Phương thức sản xuất là gì? Ưu và nhược điểm của MTO, ETO, ATO, MTS, CTO

27/09/2021

Dựa vào đặc tính của sản phẩm và chiến lược phát triển, mỗi doanh nghiệp sẽ có những phương thức sản xuất khác nhau. MTS, MTO, ATO, ETO là 5 phương thức sản xuất phổ biến nhất hiện nay. 

Phương thức sản xuất

Phương thức sản xuất là gì?

Phương thức sản xuất là các cách thức con người thực hiện để tạo ra sản phẩm. Theo Karl Marx, có 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến phương thức sản xuất là:

  • Lực lượng sản xuất: Bao gồm người lao động, tư liệu sản xuất (đất đai, nguyên vật liệu, công cụ lao động, cầu cống, bến bãi, kho…
  • Quan hệ sản xuất bao gồm: Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức quản lý sản xuất, quan hệ trong phương pháp sản xuất.

Hai yếu tố trên tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng, tạo thành quy luật về sự phù hợp của Quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của Lực lượng sản xuất.

Tìm hiểu về 5 phương thức sản xuất phổ biến nhất hiện nay

1. Phương thức sản xuất MTO – Make To Order – Sản Xuất Theo Đơn Đặt Hàng

Phương thức sản xuất

  • Định nghĩa

MTO (viết tắt của Make To Order, Made to Order hay còn gọi là là BTO – Build to Order) là phương thức sản xuất dựa trên đơn đặt hàng của khách hàng. Theo đó, việc sản xuất một mặt hàng chỉ bắt đầu được tiến hành khi đã xác định được chắc chắn yêu cầu của khách hàng. MTO thích hợp với chiến lược kéo trong quản lý chuỗi cung ứng (hay còn gọi là hệ thống kéo – Pull System, một trong những phương pháp của Lean Manufacturing), giúp hạn chế hàng tồn kho tới mức thấp nhất.

  • Đặc điểm

MTO thích hợp cho các sản phẩm cần thiết kế tùy chỉnh, mang giá trị cao, thời gian làm ra sản phẩm dài hơn, sản phẩm ít bị lỗi thời theo thời gian như máy chủ máy tính, ô tô, xe đạp chuyên dụng hoặc các sản phẩm cần nhiều chi phí lưu trữ, bảo quản.

Ngoài ra, MTO cũng được ứng dụng trong các ngành công nghiệp lắp ráp, xây dựng, sản xuất tàu thuyền, máy bay… (khi mỗi sản phẩm lại cần yêu cầu một đặc điểm kỹ thuật sản xuất riêng)

  • Ưu điểm

Ưu điểm chính của hệ thống MTO đó là doanh nghiệp có thể thực hiện đơn hàng một cách chuẩn xác theo yêu cầu đặt ra của khách hàng.Với phương thức này, doanh nghiệp sẽ hạn chế lượng hàng tồn kho thành phẩm; và tránh được việc phải giảm giá sản phẩm không bán chạy.

  • Nhược điểm

Hai nhược điểm chính của MTO là tính kịp thời và chi phí tùy biến. Khi khách hàng phát sinh đơn hàng với những yêu cầu khắt khe trong chất lượng, họ buộc phải chờ đợi sản phẩm được sản xuất, lắp ráp và giao hàng.

Ngoài ra, MTO thường sẽ đắt đỏ hơn đối với người tiêu dùng khi không thể tận dụng lợi thế sản xuất hàng loạt như những phương thức khác.

Đọc thêm: Quản lý hàng tồn kho – Cách kiểm soát Bullwhip Effect

2. Phương thức ETO: Engineer To Order – Thiết Kế Theo Đơn Hàng

Phương thức sản xuất

  • Định nghĩa

ETO (viết tắt của Engineer to Order) là mô hình sản xuất trong đó sản phẩm được thiết kế, chế tạo và hoàn thiện sau khi công ty sản xuất nhận được đơn đặt hàng. Sản phẩm được thiết kế theo những đáp ứng những yêu cầu khắt khe mà khách hàng mong muốn.

Cũng giống như MTO, ETO thích hợp với chiến lược kéo trong quản lý chuỗi cung ứng. Trong cả MTO lẫn ETO, việc thu mua nguyên vật liệu và quá trình sản xuất đều được tiến hành sau khi công ty sản xuất nhận được đơn đặt hàng. Sự khác biệt ở chỗ, ETO còn bao gồm cả quy trình thiết kế.

Những sản phẩm phù hợp để triển khai theo mô hình ETO là những mặt hàng có tính đặc thù và giá trị cao như công trình xây dựng, cầu đường, thiết kế nội thất…

Ngoài ra mô hình ETO cũng rất phổ biến trong ngành công nghiệp quốc phòng, hàng không vũ trụ và năng lượng.

  • Ưu điểm

Với phương thức ETO, việc chế tạo các sản phẩm phức tạp hoặc chuyên dụng đều đảm bảo đáp ứng các thông số kĩ thuật.

  • Nhược điểm

Theo đó, quy trình ETO là vô cùng phức tạp, đòi hỏi năng lực quản trị rất lớn của nhà sản xuất nhằm đảm bảo việc tuân thủ thiết kế. Bên cạnh đó, người ta rất khó dự đoán chi phí và thời gian của toàn bộ quá trình sản xuất khi doanh nghiệp sẽ phải tùy chỉnh liên tục nhằm đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.

Đọc thêm: Nguyên nhân lãng phí hàng tồn kho

3. Phương thức sản xuất ATO – Assemble To Order – Lắp Ráp Theo Đơn Hàng

5 PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT

  • Định nghĩa 

ATO (viết tắt của Assemble to Order – Lắp ráp theo đơn hàng) là một chiến lược sản xuất kinh doanh trong đó doanh nghiệp sẽ sản xuất phụ kiện trước đến khi có đơn đặt hàng mới tiến hành lắp ráp để đỡ tốn diện tích, vận chuyển dễ dàng không cồng kềnh. Khách hàng được yêu cầu về linh kiện, cấu hình, sản xuất ra sản phẩm theo ý mình.

ATO là sự kết hợp giữa chiến lược sản xuất để lưu kho – sản phẩm được hoàn thiện từ trước – và chiến lược sản xuất theo đơn đặt hàng – sản phẩm được sản xuất sau khi công ty nhận được đơn đặt hàng.

Những sản phẩm phù hợp để sản xuất theo mô hình này là những mặt hàng như máy tính, xe hơi, đồ nội thất…

  • Ưu điểm

Ở phương pháp này, các sản phẩm được lắp ráp từ các thành phần sau khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng. Theo đó, khách hàng vừa có thể nhận được hàng nhanh chóng, đồng thời cho phép sản phẩm có thể tùy chỉnh. Doanh nghiệp vì thế cũng tối ưu hóa chi phí, tiến độ và hàng tồn kho.

ATO phát huy được lợi thế tốt nhất khi các linh kiện được tiêu chuẩn hóa, có thể tách rời nhau, thay thế một cách dễ dàng. Hay nói cách khác, từ những linh kiện mà ATO sản xuất trước, doanh nghiệp có thể kết hợp chúng với nhau để tạo ra những sản phẩm cuối khác nhau (theo đơn đặt hàng lắp ráp khác nhau).

Đối với những đơn hàng bao gồm một số lượng lớn các sản phẩm cuối cùng thì việc lắp ráp hàng loạt từ các thành phần phổ biến cũng sẽ giúp doanh nghiệp có sự linh động trong thời gian triển khai.

