bài Viết

7 công nghệ sản xuất nổi bật được ứng dụng trong nhà máy thông minh

20/09/2022

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã mở ra kỷ nguyên mới cho hoạt động sản xuất, giúp quá trình sản xuất nhanh hơn, tốn ít sức người, năng suất và chất lượng được nâng cao. Vậy những công nghệ sản xuất nào đang nổi bật trong các nhà máy thông minh? Hãy cùng ITG tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Công nghệ sản xuất là gì?

Công nghệ sản xuất là việc áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật để cải thiện hiệu quả, chất lượng và năng suất của hoạt động sản xuất. 

Hoạt động sản xuất ngày nay được thúc đẩy bởi cách mạng công nghệ 4.0, với các công nghệ cho phép kết nối thiết bị, tự động hóa, phân tích và ra quyết định dựa trên dữ liệu. 

Cách duy nhất các nhà sản xuất có thể đi trước các đối thủ cạnh tranh và giành thị phần trong môi trường biến đổi nhanh chóng ngày nay là nắm bắt sự thay đổi. Dưới đây là 7 công nghệ sản xuất nổi bật trong nhà máy thông minh.

Những công nghệ sản xuất nổi bật trong nhà máy thông minh

  • IoT

Internet of Things hay còn được biết đến với tên gọi Internet vạn vật là hệ thống kết nối tất cả các thiết bị vật lý bằng internet. IoT cho phép các thiết bị thu thập và chia sẻ dữ liệu, thông tin mà không cần đến sự tham gia của con người. Các nhà phân tích tại Juniper Research dự đoán rằng, hơn 46 tỷ thiết bị kết nối IoT sẽ được sử dụng vào năm 2023. Khoảng 63% các nhà sản xuất tin rằng việc áp dụng IoT vào hoạt động sản xuất sẽ tăng lợi nhuận trong năm năm tới. 

IoT cũng cũng là một công cụ hỗ trợ đắc lực doanh nghiệp sản xuất lập kế hoạch, kiểm soát, phân tích và tối ưu các quy trình theo cách tốt hơn bằng cách tạo ra một mạng lưới kết nối giữa máy móc, hệ thống, thiết bị và con người. Dữ liệu được tạo ra từ mạng kết nối này sẽ cung cấp cho các công ty sản xuất nhiều cơ hội tiềm năng như cải thiện hoạt động, nâng cao trải nghiệm của khách hàng và củng cố chuỗi cung ứng.

  • Tự động hóa quy trình bằng Robot ( RPA)

RPA là viết tắt của Robot Process Automation, nghĩa là tự động hóa quy trình bằng robot. Đây là công nghệ được tạo ra để bắt chước hành động của con người và thay thế con người trong các tác vụ lặp đi lặp lại nhằm tăng hiệu quả công việc, do đó được ứng dụng khá phổ biến trong sản xuất thông minh. RPA có thể hoạt động trong môi trường độc hại, những nơi làm việc nguy hiểm. RPA mang lại năng suất làm việc cao vì robot không bao giờ ngủ, không mệt mỏi. 

Theo Gartner, RPA là một trong top 10 xu hướng công nghệ được đón nhận hàng đầu trên trong những năm 2022, tốc độ tăng trưởng của RPA có thể đạt tới 20% mỗi năm. Theo một báo cáo gần đây của Grand View Research, quy mô thị trường RPA toàn cầu dự kiến ​​sẽ đạt 13,74 tỷ đô la Mỹ vào năm 2028.

công nghệ sản xuất

  • Công nghệ in 3D

Công nghệ in 3D là ứng dụng tiêu biểu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. In 3D cũng được đánh giá là một trong những công nghệ linh hoạt nhất, giúp các doanh nghiệp sản xuất tiết kiệm được rất nhiều thời gian công sức và tiền bạc.

Trước đây, để sản xuất một sản phẩm mới cần phải qua giai đoạn sản xuất thử một sản phẩm với nhiều công đoạn. Công nghệ in 3D áp dụng nguyên lý đắp chồng lớp để tạo sản phẩm. Nó cho phép sản xuất các mô hình có hình dạng phức tạp dưới dạng 3D, điều này cắt giảm phế liệu và tạo nhanh sản phẩm thử nghiệm theo yêu cầu. 

Công nghệ này được sử dụng trong quá trình phát triển sản phẩm mới, tạo lợi thế giảm chi phí sản xuất, thời gian tung ra thị trường ngắn hơn. Hiện nay, công nghệ in 3D giúp cho bộ phận thiết kế và kỹ sư làm việc hiệu quả hơn.

  • Digital Twin

Công nghệ Digital Twin sử dụng kết nối tốc độ cao như 5G để tạo ra một “bộ đôi” của một vật thể/thiết bị theo thời gian thực. Digital Twin  bắt chước hoạt động, trạng thái, từ đó có thể xác định vấn đề bảo trì tiềm ẩn trước khi chúng xảy ra. 

Iot ứng dụng trong sản xuất

  • AI 

AI (trí tuệ nhân tạo) được sử dụng trên các camera máy quét sản phẩm sẽ giúp nhà sản xuất tìm ra các sản phẩm lỗi, hoặc  sản xuất không đúng quy cách. Kết quả này có được thông qua việc công nghệ AI thu thập dữ liệu, học các mô hình sản phẩm hoàn chỉnh từ đó đối chiếu với các sản phẩm chạy qua dây chuyền nhằm phát hiện ra các sản phẩm không đạt chất lượng.

Bằng cách ứng dụng khả năng tự học của trí tuệ nhân tạo vào quy trình sản xuất, doanh nghiệp có thể tiến tới bỏ quy trình kiểm tra chất lượng bằng con người, từ đó tiết kiệm đáng kể thời gian làm việc thủ công và thay vào đó là tập trung vào các công việc mang tính chất sáng tạo.

  • Công nghệ AR 

AR là từ viết tắt của cụm từ Augmented Reality hay còn gọi là công nghệ thực tế ảo tăng cường. Công nghệ được ứng dụng trong sản xuất, giúp tiết kiệm thời gian và tăng trải nghiệm về quá trình đào tạo cho nhân viên. Thay vì các buổi training được truyền đạt bằng các phương pháp truyền thống, thủ công cồng kềnh, kém hiệu quả, việc sử dụng công nghệ AR và VR mô phỏng mọi quy trình thực hiện công việc giống thực tế. Người công nhân có thể được hướng dẫn trên môi trường số hóa 3D, sinh động, giống  như môi trường đào tạo ở ngoài thế giới thực, nhưng nội dung phong phú hơn, tình huống đa dạng hơn. 

công nghệ sản xuất

  • Big Data

Big Data có nghĩa là thuật ngữ mô tả khối lượng dữ liệu lớn – cả cấu trúc và không có cấu trúc. Dữ liệu này cung cấp thông tin cho một doanh nghiệp trên cơ sở hàng ngày. Các chỉ số, tính toán, dự báo về thị trường, độ hiệu quả của chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh phù hợp với các đối tác, đại lý của mình. Big Data được xử lý để trở thành nguồn ý tưởng cho những điều chỉnh, đổi mới về giá, chất lượng thành phần và độ tin cậy của sản phẩm. Vì thế, ứng dụng công nghệ Big Data vào sản xuất cũng giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt so với những đối thủ của mình, tăng lợi nhuận và có chiến lược dài hạn hơn.

Tương lai của công nghệ sản xuất

Công nghệ thông minh và các phương pháp sản xuất mới không chỉ đơn giản là tăng hiệu quả và chất lượng sản xuất, mà còn đang thay đổi hình dạng của ngành sản xuất. 

Đối với các nhà sản xuất, việc dựa vào dữ liệu để đưa ra quyết định nhanh chóng là một yếu tố để thay đổi cuộc chơi. Dữ liệu thu thập được thông qua tự động hóa có thể được phân tích và sử dụng để cải tiến quy trình, duy trì hệ thống và phản hồi theo thời gian thực đối với các vấn đề đang xảy ra tại nhà máy. Ví dụ, các cảm biến tinh vi có thể cải thiện việc kiểm soát chất lượng và giám sát việc bảo trì. Robot công nghiệp có thể hoạt động tự chủ và giao tiếp với các hệ thống sản xuất. Các thiết bị AR – VR có thể giúp cải thiện hiệu quả đào tạo cho công nhân.

Kết

ITG Technology là đơn vị tiên phong trong tư vấn và cung cấp giải pháp nhà máy thông minh tại Việt Nam. Chúng tôi hợp tác với những đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ hàng đầu thế giới như Intel, SATO, Advantech…để đảm bảo khách hàng của chúng tôi được trang bị những công nghệ sản xuất mới nhất để cải thiện 4 yếu tố cốt lõi trong hoạt động quản lý, điều hành nhà máy bao gồm: S – Tốc độ, Q – Chất lượng , Cost – Chi phí, D – Tiến độ. Để tìm hiểu thêm về giải pháp nhà máy thông minh được ứng dụng tại nhiều doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, hãy ấn vào ĐÂY, hoặc  liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay: 092.6886.855

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng