bài Viết

10 cách cải thiện đứt gãy chuỗi cung ứng

06/03/2023

Ngành công nghiệp đang ở phải đối mặt với tình trạng rủi ro về chuỗi cung ứng, cũng như sự gia tăng cạnh tranh ngày một khốc liệt. Do đó, việc giảm thiểu sự gián đoạn để cải thiện khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng, cũng như duy trì sự linh hoạt trong chuỗi là một trong những ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu đứt gãy chuỗi cung ứng là gì, và 10 gợi ý giúp doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng này. 

Đứt gãy chuỗi cung ứng là gì

Đứt gãy chuỗi cung ứng là gì

Đứt gãy chuỗi cung ứng là tình trạng hàng hóa không thể lưu thông từ nơi sản xuất sang nơi tiêu thụ. Đối với quy mô toàn cầu, đứt gãy chuỗi cung ứng khiến hàng hóa bị ách tắc tại các quốc gia khác nhau. Đối với quy mô trong một quốc gia, tình trạng này khiến dòng chảy hàng hóa bị ứ đọng, không thể luân chuyển từ vùng này sang vùng khác.

Các lý do khiến đứt gãy chuỗi cung ứng có thể kể đến như:

  • Hiện tượng thời tiết cực đoan; thiên tai; đại dịch
  • Thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu, nhiên liệu hoặc lao động
  • Thiếu phương tiện vận tải, logistics
  • Giá nhiên liệu quá cao đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt điện năng dành cho sản xuất.
  • Chiến tranh thương mại, các biện pháp phong tỏa…

10 phương pháp cải thiện đứt gãy chuỗi cung ứng

Việc quản lý chuỗi cung ứng đang chịu ảnh hưởng nặng nề do đại dịch, lạm phát xảy ra. Các nút thắt trong chuỗi cung ứng như cảng, nhà kho, nhà máy và mạng lưới hậu cần đều khiến cho nhiều công ty có mức tồn kho thấp vào thời điểm nhu cầu của người tiêu dùng tăng vọt. Đồng thời, chi phí nhiên liệu và lao động đang cao chưa từng thấy, buộc các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng phải tăng giá – càng khiến cho lạm phát gia tăng.

Trong môi trường kinh tế đầy biến động này, chuỗi cung ứng cần phải đáp ứng nhanh, rõ ràng, sắp xếp hợp lý và hiệu quả. Việc áp dụng công nghệ đang dần được đưa vào các doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy công cuộc chống lạm phát. Theo nghiên cứu mới nhất của Gartner, phần lớn các nhà lãnh đạo những chuỗi cung ứng toàn cầu đang cho rằng đầu tư vào công nghệ là một trong những lợi thế cạnh tranh có ý nghĩa nhất mà họ có thể có.

Thực tế, những doanh nghiệp có những sáng kiến chuyển đổi số thành công đều có một vài điểm chung, cụ thể là việc giao tiếp rõ ràng trong toàn doanh nghiệp, chiến lược quản lý thay đổi hợp lý và mạnh mẽ, đảm bảo nhân lực cùng kỹ năng và công nghệ cần thiết ở đúng nơi, đúng thời điểm.

Chuyên gia quản lý thay đổi John Kotter đã từng đề cập: “Lãnh đạo xác định tương lai sẽ như thế nào, sắp xếp mọi người theo tầm nhìn đó và truyền cảm hứng cho họ, biến nó thành hiện thực bất chấp những trở ngại.” Các sáng kiến ​​kinh doanh tốt nhất bắt đầu với sự lãnh đạo mạnh mẽ – và bằng cách tiếp cận thực tế để lập kế hoạch và thiết lập mục tiêu.

01. Đánh giá rủi ro và cơ hội từ chuỗi cung ứng của doanh nghiệp

Thực hiện kiểm tra các quy trình, công việc và tài sản hiện tại cũng như vị trí của doanh nghiệp hiện nay. 

Lập bản đồ vai trò, quy trình làm việc và luồng đơn đặt hàng và hàng hóa trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp từ đầu đến cuối, bắt đầu từ nhà sản xuất và nhà cung cấp nguyên liệu thô cho đến nhà sản xuất, chủ hàng, nhà phân phối, bán hàng và tiếp thị, và cuối cùng là chính khách hàng.

Xem xét các quy trình quản lý rủi ro và hàng tồn kho. Doanh nghiệp có sẵn một kế hoạch để ứng phó nhanh chóng với các tình huống ngoài ý muốn không? Các phương án dự phòng quản lý rủi ro của doanh nghiệp là gì? Làm cách nào để thu thập, sử dụng dữ liệu để lập kế hoạch kiểm kê và tối ưu hoá các số liệu đó?

Cuối cùng, xem lại số lượng tài sản doanh nghiệp sử dụng cho chuỗi cung ứng: đội tàu, máy móc, trang thiết bị tự động. Làm thế nào để biết những tài sản đó đang hoạt động hiệu quả và an toàn nhất?

Đây là quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn cùng khả năng ngoại giao vì thường sẽ phát hiện nhiều lỗ hổng, điểm mù, sự thiếu hiệu quả và rủi ro tiềm ẩn. Các trưởng nhóm nên được hỗ trợ và khuyến khích trong khoảng thời gian này. Nếu để tâm lý sợ rằng sẽ bị phạt khi tìm ra những điểm yếu trong các cuộc kiểm toán, dần dần nó sẽ lấn át động lực làm việc của họ. Bên cạnh việc tìm kiếm những rủi ro, quy trình này cũng sẽ giúp doanh nghiệp tìm kiếm những cơ hội, tiềm năng có thể xảy ra, những lĩnh vực cần phát huy và cải thiện – giúp xây dựng động lực và tinh thần cho tập thể từ những ngày đầu tiên.

02. Tối ưu hoá quản lý kho

Một thách thức cơ bản đối với mọi nhà quản lý chuỗi cung ứng là cân bằng sự thiếu hụt và thặng dư. Trước đây, các nhà phân tích cố gắng đánh giá các hoạt động của khách hàng và thị trường trong quá khứ để dự đoán số dư hàng tồn kho. Và trong thời kỳ gián đoạn và biến động, cách tiếp cận hồi cứu này trở nên đặc biệt rủi ro.

Ngày nay, các doanh nghiệp có quyền truy cập vào các phân tích dữ liệu dự đoán theo thời gian thực để giúp xây dựng các dự báo chính xác hơn và tăng khả năng nhận diện chuỗi cung ứng. Nhiều doanh nghiệp ứng dụng công nghệ dự báo nhu cầu và tối ưu hóa hàng tồn kho sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), học máy và phân tích nâng cao để có thể cải thiện tài năng và kỹ năng của những chuyên gia thuộc chuyên ngành đó. 

Đứt gãy chuỗi cung ứng quản lý kho

03. Đặt mục tiêu chuyển đổi chuỗi cung ứng

Đặt ra các mục tiêu dài hạn, thiết lập những KPI có thể đạt được, tạo tiền đề sự chuyển đổi quy trình một cách khả thi. Các mục tiêu kinh doanh dài hạn có thể bao gồm số liệu thống kê lãi/lỗ được cải thiện, lòng trung thành của khách hàng tăng lên hoặc tài sản doanh nghiệp được nâng cao nhờ sự đo lường được.

Những thành công có thể được kể đến như: cải thiện hàng tháng về thời gian thực hiện, giảm thời gian ngừng hoạt động hoặc sự gia tăng về đánh giá của khách hàng.

04. Xây dựng đội ngũ tối ưu hoá chuỗi cung ứng

Đây là giai đoạn cần xác định các nhu cầu, lỗ hổng về kỹ năng và khả năng lãnh đạo mà doanh nghiệp cần để chuyển đổi chuỗi cung ứng của mình.

Đội ngũ HR sẽ trở thành một cánh tay đắc lực vào giai đoạn này. Họ có thể xác định được những nhân viên có tố chất, cần được đào tạo và nâng cao năng lực. 

Bên cạnh đó, việc xây dựng một đội ngũ có am hiểu công nghệ cũng rất cần thiết, bởi bên cạnh việc nhanh nhẹn ứng dụng công nghệ nâng cao năng suất công việc, đội ngũ này còn giúp đánh giá các nhu cầu, cơ hội và thách thức riêng trong việc chuyển đổi chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.

05. Giảm thiểu rủi ro cho sự phụ thuộc và nhà cung cấp

Hiệu ứng Amazon đề cập đến nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với tốc độ giao hàng trong ngày và ngày hôm sau. Trên thực tế, xu hướng yêu cầu về tốc độ giao hàng đến mức nhiều người tiêu dùng bắt đầu đánh giá thời gian hoàn thành đơn hàng theo giờ thay vì theo ngày. Hơn nữa, các công nghệ chuỗi cung ứng, vòng đời sản phẩm ngắn hơn, hàng hóa và dịch vụ có thể tùy chỉnh nhiều hơn làm tăng thêm nhu cầu cạnh tranh về tốc độ và sự linh hoạt.

Các quy trình tối ưu hóa chuỗi cung ứng sẽ không chỉ đơn giản là giảm chi phí. Các quy trình chuỗi cung ứng trong tương lai sẽ cần phải linh hoạt và có thể dự đoán – từ thiết kế và sản xuất đến trải nghiệm khách hàng đều cần phải nâng cao. Cạnh tranh chưa bao giờ khốc liệt đến thế, nên các hệ thống và quy trình cũ có thể mất hàng tháng để thích ứng với các mô hình sản xuất – kinh doanh mới.

Khoảng 80% sự gián đoạn chuỗi cung ứng bắt nguồn từ các nhà cung cấp nhỏ lẻ. Các nhà quản lý chuỗi cung ứng hoàn toàn nhận thức được những rủi ro này và từ lâu đã muốn giảm thiểu chúng, nhưng hệ thống và quy trình vận hành truyền thống đã khiến việc này trở nên phi thực tế. Tất nhiên, các doanh nghiệp cần có khả năng tin tưởng vào các nhà cung cấp của họ để đưa ra mức giá và khối lượng phù hợp, nhưng đó chỉ là một phần của bức tranh quản lý rủi ro. Các nhà quản lý chuỗi cung ứng cần phải hoàn toàn tin tưởng vào nguồn gốc của hàng hóa trong chuỗi cung ứng của họ – từ xử lý hàng, đến đạo đức nghề nghiệp từ các nhà cung cấp.

Chuỗi cung ứng dựa trên thuật toán đám mây và các công cụ xử lý kinh doanh tích hợp có khả năng kết nối mạng lưới các nhà cung cấp trong thời gian thực. Điều này có nghĩa là: không chỉ các chuỗi cung ứng được kết nối trở nên minh bạch hơn mà còn cho phép các doanh nghiệp xây dựng một mạng lưới các nhà cung cấp đa dạng hơn. Vì vậy, nếu một bên thất bại, họ sẽ nhanh chóng có những bên khác hỗ trợ.

06. “Thiết kế mọi lúc, sản xuất mọi nơi”

Việc phụ thuộc vào một hoặc hai nguồn hàng (thường là ở nước ngoài) để thiết kế và sản xuất có thể gây tổn hại lên chuỗi cung ứng. Một bước quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang chuỗi cung ứng linh hoạt hơn là tận dụng các công nghệ thông minh như AI, học máy và phân tích nâng cao, giúp doanh nghiệp điều phối mạng lưới các đối tác thiết kế và sản xuất trong nước lẫn toàn cầu – thay vì phụ thuộc vào mô hình tuyến tính truyền thống dựa vào một hoặc hai đối tác cố định. Tính linh hoạt theo yêu cầu trong các chức năng thiết kế và sản xuất không chỉ làm giảm rủi ro trong chuỗi cung ứng, mà còn cho phép các doanh nghiệp tạo ra một mạng lưới rộng hơn các nhà thiết kế và sản xuất đang phát triển. Từ đó, đem đến nhiều trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng dưới dạng các sản phẩm tùy chỉnh, có thiết kế mới mẻ, sáng tạo..

In 3D cải thiện ách tắc chuỗi cung ứng

In 3D giúp tăng tốc sản xuất, linh hoạt trong việc tùy biến sản phẩm và rút ngắn thời gian ra thị trường

07. Nearshoring – Quản lý đứt gãy chuỗi cung ứng

Nearshoring là xu hướng thuê ngoài các nhà cung cấp bên thứ 3 có vị trí địa lý gần với khu vực hoạt động của công ty thuê. Hiện nay, thay vì chọn các quốc gia có lực lượng nhân công rẻ như Trung Quốc hay các nước Châu Á khác, các doanh nghiệp tại Hoa Kỳ lại chọn những nước gần hơn (như Mexico) làm nơi đặt nhà máy sản xuất cho mình

Nhiều chuỗi cung ứng lâu đời dựa vào các đối tác cung ứng và sản xuất ở các quốc gia như Ấn Độ và Trung Quốc Nhưng các yếu tố chính trị, kinh tế và môi trường đang khiến những mối quan hệ đó trở nên khó bền vững hơn.

Với việc sử dụng các công nghệ chuỗi cung ứng thông minh, các doanh nghiệp có thể ước tính nhu cầu sản xuất của mình một cách hiệu quả và chính xác hơn, sử dụng các giải pháp Internet of Things (IoT) để tối ưu hóa máy móc và tài sản, đồng thời giảm thiểu tối đa lãng phí. Những đổi mới khác như in 3D theo yêu cầu có thể giúp giảm chi phí với “hàng tồn kho ảo”, và khả năng tiếp cận các mạng lưới sản xuất và thiết kế sản phẩm linh hoạt có thể làm tăng thêm tính khả thi của việc tiếp cận nhiều chức năng quan trọng của chuỗi cung ứng nhỏ lẻ.

08. Xem xét thay thế chuỗi cung ứng tuyến tính bằng “chuỗi cung ứng linh hoạt” 

Quản lý vận tải và cung ứng từ lâu đã là xương sống của mọi chuỗi cung ứng trong hàng nghìn năm – đồng thời cũng là một trong những chi phí và lỗ hổng lớn nhất của nó. Các hoạt động cung ứng truyền thống rất tốn kém và hạn chế vì chúng thường bao gồm một đội ngũ thuộc sở hữu của công ty hoặc các hợp đồng cố định với một hoặc nhiều nhà cung cấp dịch vụ cung ứng thuộc bên thứ ba. Chuỗi cung ứng linh hoạt đề cập đến một mạng lưới có thể kéo dài và thu hẹp theo yêu cầu. Có thể xem nó giống như một công ty vận tải, nơi có rất nhiều tài nguyên sẵn có khi bạn cần – nhưng không ngồi yên ở đó và khiến doanh nghiệp mất tiền khi không cần tới.

09. Lập kế hoạch cho chuỗi cung ứng là điều cơ bản

Mọi chuỗi cung ứng đều bao gồm các chức năng quan trọng nhưng lại thường xuyên bị tách rời như lập kế hoạch hoạt động và bán hàng (S&OP), dự báo và nhu cầu, đáp ứng và cung ứng, bổ sung theo nhu cầu và lập kế hoạch tồn kho. 

Kết nối thuật toán đám mây, công nghệ thông minh và chiến lược lập kế hoạch chuỗi cung ứng vững chắc có thể tích hợp các chức năng này, giúp phân tích và tận dụng dữ liệu cũng như thông tin chi tiết từ toàn thể doanh nghiệp. Các quy trình thiết lập mục tiêu và tự đánh giá trong giai đoạn đầu có thể giúp xây dựng văn hóa giao tiếp và phản hồi tốt hơn trên toàn bộ chuỗi cung ứng của bạn.

Các giải pháp phần mềm tích hợp các chức năng lập kế hoạch kinh doanh là trọng tâm của sự linh hoạt và khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng ngày nay. Tất cả các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), học máy, phân tích nâng cao và IoT đều kết hợp với nhau để cung cấp khả năng lập kế hoạch chuỗi cung ứng mạnh mẽ và nhanh chóng.

10. Tối ưu hoá chuỗi cung ứng bắt đầu từng bước một

Mặc dù việc tối ưu hóa các hoạt động của chuỗi cung ứng đã tồn tại hàng thập kỷ có vẻ như là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng nó không nhất thiết phải xảy ra cùng một lúc. Mỗi bước doanh nghiệp thực hiện để hướng tới một chuỗi cung ứng rõ ràng và chiến lược hơn sẽ khiến kế hoạch trở nên linh hoạt hơn rất nhiều. 

Bước đầu tiên mà doanh nghiệp cần làm là lập sơ đồ, bao gồm tất cả mọi người và chức năng trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp từ đầu đến cuối. Yêu cầu các trưởng nhóm nói chuyện với nhau, tìm hiểu trực tiếp những “nút thắt cổ chai” có các vấn đề gây ảnh hưởng lớn nhất, nhằm bắt đầu quá trình chuyển đổi chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.

Kết

Đại dịch đã cho chúng ta thấy thế giới phụ thuộc vào chuỗi cung ứng như thế nào – và mức độ dễ bị tổn thương của các hoạt động chuỗi cung ứng truyền thống, tuyến tính. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng phức tạp, dữ liệu và chuyển đổi số được coi là chìa khóa giúp doanh nghiệp đạt được khả năng phục hồi nhanh – mạnh mẽ hơn. Để được tư vấn về các giải pháp chuyển đổi số sản xuất cũng như chuyển đổi số chuỗi cung ứng nội bộ, hãy liên hệ Hotline 092.6886.855 để các chuyên gia của chúng tôi có thể hiểu hơn về các vấn đề nội tại của doanh nghiệp bạn và gợi ý các giải pháp khắc phục. 

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng