bài Viết

Ảnh hưởng của IoT đối với hệ thống ERP

01/12/2020

Sự gia tăng về số lượng các thiết bị IoT hiện nay sẽ là động lực quan trọng cho các DN chuyển đổi sang dữ liệu số cũng như nâng cao hiệu quả khi triển khai phần mềm ERP nhằm việc tiếp cận với thông tin chuyên sâu theo thời gian thực.

hệ thống erp

IoT đang phủ sóng mạnh mẽ trên toàn cầu

IoT (Internet of things) là gì?

Được hiểu là Internet vạn vật, IoT có chung nhiệm vụ sử dụng cảm biến để thu thập thông tin bị theo thời gian thực, từ đó cung cấp dữ liệu cho doanh nghiệp trên sử dụng và phân tích. Một số công cụ tiêu biểu của IoT có thể kể đến như Sensor, QR code, Workstation,…

IoT là đại diện cho việc kết nối với khả năng ưu việt đó là gia tăng hiệu quả, tầm ảnh hưởng, tiết kiệm thời gian, chi phí cho các tổ chức. Những kết nối nhạy bén từ các thiết bị trong doanh nghiệp mà không cần sự can thiệp của con người chính là điểm nổi bật mà IoT đem lại trong công ty của bạn.

Đọc thêm: Thiết bị iot công nghiệp – Những thông tin cơ bản

Hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) là gì?

ERP là một giải pháp có thể hỗ trợ quản lý một cách hiệu quả các tài nguyên doanh nghiệp. Đây là giải pháp triển khai cho các phòng ban chức năng như Mua hàng, Bán hàng, Tài chính kế toán, Kế hoạch.

Với mục tiêu tạo ra sự hợp tác và thúc đẩy hiệu quả giữa các bộ phận trong doanh nghiệp và phân xưởng, đảm bảo sự kết nối dữ liệu từ tầng sản xuất lên tới khu vực quản trị,… ERP đã trở thành công cụ quan trọng hàng đầu mà mọi doanh nghiệp cần đến.

hệ thống erp

ERP là giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp

Đọc thêm: Review tất tần tật về phần mềm ERP được sử dụng nhiều hiện nay: 3S ERP

Tại sao IoT và hệ thống ERP là nền tảng đưa doanh nghiệp đến với thành công?

Công nghệ IoT sẽ cung cấp những thông tin chuyên sâu có chất lượng hơn tới các bộ phận trong doanh nghiệp. Từ nguồn cung nguyên liệu thô đầu vào tới hoạt động kiểm soát kho hàng, thông tin tài sản để đánh giá và chuẩn bị cho công tác bảo trì, dự báo chất lượng hàng hóa đang sản xuất, theo dõi chặt chẽ công tác giao vận và đội phương tiện chuyển hàng, đảm bảo chất lượng trải nghiệm dịch vụ khách hàng,… Ứng dụng IoT trên nền tảng đám mây còn cho phép các tổ chức, doanh nghiệp truy cập trực tiếp tới các dữ liệu bên ngoài cũng như nội bộ trong thời gian thực, giúp việc đưa ra quyết định nhanh chóng hơn. Ví dụ, các bộ cảm biến có thể đưa ra thông tin chi tiết và cảnh báo ngay trên chuyền sản xuất đối với các sản phẩm không đạt về chất lượng. Sau đó, hệ thống ERP hỗ trợ khai báo quy trình kiểm tra chất lượng, các chỉ tiêu chất lượng cần kiểm tra, tỷ lệ kiểm tra và các nguyên nhân, tác nhân gây lỗi/hỏng sản phẩm trong quá trình nhập kho và trên các công đoạn sản xuất

Sự tích hợp giữa ERP và IoT là tất yếu đem đến những lợi ích cho tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp cũng như các hoạt động tại khu vực nhà máy, Từ kết hợp này. lãnh đạo doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định sáng suốt hơn dựa vào những thông tin chuyên sâu từ dữ liệu số. Đó chính là cách hệ thống ERP và IoT thể thúc đẩy sự đổi mới của mỗi doanh nghiệp.

Sự kết hợp giữa IoT và ERP cho phép doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn

Đọc thêm: IoT và ứng dụng trong doanh nghiệp sản xuất

Những lợi thế ưu việt khác mà bộ đôi IoT và ERP đem lại cho doanh nghiệp của bạn

  • Cải thiện chất lượng và tính khả dụng của dữ liệu

Bằng cách tích hợp ERP và IoT, doanh nghiệp có thể cải thiện chất lượng và tính sẵn có của dữ liệu, đảm bảo rằng mọi thay đổi, ví dụ về việc sử dụng tài sản, đều được phản ánh trực tiếp trong hệ thống ERP theo thời gian thực. Tất cả các thành viên liên quan sẽ được thông báo về những thay đổi nêu trên, để có thể chủ động xử lý ngay lập tức nếu có yêu cầu.

  • Cho phép hỗ trợ kinh doanh theo thời gian thực

Tích hợp ERP với dữ liệu IoT cung cấp cho doanh nghiệp những hiểu biết kinh doanh quan trọng một cách nhanh chóng. Những dữ liệu được thu thập nhờ có IoT cho phép doanh nghiệp chủ động nắm bắt và theo dõi được tình hình sản xuất theo thời gian thực thay vì chờ đợi các báo cáo được tổng hợp thủ công. Luồng dữ liệu liên tục từ các thiết bị và cảm biến IoT còn là cơ sở để hệ thống quản trị doanh nghiệp thực hiện các phân tích tức thời, giúp nhà quản trị có được những hiểu biết sâu sắc, để cải thiện việc ra quyết định.. Doanh nghiệp cũng có thể xem xét việc nâng cao sức mạnh của ERP bằng các công nghệ mới như AI và Máy học cùng với IoT, để hệ thống đưa ra được những đề xuất phù hợp vào đúng thời điểm.

  • Tạo hiệu quả lớn hơn cho hoạt động vận hành

Hiệu quả vận hành doanh nghiệp có thể được cải thiện khi nhiều tác vụ thủ công được tự động hóa bằng cách tích hợp ERP với công nghệ IoT – ví dụ, không cần thao tác của con người để quét mã vạch và nhập dữ liệu thủ công vào hệ thống ERP trong quản lý kho vận. Với IoT, tất cả các hoạt động như sắp xếp lại kho cập nhật hàng tồn kho và giao hàng đều có thể được theo dõi và tự động cập nhật trong hệ thống ERP theo thời gian thực do có các cảm biến được tích hợp trong máy và các bộ phận.

  • Cải thiện khả năng dự báo

Dự báo nhu cầu sử dụng và mua bán hàng hóa của người tiêu dùng là một quá trình phức tạp và tạo ra những thách thức lớn cho các doanh nghiệp sản xuất. Doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định tốt hơn bằng cách phân tích số lượng lớn dữ liệu IoT. Việc tích hợp ERP với IoT sẽ thiết lập một liên kết trực tiếp giữa sản xuất và tiêu dùng. Với mạng lưới dữ liệu thông suốt bên trong các khu vực sản xuất, doanh nghiệp nắm bắt dữ liệu thời gian thực, và gửi nó đến hệ thống ERP được cài đặt sẵn. Các dữ liệu được phân tích nhờ ERP cho phép doanh nghiệp nắm bắt thông tin về thời điểm các sản phẩm đang được sử dụng, nhân khẩu học của người tiêu dùng và tần suất sử dụng, tất cả đều giúp dự báo và lập kế hoạch dễ dàng và hiệu quả hơn.

ERP với Internet of Things (Iot) chính là bộ đôi sức mạnh trong kỷ nguyên cách mạng số. Về cơ bản, những gì IoT thực hiện là thu thập thêm dữ liệu có sẵn cho ERP để sử dụng và phân tích, nhưng những kết nối nhạy bén từ mọi cảm biến hoặc thiết bị vật lý trong mạng mà không cần sự can thiệp của con người chính là điểm nổi bật mà hai giải pháp đem lại. Để được tư vấn sâu hơn về các công cụ IoT và giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua số hotline: 092.6886.855

Đọc thêm: Kết hợp IoT và ERP: Nền tảng đưa doanh nghiệp phát triển trong cuộc CMCN 4.0

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng