Tính giá thành sản phẩm: Bài toán muôn thuở với các doanh nghiệp sản xuất
Tính giá thành sản phẩm chính xác là bước đầu giúp doanh nghiệp xác định giá bán và đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, làm sao để tính giá thành sản phẩm chuẩn và nên áp dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm nào hợp lý lại là vấn đề khiến nhiều nhà quản lý sản xuất đau đầu. Trong bài viết này, ITG sẽ gỡ rối, giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán muôn thuở này.
Mục đích của tính giá thành sản phẩm trong sản xuất
Giá thành sản phẩm là kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất. Xác định được giá thành sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bất cứ doanh nghiệp sản xuất nào. Theo đó, mục đích của tính giá thành sản phẩm là:
- Xác định giá thành sản phẩm bán ra, qua đó là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh của từng sản phẩm, ngành hàng, từng bộ phận và toàn doanh nghiệp.
- Giúp các nhà quản trị làm tốt công tác hoạch định và kiểm soát chi phí ở từng nơi phát sinh phí (từng phòng ban, từng phân xưởng, từng hoạt động…)
- Giúp các nhà quản trị trong các nỗ lực nhằm giảm thấp chi phí sản phẩm, có giải pháp cải tiến sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
- Là cơ sở để các nhà quản trị xây dựng một chính sách giá bán hợp lý, có tính cạnh tranh và là cơ sở cho nhiều quyết định tác nghiệp khác.
Đọc thêm: Bí quyết xây dựng chính sách bán hàng hiệu quả
Để tính giá thành sản phẩm trong sản xuất cần dựa vào đâu?
Các yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm bao gồm:
- Các nguyên liệu
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là nguyên liệu thô được mua trực tiếp để sản xuất các sản phẩm.
- Chi phí nhân công
Chi phí nhân công trực tiếp là tổng chi phí doanh nghiệp phải trả để thuê nhân công lắp ráp hoặc sản xuất sản phẩm. Chi phí này thường bao gồm: Tiền lương, thuế lương, tiền bảo hiểm nhân thọ hoặc bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm lao động,… Doanh nghiệp sẽ cộng tất cả các chi phí phải chịu trong tháng để xác định tổng chi phí lao động trực tiếp.
- Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là chi phí liên quan đến nhà máy, gián tiếp phát sinh khi sản xuất sản phẩm. Hiện nay, phần lớn các công ty đang tính chi phí sản xuất một cách tương đối bằng phương pháp phân bổ theo hệ số chứ chưa đo đạc được chính xác, dẫn tới việc tính giá thành từng sản phẩm không sát với thực tế.
Chi phí sản xuất bao gồm:
- Nguyên liệu gián tiếp: Nguyên liệu gián tiếp là nguyên liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất nhưng không thể truy nguyên trực tiếp đến sản phẩm. Ví dụ: Keo, dầu, băng keo, vật tư làm sạch, v.v … được phân loại là vật liệu gián tiếp vì sẽ không thể (hoặc không hiệu quả về chi phí) để xác định chi phí chính xác của vật liệu đi vào sản xuất sản phẩm.
- Lao động gián tiếp: Là khoản phí doanh nghiệp phải trả cho những lao động không trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm như: Nhân viên bảo vệ, giám sát viên và nhân viên đảm bảo chất lượng trong nhà máy,… Tiền lương và lợi ích của họ sẽ được phân loại là chi phí lao động gián tiếp.
- Các chi phí khác: Gồm các chi phí liên quan đến tiện ích nhà máy, cho thuê và bảo hiểm, chi phí điện nước, khấu hao máy móc…
Đọc thêm: Giá thành sản xuất – Phương pháp tính giá thành chuẩn
Công thức tính giá thành sản phẩm
Các phương pháp tính giá thành sản phẩm phổ biến hiện nay là: Phương pháp trực tiếp, phương pháp hệ số, phương pháp tỷ lệ (định mức) và phương pháp tính giá thành kết chuyển song song. Trong đó, mỗi phương pháp sẽ có công thức tính giá thành sản phẩm khác nhau:
1. Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp:
2. Công thức tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số
3. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ (định mức)
4. Công thức tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tính giá thành kết chuyển song song
Tùy thuộc vào đặc thù sản phẩm và loại hình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp và công thức tính phù hợp. Cụ thể:
- Phương pháp tính giá thành sản phẩm trực tiếp sẽ phù hợp với doanh nghiệp có mô hình sản xuất đơn giản, số lượng mặt hàng ít, khối lượng lớn và chu kỳ ngắn
- Tính giá thành sản`phẩm theo phương pháp hệ số phù hợp với doanh nghiệp sử dụng cùng một nguyên liệu chính và lượng lao động nhưng thu được đồng thời các sản phẩm khác nhau
- Cách tính giá thành sản phẩm theo định mức áp dụng cho các doanh nghiệp có một quy trình sản xuất tạo nhiều sản phẩm cùng loại có quy cách, phẩm chất khác nhau
- Công thức tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kết chuyển song song được áp dụng cho doanh nghiệp có đối tượng tính giá thành là thành phẩm của giai đoạn cuối cùng
Phần mềm 3S ERP hỗ trợ doanh nghiệp tính giá thành sản phẩm nhanh hơn, chính xác hơn
Phần mềm 3S ERP được thiết kế với đầy đủ các phân hệ cần thiết, hỗ trợ doanh nghiệp quản trị hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh: Quản trị mua hàng, quản trị bán hàng, quản trị sản xuất, quản trị hàng tồn kho, tài chính – kế toán. Trong đó, chức năng tính giá thành sản phẩm nằm trong phân hệ quản trị sản xuất của phần mềm quản trị và hoạch định nguồn lực doanh nghiệp tổng thể 3S ERP được xem là trợ thủ đắc lực giúp doanh nghiệp tính giá thành nhanh hơn, chính xác hơn.
Tính giá thành sản phẩm bằng phần mềm ERP
Phần mềm này có thể kết nối các dữ liệu cơ sở ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm lại với nhau, từ đơn đặt hàng bán/kế hoạch kinh doanh đến quản lý BOM; hoạch định nhu cầu vật tư; cập nhật và kiểm soát tiến độ sản xuất; thống kê sản lượng theo kế hoạch sản xuất/lệnh sản xuất, vận hành quy trình kiểm tra/đánh giá chất lượng sản phẩm; kiểm soát tiêu hao vật tư,… giúp doanh nghiệp tính toán giá thành chính xác và nhanh chóng.
Bên cạnh đó, khác với Excel chỉ ghi nhận được chi phí tổng thông qua việc theo dõi các tài khoản mua bán, hệ thống 3S ERP có thêm khả năng tính chi phí thực tế tiêu hao trên từng sản phẩm. Cụ thể, 3S ERP có thể ghi nhận và thống kê chi tiết sản lượng làm ra, tiêu hao nguyên vật liệu thực tế, thời gian và khấu hao máy móc tại từng lệnh sản xuất. Từ đó, hệ thống sẽ có cơ sở tập hợp chi phí sản xuất theo từng sản phẩm một cách chính xác.
Ngoài ra, giải pháp 3S ERP còn giúp nhân viên rút ngắn thời gian bằng cách tự động hóa quy trình tính giá thành sản phẩm. Nhân viên chỉ cần khai báo đầu vào một lần khi có sản phẩm mới (Các thông tin khai báo đầu vào bao gồm: Danh mục tài khoản, danh mục vật tư, danh mục công đoạn, danh mục trung tâm chi phí, danh mục yếu tố chi phí chung và tiền lương, danh mục sản phẩm và giá thành kế hoạch) và cài đặt công thức theo phương pháp tập hợp và phân bổ. Những lần sau đó, hệ thống có thể tự động tính toán theo số liệu và công thức đã được cài đặt sẵn.
Việc khai báo dở dang đầu kỳ cũng chỉ áp dụng cho tháng đầu tiên của kỳ hạch toán. Tại các kỳ tiếp theo, số dư kỳ trước sẽ được tự động được chuyển sang đầu kỳ sau để tính toán chi phí.
Khi đã ghi nhận được tất cả các chi phí thực tế trên từng sản phẩm, hệ thống ERP sẽ tự động cập nhật theo công thức được định sẵn. Đến cuối kỳ, nhân viên chỉ cần một click trên hệ thống, giá thành sẽ tự động được tính toán.
Phần mềm 3S ERP không chỉ hỗ trợ tính được giá thành sản phẩm mà còn giúp các doanh nghiệp lên các báo cáo cần thiết ví dụ như: Báo cáo chi tiết giá thành theo yếu tố, Bảng tính giá thành và các nhân tố tăng giảm giá thành hay là Sổ chi tiết tài khoản 154,…
ITG đã triển khai thành công giải pháp phần mềm 3S ERP cho nhiều đơn vị sản xuất. Phân hệ Quản trị sản xuất – Tính giá thành sản phẩm nằm trong phần mềm 3S ERP giúp cho công việc quản lý sản xuất trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn ở nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn tại Việt Nam. Tiêu biểu như: Tập đoàn Goldsun, Công ty Cổ phần Công nghiệp KIMSEN, Tập đoàn Elmich, Dược phẩm Hà Tây, Công ty CP Dược phẩm Thiết bị Y tế Đà Nẵng và nhiều doanh nghiệp của Nhật như: Công ty TNHH Sơn Kansai (Kansaipaint), Tokyo Components, Công ty TNHH Rhythm Precision, Công ty TNHH OHARA Plastic Việt Nam, Nissei Technology Vietnam….
Để được tư vấn sâu hơn về phần mềm 3S ERP mời doanh nghiệp liên hệ với chuyên gia tư vấn giải pháp của chúng tôi: 092.6886.855