  • Nhược điểm

Việc mô-đun hóa những linh kiện tiêu chuẩn để phục vụ cho ATO thường đòi hỏi rất nhiều nỗ lực nghiên cứu và phát triển, do đó tốn nguồn lực và thời gian của khâu R&D

4. Phương thức MTS – Make To Stock – Sản xuất để lưu kho

mts make to stock

  • Định nghĩa

MTS (viết tắt của Make to StockSản xuất để lưu kho) là phương pháp sản xuất dựa trên những dự báo doanh số hoặc nhu cầu lịch sử. Theo đó, doanh nghiệp sẽ dự trữ hàng hóa trong kho cho những dịp đặc biệt, những mặt hàng có nhu cầu tăng đột biến hoặc những sản phẩm tiêu dùng nhanh, thời quay vòng của sản phẩm cao

Hiểu đơn giản, doanh nghiệp sẽ sản xuất sản phẩm trước khi khách hàng có nhu cầu. Sau đó lưu kho sản phẩm rồi mới đem phân phối và bán cho khách hàng,

  • Đặc điểm

Các sản phẩm theo dạng MTS thường có giá bán rẻ, nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống như hàng tiêu dùng. Ví dụ: nước ngọt, bia, sữa tắm, bánh kẹo, nông sản đóng gói…

  • Ưu điểm

Việc tách rời các quy trình sản xuất so với các đơn đặt hàng của khách hàng cho phép luôn đáp ứng những đơn hàng phát sinh với lượng hàng hóa đầy kho.

Từ đó cho phép nhà sản xuất giảm thiểu các tốn kém và các gián đoạn khác, đặc biệt trong thời gian đáp ứng đơn hàng của khách.

  • Nhược điểm

MTS sẽ dự báo về nhu cầu sản phẩm trong tương lai dựa trên cơ sở của dữ liệu quá khứ. Nếu dự báo chỉ lệch một ít thôi, công ty có thể sẽ dư thừa rất nhiều hàng tồn kho và thanh khoản bị hạn chế. Khả năng của sai sót này là nhược điểm chính của việc sử dụng hệ thống MTS cho sản xuất. Thông tin sai có thể dẫn đến hàng tồn kho dư thừa và tổn thất doanh thu. Hơn nữa, trong các lĩnh vực phát triển nhanh như điện tử hoặc công nghệ máy tính, hàng tồn kho dư thừa có thể nhanh chóng trở nên lỗi thời.

5. CTO: Configure To Order – Cấu hình Theo Đơn Hàng

cto -configure to oder

  • Định nghĩa

CTO (viết tắt của Configure To Order – Cấu hình Theo Đơn Hàng). CTO là một biến thể của phương pháp MTO. Theo đó, các sản phẩm đã được nhà sản xuất thiết kế, lắp ráp hoàn chỉnh, người tiêu dùng sẽ yêu cầu cấu hình thêm các chức năng để đáp ứng được yêu cầu sử dụng của họ. Việc cấu hình sản phẩm chỉ bắt đầu sau khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng.

  • Đặc điểm

Phương thức CTO được sử dụng bởi các nhà bán lẻ trực tuyến để tạo ra các sản phẩm tùy chỉnh theo thông số kỹ thuật mà khách hàng mong muốn.

  • Ưu điểm 

CTO có khá nhiều lợi thế vì ngày càng nhiều người tiêu dùng yêu cầu các sản phẩm thiết kế phù hợp với nhu cầu riêng của họ.

Những sản phẩm phù hợp để sản xuất theo mô hình này là những mặt hàng có thể tùy biến theo yêu cầu của khách hàng ví dụ như đồ nội thất, thiết bị điện tử (laptop), …

  • Nhược điểm: 

Giá thành thực hiện sản phẩm theo phương thức CTO sẽ có xu hướng cao hơn đối với người tiêu dùng vì nó liên quan đến chi phí tùy chỉnh.

Tính kịp thời: Khách hàng cần chờ đợi cho đến khi sản phẩm được cấu hình xong.

Kết

Trên đây là một số phương thức sản xuất cơ bản trong phát triển chuỗi cung ứng. Việc am hiểu phương thức sản xuất để ứng dụng nền tảng công nghệ phù hợp đóng vai trò trong việc đưa doanh nghiệp tiến vào kỷ nguyên 4.0. Để được tư vấn thêm về phần mềm hỗ trợ quản lý toàn diện doanh nghiệp sản xuất, hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua số hotline: 092.6886.855.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng