Phân biệt AR vs VR? Ứng dụng của AR và VR trong sản xuất
Trong những năm gần đây, công nghệ AR vs VR đang là những xu hướng được ưa chuộng mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, nổi bật là ngành sản xuất. Song, có 3 điều quan trọng mà các nhà sản xuất cần biết để triển khai thành công AR VR vào doanh nghiệp của mình.
AR vs VR là gì?
AR là gì
Thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality – AR) là công nghệ tích hợp thông tin kỹ thuật số với môi trường vật lý, cung cấp một góc nhìn trực tiếp hoặc gián tiếp về môi trường vật lý thực tế, nơi mà các đối tượng ảo có thể được đặt lên không gian thực, giúp người dùng có thể có cái nhìn trực quan hơn về đối tượng ảo đó khi ở thế giới thực sẽ như thế nào.
Ứng dụng của AR
Nguyên lý hoạt động của AR:
Nguyên lý hoạt động của AR tương đối đơn giản, giúp tái hiện các đồ vật 3D ngay trong môi trường mà bạn đang ở. AR tái hiện các đồ vật này bằng cách tổng hợp dữ liệu, âm thanh, hình ảnh đã được mã hoá thông qua các phần mềm chuyên dụng. Sau đó hiển thị chúng trên màn hình các thiết bị điện tử chạy hệ điều hành Android hay iOS mang đến cảm nhận chân thực, thú vị cho người dùng.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ smartphone hay thiết bị điện tử nào cũng có thể sử dụng được thực tế ảo tăng cường. Để sử dụng được công nghệ này, thiết bị cần được trang bị hệ thống nhận biết vật thể, bao gồm mô tả vật thể là gì, hình dạng của vật thể, vị trí của vật thể trong không gian 3 chiều. Sau đó sử dụng các thuật toán và công nghệ khác đi kèm để tái lập hình ảnh của vật thể vào không gian thực. Ví dụ, bạn tạo ra một chiếc ghế ảo, thiết bị của bạn cần tính toán sao cho đặt chiếc ghế đó vào không gian thật (nhà ở, văn phòng) sao cho chuẩn xác nhất theo kích thước thực tế.
- VR là gì?
Thực tế ảo (Virtual Reality – VR) là một công nghệ tạo nên một không gian ảo hoàn toàn cung cấp cho người sử dụng trải nghiệm trong không gian ảo được mô phỏng có thể giống hoặc khác hoàn toàn với thế giới thực.
Trong không gian công nghệ VR tạo nên mang đến cho người dùng được trải nghiệm bản thân họ như một phần của không gian ấy, với các cảm giác đắm chìm, tương tác với các đối tượng trong không gian đó theo thời gian thực làm họ có thể quên đi hoàn toàn thế giới thực xung quanh mình. Thực tế ảo giúp xóa bỏ mọi hạn chế về thời gian, không gian.
Nguyên lý hoạt động của VR:
Các loại kính thực tế ảo đều hoạt động theo nguyên lý 3D side by side. Có nghĩa là chia màn hình thành 2 khung hình, mỗi mắt đáp ứng một khung hình ảnh. Khi bạn đeo kính, hai khung hình ấy sẽ được hội tụ qua thấu kính, giúp cho hình ảnh chập lại và tạo ra độ nổi như mô hình 3D.
Các màn hình chiếu hình ảnh thường sẽ rất sát với mắt từ 10 – 15 cm. Nhưng khi đeo kính lên bạn lại thấy hình ảnh ở rất xa, giống như đang xem phim chiếu trên màn hình có kích thước lên cả trăm inch.
Để có sự tương tác giữa người sử dụng với môi trường mô phỏng thực tế ảo, thì các màn hình hiển thị có thể là smartphone, tivi,… giúp xử lý thông tin ngay khi bạn quay sang phải, trái hay nhìn lên, xuống. Nhưng các thiết bị này đều phải có module G-sensor để thích hợp sử dụng kính thực tế ảo
Nếu nói VR là một thế giới ảo hoàn toàn thì AR chính là thế giới kết hợp giữa thực và ảo.
Phân biệt AR vs VR?
AR VR thường được biết đến nhiều hơn trong thị trường công nghệ thực tế ảo, nhưng trên thực tế, AR và VR rất khác nhau.
Augmented Reality – AR | Virtual Reality – VR |
Hệ thống tăng cường cảnh trong thế giới thực | Môi trường ảo hoàn toàn nhập vai |
Trong AR, người dùng luôn có cảm giác hiện diện trong thế giới thực | Trong VR, các giác quan thị giác nằm dưới sự kiểm soát của hệ thống |
AR là 25% ảo và 75% thực | VR là 75% ảo và 25% thực |
Công nghệ này giúp người dùng đắm chìm một phần vào hành động | Công nghệ này giúp người dùng hoàn toàn đắm chìm vào những trải nghiệm chân thực |
AR yêu cầu băng thông 100 Mbps | VR yêu cầu kết nối ít nhất 50 Mb/giây |
Không yêu cầu nhiều thiết tai nghe AR | Bên cạnh bộ kính đeo cao cấp, VR yêu cầu thiết bị tai nghe đi kèm |
Với AR, người dùng cuối vẫn liên lạc với thế giới thực trong khi tương tác với các đối tượng ảo gần họ hơn. | Bằng cách sử dụng công nghệ VR, người dùng VR được cách ly với thế giới thực và đắm mình trong một thế giới hoàn toàn hư cấu. |
Nó được sử dụng để nâng cao cả thế giới thực và ảo. Ví dụ như các bộ lọc ảnh | Nó được sử dụng để nâng cao thực tế hư cấu cho thế giới game. Ví dụ như trải nghiệm chơi game nhập vai |
Ứng dụng của AR vs VR trong nền sản xuất hiện đại
- Quản lý vị trí hàng tồn kho
Dù thuật toán AI đã có khả năng hợp lý hóa quy trình phức tạp để quản lý cơ sở dữ liệu hàng tồn kho, song, nhiệm vụ tìm kiếm sản phẩm từ kệ kho vẫn diễn ra thủ công. Trong khi đó, công nghệ AR giúp loại bỏ sự nhầm lẫn và làm cho quá trình này nhanh chóng và chính xác.
Cụ thể, các nhân viên kho vận khi sử dụng công nghệ AR sẽ được hướng dẫn chính xác vị trí các mặt hàng cụ thể cũng như lối đi tới nơi lưu trữ. Việc này cũng giảm thời gian chết trong việc tìm kiếm sản phẩm do loại bỏ khả năng “lạc lối” trong khu vực kho.
- Ngăn ngừa gián đoạn trong sản xuất
Với khả năng dự báo, dự đoán, công nghệ VR cung cấp cho người dùng khả năng tránh các mối nguy hiểm và rủi ro gián đoạn liên quan đến việc sử dụng dây chuyền lắp ráp.
Bằng cách mô phỏng môi trường thực trong sản xuất, các công ty dễ dàng chỉ ra các mối đe dọa tiềm tàng và loại bỏ ngay từ khi manh nha. Điều này giúp giảm downtime cũng như chi phí sửa chữa và bảo trì, và tăng cường an ninh cho nhân viên.
- Đào tạo nhân sự theo cách trực quan
Các nhà quản lý trong lĩnh vực đào tạo lái xe, pilot, tàu thủy… sẽ không còn phải hướng dẫn nhân viên theo phương pháp truyền thống, thủ công cồng kềnh, kém hiệu quả. Với công nghệ AR vs VR, mọi nhân viên sẽ được trải nghiệm quy trình và môi trường giống thực thông qua những chiếc kính hiện đại. Ngoài ra, người học được thực hành trên môi trường số hóa 3D với nội dung phong phú hơn, tình huống đa dạng hơn và có thể thực hành được nhiều lần, dễ dàng tiếp cận. Điều này giúp tổ chức tiết kiệm hàng tuần, thậm chí, hàng tháng đào tạo dài để loại bỏ yếu tố con người bất cẩn và tránh sai lầm.
Với các nhà máy dây chuyền sản xuất, công nghệ AR VR đem đến công cụ đào tạo công nhân thực hiện thao tác chính xác với ít thời gian đào tạo hơn nhưng năng suất lại gia tăng.
- Tạo ra sản phẩm với chất lượng tốt hơn
Sự hiện đại của công nghệ AR vs VR mang lại độ chính xác cao hơn cho mọi khía cạnh của quy trình sản xuất công nghiệp. Điều này không chỉ đảm bảo hàng hóa nhanh chóng được đưa ra thị trường mà vấn tối ưu chất lượng sản xuất.
- Dự báo bảo trì
Ngày càng nhiều công ty sản xuất sử dụng công nghệ VR cho mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác bảo trì dự đoán của mình.
Thực tế, VR cung cấp thông tin kỹ thuật số theo thời gian thực cho người dùng, điều này đã nâng cao góc nhìn của họ. Từ đó, họ truy cập các hướng dẫn từng bước về cách sửa chữa một tài sản trước khi có những cảnh báo hỏng hóc xuất hiện.
Đọc thêm: Cách IIOT bảo trì dự đoán trong nhà máy
Những thách thức với AR VR
- Về phần cứng
Mặc dù nhiều hãng công nghệ tên tuổi đã thông báo sẽ tung ra các thiết bị AR hay VR, đặc biệt là tai nghe AR VR nhưng cho đến nay trên thị trường vẫn chưa có các mẫu đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp sản xuất.
Các mẫu tai nghe phổ biến hiện nay dù mang lại cho người dùng một trải nghiệm hấp dẫn nhưng còn cồng kềnh và vẫn cần thời gian dài để tinh giản thiết kế. Một số mẫu tai nghe khác đòi hỏi phải được kết nối tới máy tính, cản trở tất cả các tiện nghi.
- Về nội dung
Thách thức thứ hai với thực tế ảo tăng cường AR vs VR là nội dung. Nếu doanh nghiệp muốn sử dụng AR VR để tạo mẫu sản phẩm hoặc thương mại điện tử sẽ cần các nội dung 3D. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đảm bảo phát triển các mô hình sản phẩm 3D. Việc này rất tốn kém nhưng rất quan trọng và gây ra nhiều cản trở khi doanh nghiệp áp dụng.
AR và VR đã sẵn sàng chuyển đổi hành trình kinh doanh của doanh nghiệp bạn
Đối với lĩnh vực sản xuất, việc áp dụng các công nghệ AR VR trong việc sản xuất, kinh doanh và chăm sóc khách hàng sẽ những lợi ích đáng kể như:
- Sử dụng AR VR trong đào tạo giúp chuẩn hóa việc cung cấp thông tin và đảm bảo sự thống nhất trong việc trình bày các chương trình đào tạo của doanh nghiệp;
- Đảm bảo cải thiện chất lượng sản phẩm. AR VR được sử dụng để đối chiếu với thiết kế CAD ban đầu và đảm bảo rằng tất cả các thông số kỹ thuật đang được đáp ứng đúng.
- Cung cấp cho khách hàng những hình ảnh chân thực và sinh động nhất giúp họ có được cái nhìn trực quan nhất.
- Các ứng dụng được xây dựng lên có thể sử dụng được trên đa dạng các thiết bị từ điện thoại, ipad, máy tính đến các loại kính AR VR chuyên dụng,…
- Có khả năng tối ưu hóa nguồn lực của doanh nghiệp, là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp đặc biệt là đối với đội ngũ tư vấn bán hàng.
- Doanh nghiệp có thể xây dựng được thương hiệu tốt hơn và có được lòng tin, sự yêu thích từ khách hàng.
- Tăng khả năng tiếp cận tới các tập khách hàng, thúc đẩy quả trình ra quyết định của họ.
Sản xuất là một lĩnh vực cạnh tranh khá khốc liệt trên thị trường hiện nay, công nghệ được cho là yếu tố chủ chốt tạo nên sự khác biệt và thành công cho các mô hình kinh doanh sản xuất ở Việt Nam. Chính vì vậy, nếu các doanh nghiệp có thể làm chủ được công nghệ đặc biệt là các công nghệ mới như AR vs VR sẽ có nhiều cơ hội hơn nữa để bứt phá và làm chủ thị trường, phát triển để mang thương hiệu chạm tới mọi phân khúc khách hàng mục tiêu.