhu cầu sản xuất thực tế và các dữ liệu lịch sử; đồng thời hỗ trợ quản lý nhà cung cấp, các yêu cầu đổi/trả hàng hóa, quản lý nhận hàng…
  • Quản trị bán hàng: Quản lý kế hoạch bán hàng, quản lý tính giá/báo giá/đơn hàng bán, quản lý xuất kho/giao hàng/hóa đơn, quản lý đổi trả hàng bán, quản lý chính sách bán hàng,…
  • Quản trị sản xuất: Cung cấp khả năng quản lý định mức nguyên vật liệu (BOM), quản lý năng lực sản xuất tổng thể (PP), quản lý nhu cầu sản xuất (MDS), hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP), lập kế hoạch sản xuất (MPS), quản lý quy trình sản xuất (Routing), thống kê công đoạn sản xuất, báo cáo quản trị sản xuất
  • Quản trị hàng tồn kho: Giúp người dùng quản lý hiệu quả công tác nhập – xuất kho, kiểm kê hàng hóa nhập kho, quản lý hàng tồn kho, quản lý quy trình điều chuyển kho, quản lý giá vốn hàng tồn kho,…

Bên cạnh đó, phần mềm còn cung cấp các module mở rộng (HXM, DMS, CRM…) có thể tích hợp dễ dàng vào hệ thống sẵn có, giúp doanh nghiệp dễ dàng hoạch định và tối ưu các nguồn lực quan trọng như Tài chính – Con người – Nguyên vật liệu – Máy móc thiết bị.

Xem thêm: Giải pháp ERP ngành nhựa: Bí quyết tối ưu Kế hoạch – Tiến độ – Chi phí

Giải pháp 3S iFACTORY – Quản lý và vận hành khối sản xuất

Kết nối thông tin hai chiều giữa tầng quản lý vận hành sản xuất với tầng tự động hóa, đồng thời liên kết dữ liệu giữa các công đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất, từ đó cải tiến các chỉ số S-Q-C-D-E trong doanh nghiệp:

  • Quản lý kho thông minh (WMS): Ứng dụng QR Code/Barcode/RFID cùng công nghệ IoT để kiểm soát tồn kho chính xác theo thời gian thực, từ đó tối ưu chi phí tồn kho và tăng hiệu quả sử dụng vốn.
  • Điều hành và thực thi sản xuất (MES): Theo dõi, kiểm soát và vận hành hoạt động sản xuất dưới nhà máy theo thời gian thực, giúp doanh nghiệp lập lịch sản xuất theo nhiều biến số (máy, ca, khuôn, chất liệu…), sắp xếp lịch sản xuất phù hợp với năng lực để đảm bảo tiến độ, quản lý sản xuất chi tiết trên từng công đoạn…
  • Quản lý chất lượng (QMS): Thu thập và xử lý dữ liệu theo thời gian thực thông qua các thiết bị IoT (cảm biến, gateway…) giúp thống kê số lượng OK/NG/Runner nhanh chóng; đồng thời số hóa hoạt động IQC – PQC – OQC trên từng công đoạn, hỗ trợ doanh nghiệp nhựa truy xuất nguồn gốc sản xuất dễ dàng.
  • Quản lý bảo trì bảo dưỡng (MMS): Cho phép cập nhật hồ sơ kỹ thuật của từng thiết bị, máy móc; giúp doanh nghiệp chủ động phòng ngừa sự cố thiết bị, hạn chế gián đoạn sản xuất và giảm chi phí sửa chữa máy móc.
  • Quản lý hiệu suất thiết bị tổng thể (OEE): Đo lường hiệu quả và năng suất thông qua cả 3 mặt nguồn lực (thời gian, chất lượng, tốc độ vận hành), nhờ đó hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hiệu suất máy móc và xây dựng các phương án cải tiến sản xuất phù hợp.
  • Quản lý năng lượng (EMS): Số hóa quy trình thu thập dữ liệu môi trường, phân tích xu hướng tiêu thụ năng lượng trong quá trình sản xuất và đo lường, giám sát nguồn năng lượng tổng thể; hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện công cuộc chuyển đổi xanh và các trách nhiệm ESG.
  • Trục kế hoạch sản xuất thông minh (3S SPS): Tự động lập kế hoạch và lập lịch sản xuất chi tiết dựa trên phương thức liên kết thông tin giữa ERP và MES giúp tính toán chính xác nhu cầu nguyên vật liệu, xếp lịch và phân bổ lệnh sản xuất cho từng máy, cũng như tự động điều chỉnh lịch sản xuất…
  • Thu thập – kết nối – chuyển đổi dữ liệu (IIOTHUB) & Trực quan hóa hiện trường sản xuất (FACTORY INSIGHT): Giúp nhà quản lý có cái nhìn toàn cảnh về tình hình vận hành sản xuất trên từng công đoạn, từng máy móc, theo từng đơn hàng; từ đó đưa ra những quyết định thúc đẩy năng lực sản xuất của line, máy, tổ công nhân một cách kịp thời, nhanh chóng.

Đặc biệt, toàn bộ dữ liệu về kết quả vận hành thu thập dưới 3S iFACTORY sẽ được cập nhật lên hệ thống lớp trên (3S ERP). Nhờ đó, hệ thống ERP có thể ngay lập tức tính được toàn bộ báo cáo quản trị (mua hàng, bán hàng, tài chính kế toán…). Điều này cho phép các nhà quản trị có thể tính được sơ bộ kết quả, chi phí ngay khi kết thúc ca/ngày sản xuất mà không cần phải chờ đợi đến cuối tháng, giúp thay đổi toàn bộ cách thức quản lý tài chính kế toán của doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp nhựa đang tìm kiếm sự đổi mới và tăng trưởng bền vững, đầu tư vào các giải pháp chuyển đổi số nhà máy thông minh không chỉ là một quyết định chiến lược, mà còn là bước đi cần thiết để mở ra cánh cửa thành công. Các doanh nghiệp có nhu cầu được tư vấn chi tiết hơn về giải pháp chuyển đổi số ngành nhựa có thể liên hệ đến hotline 092.6886.855 để được các chuyên gia tư vấn chi tiết.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng