bài Viết

Xây dựng nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trong ngành dược có khó?

24/10/2019

Tiêu chuẩn GPP trong ngành dược là tiêu chuẩn bắt buộc với các nhà thuốc. Vậy làm sao để đạt được điều đó? Bài viết sau sẽ chia sẻ bí quyết để đạt được tiêu chuẩn GPP trong ngành dược.

>>>Đọc thêm: : Đây là giải pháp giúp doanh nghiệp Dược tiết kiệm hàng triệu đô mỗi năm nhờ tối ưu quản trị sản xuất và phân phối

GPP là gì? Làm thế nào để đáp ứng tiêu chuẩn GPP trong ngành dược?

Xây dựng nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trong ngành dược là điều mà bất kỳ hiệu thuốc nào cũng đặt lên hàng đầu. Nó giống như điều kiện bắt buộc để kinh doanh nhà thuốc. Một nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trong ngành dược cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

  1. Cơ sở vật chất nhà thuốc

Nhà thuốc đạt chuẩn GPP phải có diện tích tối thiểu 10m2; có đầy đủ các không gian bố trí, có chỗ rửa tay cho người bán và người mua, có đủ thiết bị để bảo quản thuốc, sắp xếp thuốc theo đúng quy định (khu trưng bày, khu bảo quản, khu mỹ phẩm…).

tiêu chuẩn gpp trong ngành dược

Với thuốc bán lẻ không kèm bao bì, dược sĩ bán thuốc cần ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, nồng độ, hướng dẫn sử dụng cụ thể…

  1. Quy trình hoạt động chuẩn của nhà thuốc GPP

Nhà thuốc đạt chuẩn GPP phải xây dựng và thực hiện theo các quy trình thao tác chuẩn dưới dạng văn bản cho tất cả các hoạt động chuyên môn để mọi nhân viên áp dụng, tối thiểu phải có các quy trình sau:

– Quy trình mua thuốc và kiểm soát chất lượng

– Quy trình bán thuốc theo đơn;

– Quy trình bán thuốc không kê đơn;

– Quy trình bảo quản và theo dõi chất lượng;

– Quy trình giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi;

– Quy trình pha chế thuốc theo đơn trong trường hợp có tổ chức pha chế theo đơn

Lưu ý: Sổ sách, hồ sơ và thường xuyên ghi chép hoạt động mua thuốc, bán thuốc lưu giữ ít nhất 1 năm kể từ khi thuốc hết hạn dùng.

  1. Chất lượng thuốc phải đạt tiêu chuẩn

Nhà thuốc GPP phải có nguồn thuốc được mua tại các cơ sở kinh doanh thuốc hợp pháp.

– Có hồ sơ theo dõi, lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín, đảm bảo chất lượng thuốc trong quá trình kinh doanh; Cung cấp các thuốc phù hợp, kiểm tra, đối – chiếu thuốc bán ra về nhãn thuốc, chất lượng, số lượng, chủng loại thuốc.

– Đối với trường hợp thuốc bán lẻ không đựng trong bao bì ngoài của thuốc thì phải ghi rõ: tên thuốc; dạng bào chế; nồng độ, hàm lượng thuốc; trường hợp – không có đơn thuốc đi kèm phải ghi thêm liều dùng, số lần dùng và cách dùng.

– Nhân viên tư vấn cho người mua về lựa chọn thuốc, cách dùng thuốc, hướng dẫn cách sử dụng thuốc bằng lời nói. Đối với người bệnh đòi hỏi phải có chẩn đoán của thầy thuốc mới có thể dùng thuốc.

– Không được tiến hành các hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc tại nơi bán thuốc trái với quy định về thông tin quảng cáo thuốc và khuyến khích người mua mua thuốc nhiều hơn cần thiết…

  1. Người chủ nhà thuốc GPP phải có chứng chỉ hành nghề

Người đứng tên thành lập Nhà thuốc GPP phải có bằng dược sĩ đại học và có chứng chỉ hành nghề dược của Bộ Y tế cấp. Nhân viên làm việc tại nhà thuốc phải mặc áo Blouse trắng, đeo biển ghi họ tên, chức vụ, ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.

Dược sĩ bán thuốc phải có trình độ chuyên môn nghề dược, thực hành bán thuốc theo đúng quy định, đảm bảo lợi ích, an toàn cho bệnh nhân và tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.

>>>Đọc thêm: Tại sao doanh nghiệp sản xuất Dược cần áp dụng tiêu chuẩn GMP?

Nguyên tắc sắp xếp thuốc của nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trong ngành dược

Nhà thuốc đạt tiêu chuẩn gpp trong ngành dược là điều mà bất cứ nhà thuốc nào cũng mong muốn hướng đến. Việc cần làm đầu tiên đó là sắp xếp thuốc một cách khoa học để vừa đáp ứng được tiêu chuẩn nhà thuốc GPP, vừa thuận tiện cho chính người Dược sĩ đứng ở quầy thuốc.

Nguyên tắc 1: Từng loại thuốc được sắp xếp một cách riêng biệt

Tại mỗi nhà thuốc có đến hàng trăm, hàng nghìn sản phẩm thuốc, để thuận tiện bạn cần sắp xếp theo nhóm thuốc. Chẳng hạn như thuốc điều trị, thực phẩm chức năng phải được phân loại theo từng nhóm.

Như vậy, nếu nhà thuốc có kinh doanh bao nhiêu mã thuốc hay dự định kinh doanh dụng cụ Y tế cũng không bị nhầm lẫn.

Nguyên tắc 2: Đảm bảo bảo quản thuốc trong điều kiện phù hợp

Mỗi loại thuốc có một đặc tính bảo quản riêng, do đó bạn cần đặc biệt lưu ý trong nguyên tắc này:

– Các loại thuốc bảo quản ở điều kiện thường: thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt.

– Các loại thuốc cần phải được bảo quản ở điều kiện đặc biệt (không được để nơi quá sáng, nhiệt độ không quá cao): thuốc có mùi, dễ bay hơi hay dễ phân hủy, nhất là các loại vắc – xin.

Đọc thêm: OTC trong ngành Dược là gì? Xu hướng phát triển của kênh OTC

Nguyên tắc 3: Đảm bảo thực hiện đúng quy định về chuyên môn hiện hành

– Những loại thuốc độc bảng A, B cần được để ở một tủ riêng, khóa lại cẩn thận và bảo quản, quản lý theo các quy chế chuyên môn hiện hành của ngành Dược.

– Các loại thuốc chờ xử lý cần được gán nhãn “Thuốc chờ xử lý” và phải được xếp vào khu vực riêng.

Nguyên tắc 4: Dễ tìm, dễ lấy, dễ thấy và dễ kiểm tra

– Việc sắp xếp ngăn nắp, khoa học thuốc không chỉ giúp các Dược sĩ dễ nhìn thấy, giúp kê đơn nhanh cũng như kiểm tra đơn giản và kịp thời phát hiện những loại thuốc đã quá hạn. Trong trường hợp, nếu các cơ quan quản lý có tiến hành kiểm tra định kỳ cũng dễ dàng hơn.

– Các loại thuốc khi sắp xếp cần được quay nhãn, tên thuốc, hình ảnh ra phía ngoài vừa dễ dàng trong hoạt động bán vừa giúp thu hút khách.

Nguyên tắc 5: Sắp xếp thuốc đảm bảo nguyên tắc FEFO và FIFO và đảm bảo chất lượng hàng Dược phẩm

– FEFO: với nguyên tắc này, những loại thuốc có hạn sử dụng ngắn xếp ở ngoài còn những loại thuốc có hạn dùng nhiều hơn thì sắp xếp phía bên trong.

– FIFO: những loại thuốc nào nhập trước thì bán trước, những loại nào sản xuất trước cũng cần phải được xuất trước.

– Đối với những loại thuốc bán lẻ: Dược sĩ cần lưu ý để hộp dở cần được bán hết rồi mới mở hộp mới, không nên mở nhiều hộp cùng một lúc.

– Hạn chế hư hỏng thuốc bên ngoài bởi đổ vỡ bằng cách thuốc nhẹ để phía trên, nặng để phía dưới. Các loại thuốc dạng chai, lọ, ống tiêm tuyệt đối không được xếp chồng lên nhau.

Nguyên tắc 6: Sắp xếp tài liệu, văn phòng phẩm, tư trang ngăn nắp

Ngoài các loại thuốc thì tài liệu, văn phòng phẩm, đồ tư trang… là những đồ dùng không thể thiếu tại các nhà thuốc. Khi sắp xếp loại đồ dùng này, bạn cần:

– Để ở một tủ riêng

– Các tờ thông tin giới thiệu thuốc phải được sắp xếp gọn gàng, để đúng nơi quy định.

– Tài liệu, văn phòng phẩm phải được sắp xếp gọn gàng và để đúng nơi quy định.

– Tư trang tuyệt đối không để trong khu vực quầy thuốc.

Xây dựng nhà thuốc đúng chuẩn GPP là việc cần làm đầu tiên trước khi muốn kinh doanh nhà thuốc. Nhưng nó mới chỉ là bước đầu, để kinh doanh hiệu quả bạn cần có quy trình quản lý bán hàng nhanh chóng, tiết kiệm tối đa thời gian và mang đến sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.

ITG: Nhà cung cấp giải pháp ERP chuyên sâu số 1 cho ngành Dược phẩm

ITG giới thiệu giải pháp ERP chuyên sâu cho doanh nghiệp Dược phẩm: 3S ERP.iPHARMA Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp Dược quản lý toàn diện hoạt động sản xuất và phân phối Dược phẩm.

Việc ứng dụng giải pháp 3S ERP.iPHARMA giúp doanh nghiệp có một công cụ để chuyển đổi số toàn diện từ đó tiến nhanh trong quá trình số hóa dữ liệu, thông minh hóa các quy trình làm việc…Cụ thể hơn, ERP sẽ giúp kết nối những số liệu đa chiều như số liệu tài chính, số liệu kinh doanh, số liệu kỹ thuật, số liệu không gian…từ đó sẽ kết nối mọi hoạt động của doanh nghiệp, tạo nền tảng cho quá trình chuyển đổi số.

Đối với hoạt động sản xuất ERP là công cụ hỗ trợ quản trị sản xuất toàn diện từ quản lý nguyên vật liệu đầu vào đến thành phẩm đầu ra, cảnh báo lỗi trong quá trình sản xuất, hỗ trợ quản lý theo dõi Reatime hoạt động sản xuất.

Đối với kênh phân phối đây là giải pháp giúp quản trị được doanh số bán ra theo từng thời điểm, và hàng bán chạy, bán chậm, để đưa ra quyết định nhu cầu đặt hàng cho từng khu vực và từng địa điểm trên toàn hệ thống công ty. Hỗ trợ quản trị toàn diện trình dược viên trên bản đồ GPS.

3S ERP.iPHARMA là sự lựa chọn của nhiều “ông lớn” ngành dược như: Dươc phẩm Hà Tây, Công ty dược phẩm và thiết bị y tế Đà Nẵng (Dapharco), Nam Dược, Dược phẩm Việt Tín…

Nếu bạn là doanh nghiệp dược cần tư vấn sâu hơn về công cụ hỗ trợ doanh nghiệp quản trị tốt hơn từ đó tối ưu nguồn lực doanh nghiệp. Hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi để được hỗ trợ: 092.6886.855

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng