bài Viết

Giá thành sản xuất – Phương pháp tính giá thành chuẩn

18/07/2023

Lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu với mỗi doanh nghiệp. Để đạt được lợi nhuận cao, doanh nghiệp cần giải quyết được các vấn đề về chi phí, từ đó đưa ra những chiến lược cải thiện sản xuất và tối ưu hóa doanh thu hiệu quả. Vì vậy, điều chỉnh giá thành sản xuất – chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí vận hành doanh nghiệp đang là phương án được nhiều đơn vị lựa chọn để tối ưu hóa lợi nhuận.

Giá thành sản xuất là gì?

Giá thành sản xuất là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả để hoàn thành một đơn vị sản phẩm trong điều kiện sản xuất bình thường.

Giá thành sản xuất bao gồm tất cả chi phí cần để sản xuất một sản phẩm

Giá thành sản xuất bao gồm tất cả chi phí cần để sản xuất một sản phẩm

Giá thành sản xuất là một phần của giá thành tổng thể và được cấu thành bởi 3 loại chi phí chính là:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất và hình thành nên sản phẩm dịch vụ.
  • Chi phí nhân công trực tiếp: Đề cập đến chi phí doanh nghiệp sản xuất phải chi trả cho người lao động trực tiếp làm ra sản phẩm dịch vụ.
  • Chi phí sản xuất chung: Gồm những khoản chi phí liên quan đến việc tạo ra sản phẩm như chi phí quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí chi trả hóa đơn điện/nước,…

Giá thành sản xuất được đánh giá là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh hiệu quả của hoạt động sản xuất và quản lý sản xuất; biểu hiện kết quả sử dụng tài sản, tiền vốn, nguyên vật liệu, lao động trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp xây dựng chính sách giá cả phù hợp với từng loại sản phẩm, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh về giá trước đối thủ.

Giá thành sản xuất bao gồm những gì?

Qua quá trình sản xuất, giá thành sẽ được chia làm nhiều loại khác nhau, phụ thuộc vào từng yêu cầu riêng về quản lý cũng như các hình thức phân loại cụ thể. Nhìn chung, có thể chia nhỏ chỉ số này ra từng phần như sau:

  • Giá thành kế hoạch
  • Giá thành định mức
  • Giá thành thực tế
  • Giá thành khi sản xuất
  • Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ

Công thức tính giá thành sản xuất

Để tính được chi phí sản xuất tổng thể của một sản phẩm, dịch vụ nhất định, bộ phận kế toán cần thường xuyên tập hợp các số liệu về chi phí. Cụ thể, các chi phí trực tiếp như: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí lao động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất,… sẽ được tổng hợp lại theo đối tượng tập hợp chi phí hoặc đối tượng tính giá thành, còn chi phí sản xuất chung thì phải được lựa chọn theo tiêu thức phù hợp và được phân bổ hợp lý cho từng đối tượng.

Công thức tính giá thành sản xuất chuẩn

Công thức tính giá thành sản xuất chuẩn

Xem thêm: ERP – Công cụ đắc lực cho bộ phận tài chính kế toán trong doanh nghiệp

Sau khi tiến hành thu thập số liệu về các loại chi phí, dịch vụ của doanh nghiệp, chi phí sản xuất một sản phẩm hay dịch vụ sẽ được tính theo công thức: 

Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành / Tổng số lượng sản phẩm hoàn thành

Trong đó, tổng giá thành sản phẩm hoàn thành sẽ được tính bằng giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ cộng với chi phí sản xuất trong kỳ và loại trừ giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Còn sản phẩm dở dang được hiểu là sản phẩm chưa hoàn thành, còn đang sản xuất dang dở trên dây chuyền hay phân xưởng sản xuất.

Có rất nhiều loại chi phí sản xuất. Bạn đọc có thể đọc thêm bài viết về phân loại Chi phí sản xuất

Quy trình tính giá thành sản xuất

Tuân thủ theo một quy trình tính giá thành sản phẩm là cơ sở để đảm bảo tính chính xác của chi phí sản xuất hàng hóa. Thông thường, quy trình này gồm các bước sau:

Các bước tính giá thành sản xuất

Các bước tính giá thành sản xuất

  • Bước 1: Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Công đoạn này giúp cung cấp số liệu cho việc tính giá thành theo từng đối tượng trong doanh nghiệp và cũng là cơ sở để kế toán doanh nghiệp xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp, đáp ứng các yêu cầu của công tác tính giá.
  • Bước 2: Tập hợp các chi phí để tính giá sản xuất, bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
  • Bước 3: Tính giá thành 
  • Bước 4: Kiểm tra lại để đảm bảo tính đúng chi phí sản xuất của từng nhóm sản phẩm được sản xuất ra trong tháng.

Xem thêm: Cách tính giá thành sản phẩm

Các phương pháp tính giá thành sản xuất

Dưới đây là một số cách tính giá thành sản xuất sản phẩm phổ biến trên thị trường hiện nay:

  • Phương pháp trực tiếp: Là loại phương pháp thường được sử dụng cho những sản phẩm có quy trình công nghệ sản xuất đơn giản, khép kín, với chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ, liên tục như sản phẩm bánh kẹo, điện, nước,…
  • Phương pháp tính giá thành theo hệ số: Các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất mà quá trình sản xuất sử dụng cùng loại nguyên vật liệu nhưng sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau thường áp dụng phương pháp này.
  • Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ: Đây là phương pháp thích hợp với các đơn vị sản xuất được đa dạng chủng loại sản phẩm từ một quy trình công nghệ sản xuất chung.
  • Phương pháp loại trừ chi phí: Thường được áp dụng tại các doanh nghiệp sản xuất sở hữu một quy trình công nghệ sản xuất, ngoài sản xuất ra sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ hoặc hư hỏng không sửa chữa được.
  • Phương pháp tổng cộng chi phí: Doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, quá trình sản xuất chế biến sản phẩm đòi hỏi phải qua nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ thường ưa chuộng phương pháp này.
  • Phương pháp liên hợp: Phù hợp với doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm đòi hỏi việc tính giá phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.
  • Phương pháp tính theo định mức: Thường được lựa chọn bởi những doanh nghiệp đã xây dựng được định mức kinh tế kỹ thuật hoàn chỉnh và ổn định.

Các phương pháp tính giá được liệt kê phía trên cần được lựa chọn kỹ lưỡng, dựa trên các điều kiện thực tế của doanh nghiệp về đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, dây chuyền sản xuất cũng như đối tượng tập hợp chi phí sản xuất để đem lại sự thuận tiện và hiệu quả cho hoạt động tính giá thành trong sản xuất.

Tầm quan trọng của công tác quản lý giá thành sản xuất

Chi phí sản xuất giảm sẽ giúp doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm, từ đó tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, tăng lợi nhuận và tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất.

Quản lý giá thành sản xuất là công tác quan trọng

Quản lý giá thành sản xuất là công tác quan trọng

Lợi thế cạnh tranh về giá cho phép doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, đây cũng là “con dao hai lưỡi”. Chiến lược giá thấp đặc biệt nguy hiểm nếu không có một kế hoạch cụ thể hoặc không xuất phát từ việc quản lý và vận hành sản xuất hiệu quả nên có mức giá tốt.

Vì vậy, để giảm giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo lợi nhuận, doanh nghiệp cần giảm chi phí sản xuất, và cách hiệu quả nhất để đạt được điều này là áp dụng những thành tựu của tiến bộ khoa học kỹ thuật – công nghệ vào sản xuất:

  • Ứng dụng máy móc, công nghệ mới cải tiến hoạt động sản xuất
  • Ứng dụng công nghệ số trong quản lý sản xuất, tự động hóa quy trình
  • Ứng dụng công nghệ số trong công tác lập kế hoạch, tập hợp số liệu và có tính kết nối toàn bộ doanh nghiệp

Giải pháp tính giá nhanh chóng và tối ưu giá thành hiệu quả cho doanh nghiệp

Trong thời đại công nghệ số phát triển, việc ứng dụng các giải pháp công nghệ hiện đại để nâng cao năng lực quản lý giá thành và hỗ trợ tính giá chuẩn xác đang là phương án được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

3S ERP hỗ trợ tính giá thành hiệu quả, chính xác

3S ERP hỗ trợ tính giá thành hiệu quả, chính xác

Trong đó, phần mềm 3S ERP là một trong những công cụ đang được nhiều doanh nghiệp ứng dụng hiện nay. Với 5 module quản trị chính là: Quản trị mua hàng, Quản trị bán hàng, Quản trị sản xuất, Quản trị hàng tồn kho, Tài chính – Kế toán, phần mềm 3S ERP cung cấp cho doanh nghiệp khả năng quản lý nguồn lực tổng thể và tận dụng các nguồn lực tối ưu. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất. Đây là một trong những bước để hạ giá thành sản phẩm.

Đặc biệt, chức năng tính giá nằm trong phân hệ quản trị bán hàng của 3S ERP cũng được khách hàng đánh giá cao vì có thể thiết lập công thức để người dùng tính toán giá thành sản phẩm chính xác theo nhiều phương pháp (định mức, tỷ lệ, chi phí trực tiếp,…) và nhiều kiểu tập hợp khác nhau, từ đó cân đối giá bán để đảm bảo tối ưu lợi nhuận.

Các doanh nghiệp có nhu cầu tối ưu hóa quy trình quản lý giá thành hoặc mong muốn tìm kiếm một công cụ tính giá hiệu quả, hãy liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi qua hotline: 092.6886.855 để được nhận tư vấn và hỗ trợ.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng