bài Viết

Chief Technology Officer là gì? Kỹ năng để trở thành một CTO giỏi

20/05/2022

Trong chuyển đổi số, vị trí Chief Technology Officer đóng vai trò rất quan trọng để dẫn dắt doanh nghiệp đón đầu làn sóng này. Vậy Chief Technology Officer là gì? Vai trò của CTO trong doanh nghiệp? Dưới đây là tất cả những điều bạn cần biết về CTO?

Chief Technology Officer là gì? 

Chief Technology Officer hay thường được viết tắt là CTO có nghĩa là Giám đốc công nghệ trong mỗi doanh nghiệp. Đây là một vị trí quản lý cấp cao, chuyên đảm nhận và chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến công nghệ và kỹ thuật của công ty. 

Trong mỗi đơn vị, các nhà lãnh đạo có mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức thông qua sử dụng công nghệ số. Còn các Giám đốc công nghệ đóng vai trò tìm ra giải pháp công nghệ để trong một chiến lược chuyển đổi số toàn diện. Họ là những người giúp doanh nghiệp tự tin làm chủ công nghệ.

chief technology officer là gì

Phân biệt CTO và CIO 

CTOCIO
Viết tắtChief Technology Officer – Giám đốc công nghệ Chief Information Officer – Giám đốc CNTT
Mục tiêuĐịnh hướng chiến lược công nghệ của công ty. Họ xác định vai trò của công nghệ hỗ trợ sự phát triển trong tương lai của doanh nghiệpLà cố vấn, lên kế hoạch phát triển mảng công nghệ thông tin cho doanh nghiệp.
Nhiệm vụ chínhChịu trách nhiệm chính về việc nghiên cứu, đưa ra các giải pháp, chiến lược công nghệ hướng tới mục đích là phát triển doanh nghiệp. CTO còn giữ vai trò là gương mặt đại diện của công ty tại các buổi hội thảo, hội nghị hay sự kiện thương mại.

Dự đoán và phản ứng lại những thay đổi lớn về công nghệ để đảm bảo duy trì sự dẫn đầu của công ty trong môi trường cạnh tranh

Chịu trách nhiệm thiết kế hệ thống công nghệ thông tin doanh nghiệp

Đề xuất ngân sách cho các dự án, nâng cấp thiết bị và phần mềm, 

Phụ trách giám sát các chuyên gia, nhân viên CNTT 

Phạm vi tác độngCTO lại tập trung đến các khách hàng bên ngoài – những người đã, đang, sẽ mua sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty bạn.

CTO hướng đến công nghệ mới nổi và bên ngoài.

CIO tập trung chủ yếu đến hoạt động nội bộ của doanh nghiệp.

CIO quan tâm đến hạ tầng và bên trong

Công việc cần thực hiệnPhát triển các khía cạnh công nghệ nằm trong chiến lược của công ty

Phát hiện và thực thi những kĩ thuật công nghệ mới mang lợi thế cạnh tranh

Giúp các phòng ban sử dụng công nghệ hiệu quả hơn

Quản lí KPIs và ngân sách IT để đánh giá hiệu quả công nghệ

Trao đổi về chiến lược công nghệ với các đối tác và các nhà đầu tư

Thiết kế hệ thống thông tin cho doanh nghiệp.

Phát triển, triển khai và bảo trì hệ thống ứng dụng.

Xây dựng kho dữ liệu cho toàn công ty.

Hoạch định và xây dựng hệ thống ứng dụng sao cho hợp lý.

Tích hợp các hệ thống nền như ERP, CRM, HRM, SCM và BI vào hoạt động của doanh nghiệp.

Hiểu đơn giảnVai trò của CTO là tìm kiếm những đóng góp mà công nghệ có thể tạo ra cho lợi thế cạnh tranh của công ty cũng như Quản lý các bên liên quan / Phát triển sản phẩm Vai trò của CIO tập trung nhiều hơn vào việc quản lý  công nghệ thông tin theo hướng cải thiện các quy trình và dịch vụ nội bộ, giảm chi phí cho doanh nghiệp. 

Tầm quan trọng của Chief Technology Officer (CTO) trong mỗi doanh nghiệp

chief technology officer LÀ GÌ

Giám đốc công nghệ được ví như người xây cầu nối giữa các bộ phận, giúp doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới để chuyển đổi và phát triển.

Mỗi CTO sẽ đóng vai trò là người đứng sau, lựa chọn và phát triển các giải pháp kỹ thuật số cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng suất làm việc và thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Tầm quan trọng của CTO ngày càng tăng lên trong kỷ nguyên số. Ngoài việc quản trị chuyên môn của mảng công nghệ, giờ đây họ sẽ thêm vai trò tham mưu cho ban lãnh đạo trong chiến lược chuyển đổi số và quản trị các dự án chuyển đổi số dưới góc độ công nghệ. Chuyển đổi số sẽ quyết định sức bật của doanh nghiệp trong 5-10 năm tới, vì vậy các công ty có CTO mạnh sẽ đảm bảo mình không chỉ trụ vững mà còn phát triển đột phá trong thời kỳ bình thường mới.

Đọc thêm: Business Process Management là gì?

Kỹ năng và kiến thức cần thiết để trở thành CTO giỏi 

Công nghệ cũng đóng góp vai trò đáng kể đến nhiều hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức, từ những nhà máy sản xuất thuỷ hải sản, cho tới những đơn vị cung cấp dịch vụ thiết yếu, như điện, nước, y tế, giáo dục… Để phát triển và ứng dụng các công nghệ mới, CTO ngày càng trở thành một vị trí không thể thiếu. 

Để có thể xây dựng các bài toán tăng trưởng bằng công nghệ, mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của công ty, các giám đốc công nghệ cần đáp ứng các kỹ năng và kiến thức sau:

  • Kỹ năng lãnh đạo:

    Để các nhóm CNTT hoạt động hiệu quả và hiệu quả, CTO phải định hướng, sắp xếp những cá nhân, những bộ phận cùng phối hợp thực hiện một loạt nhiệm vụ, hướng đến mục tiêu chung của tổ chức.

  • Cập nhật các kiến thức công nghệ:

    Mỗi Giám đốc công nghệ phải trang bị cho mình một cách đầy đủ các kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực công nghệ. Không những vậy, các CTO phải là người bản lĩnh, sẵn sàng thử nghiệm và luôn đi đầu trong các công nghệ mới. Chỉ khi đáp ứng các yêu cầu trên, CTO mới có thể đưa doanh nghiệp chuyển đổi và phát triển thành công, từ đó trụ vững trên thị trường.

  • Nhạy bén trong kinh doanh:

    Ngoài việc quản trị chuyên môn của mảng công nghệ, các CTO giờ đây sẽ thêm vai trò tham mưu cho ban lãnh đạo để tạo ra lợi nhuận cho tổ chức dưới góc độ công nghệ. Bên cạnh đó, các Giám đốc công nghệ cần khoa học trong việc quản lí KPIs và ngân sách IT của chính bộ phận mình. Để hỗ trợ các kế hoạch này, một CTO phải có kiến ​​thức về các lĩnh vực về tài chính, kinh doanh và quản lý dự án.

  • Kỹ năng ra quyết định:

    Một CTO phải đưa ra các quyết định quan trọng về việc triển khai công nghệ mới và phân bổ nguồn lực để thực hiện các dự án, nó bao gồm: cắt giảm nhân sự, đầu tư chi phí cũng như đẩy mạnh triển khai…

  • Kỹ năng tổ chức:

    Khi các tổ chức, doanh nghiệp thích nghi với việc làm tại nhà, nỗ lực để hoạt động kinh doanh không gián đoạn, CTO có vai trò dẫn đầu trong việc điều chỉnh cơ sở hạ tầng. Khi cuộc sống bình thường hóa trở lại, họ cần đảm bảo cơ sở hạ tầng mạng, bảo mật để mọi cá nhân trong mọi phòng ban có thể dễ dàng gắn kết với nhau hơn trong công việc hàng ngày.

Đọc thêm: Chân dung của người quản lý sản xuất nhà máy

Có thể thấy, Chief Technology Officer là những người xây dựng nền tảng kỹ thuật ổn định cho doanh nghiệp, đưa ra những dự báo công nghệ, đảm bảo sự phát triển của tổ chức trong tương lai. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp bạn có thể hình dung được công việc của Chief Technology Officer là gì? Hãy theo dõi trang web của ITG để cập nhật thường xuyên các công nghệ mới. 

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng