Việc làm quản lý sản xuất hiện nay có mức lương bao nhiêu?
Để một bộ máy sản xuất hoạt động trơn tru và hiệu quả không chỉ cần bài tay tài hoa của những công nhân mà còn cần sự thông minh và khả năng quản lý sắp xếp công việc nhịp nhàng của những người quản lý sản xuất. Có thể ví người quản lý sản xuất như một đầu tàu kéo cả con tàu sản xuất tiến nhanh đến những mục tiêu lớn. Việc làm quản lý sản xuất là gì?
1. Giới thiệu tổng quan về việc làm quản lý sản xuất
Quản lý sản xuất là người giám sát những hoạt động thường ngày của nhà sản xuất và những nhà máy liên quan. Quản lý sản xuất cũng tham gia kết hợp, lên kế hoạch, chỉ đạo các hoạt động để tạo ra một loạt các hàng hóa như ô tô, thiết bị máy tính, giấy…
Dù là trong ngành công nghiệp nào, nhiệm vụ chính của quản lý sản xuất là đảm bảo việc sản xuất hàng hóa hiệu và và kịp thời, đạt tiêu chuẩn về số lượng cũng như chất lượng và nằm trong giới hạn ngân sách đưa ra. Họ cũng là người lên kế hoạch, thiết kế hệ thống sản xuất, phương pháp sản xuất, phối hợp và kiểm soát quy trình sản xuất.
Quản lý sản xuất tham gia vào giai đoạn tiền sản xuất (lên kế hoạch) cũng như giai đoạn sản xuất (kiểm tra và giám sát). Công việc của họ phần nhiều là làm việc với nhân sự, ngoài ra còn có thể liên quan tới việc thiết kế sản phẩm và thu mua. Ở những công ty nhỏ thì quản lý sản xuất có thể được đưa ra quyết định nhưng ở công ty lớn thì sẽ có các giám sát viên sản xuất, kỹ sư sản xuất hay người hoạch định, trợ giúp. Họ cũng có thể là người kết nối các bộ phận như marketing, bán hàng hay tài chính với nhau. Quản lý sản xuất là người quyết định cách tốt nhất để sử dụng công nhân và thiết bị của nhà máy để đạt mục tiêu sản xuất. Quản lý sản xuất có trách nhiệm thực hiện các chương trình kiểm soát chất lượng để đảm bảo hoàn thành sản phẩm đạt chất lượng.
>>> Đọc thêm: Lãng phí trong sản xuất là gì? Cách loại bỏ lãng phí trong sản xuất
2. Việc làm quản lý sản xuất bao gồm:
Việc làm quản lý sản xuất bao gồm:
– Phân tích dữ liệu sản xuất, lập kế hoạch, lên lịch trình sản xuất, đánh giá các yêu cầu dự án và nguồn lực
– Ước tính, thỏa thuận và chốt ngân sách, khung thời gian sản xuất với khách hàng và các tiêu chuẩn quản lý chất lượng. Đảm bảo rằng sản xuất đúng lịch trình và nằm trong ngân sách
– Nếu cần thiết, thỏa thuận lại khung thời gian sản xuất khi có thay đổi về việc lựa chọn, đặt hàng hay mua nguyên vật liệu
– Viết báo cáo sản xuất
– Giám sát quá trình sản xuất
– Giám sát công việc của cấp dưới
– Thuê, đào tạo và đánh giá nhân viên. Theo dõi công nhân của nhà máy để đảm bảo công nhân đạt hiệu suất làm việc và yêu cầu về an toàn
– Tạo quy trình sản xuất để đạt hiệu quả
– Xác định những máy móc mới cần thiết hoặc tăng ca khi cần thiết. Tổ chức việc sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ các thiết bị sản xuất
– Sửa các lỗi sản phẩm: quản lý sản xuất phát hiện lỗi sản phẩm, nguyên nhân gây ra lỗi sản phẩm và giải quyết vấn đề để khắc phục lỗi đó
– Tùy vào quy mô của nhà máy mà người quản lý sản xuất có thể giám sát toàn bộ hay một phần của nhà máy.
3. Quản lý sản xuất làm việc ở đâu?
Quản lý sản xuất chia thời gian làm việc giữa khu vực sản xuất và văn phòng. Khi làm việc ở khu vực sản xuất, người quản lý có thể mặc đồ bảo hộ như mũ bảo hộ, kính bảo hộ… Quản lý sản xuất có thể làm việc đa dạng ở các doanh nghiệp sản xuất, công xưởng, nhà máy.
Hầu hết quản lý sản xuất làm việc toàn thời gian. Ở một số cơ sở, người quản lý có thể làm ca đêm hay ca cuối tuần để kịp thời hạn hoàn thành sản phẩm.
4. Cơ hội việc làm và mức lương quản lý sản xuất hiện nay?
Việc làm quản lý sản xuất là một công việc khá triển vọng và thu hút ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai, nhiều người đã lựa chọn ngành nghề này làm định hướng mục tiêu sự nghiệp cho mình. Theo khảo sát của CareerBuilder mức lương của quản lý sản xuất tại Việt Nam trung bình là 10,9 triệu đồng và mức lương cao nhất là 33,8 Triệu đồng.
Khối lượng công việc của người quản lý sản xuất rất nhiều, đòi hỏi phải có rất nhiều kĩ năng và kiến thức chuyên ngành. Việc tìm hiểu, nâng cao thêm những kiến thức chuyên ngành sẽ giúp dễ dàng thực hiện tốt các công việc hơn.
>>> Đọc thêm: Kế hoạch sản xuất là gì? Cách lập kế hoạch sản xuất hiệu quả
5. Phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả
– Lên kế hoạch làm việc chi tiết
Đặc biệt đối với một người quản lý mới, việc tiếp xúc với quá nhiều quy trình, nhân viên cùng một lúc có thể khiến bạn chưa biết ưu tiên công việc nào đầu tiên. Một bản kế hoạch làm việc chi tiết sẽ giúp bạn hình dung tổng quát công việc của mình, không bỏ sót bất kỳ hoạt động nào.
– Thường xuyên kiểm tra, giám sát
Dù bạn tin tưởng vào khả năng của mình bao nhiêu thì vấn đề kiểm tra vẫn cực kỳ cần thiết. Điều này cho bạn có cái nhìn thực tế, toàn diện và khách quan hơn về chất lượng công việc …để hoạch định ra những chiến lược phát triển sản xuất phù hợp.
– Sử dụng công cụ quản lý
Cùng với sự bùng nổ của công nghệ 4.0, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là tất yếu. Để giảm chi phí và độ nhanh chóng đồng bộ cho quản lý sản xuất rất nhiều phần mềm quản lý sản xuất ra đời như phần mềm 3S ERP hỗ trợ các nhà quản lý làm việc hiệu quả hơn.
– Thường xuyên báo cáo thống kê
Trong quản lý sản xuất, kiểm tra số lượng hàng tồn đọng, tình hình xuất nhập khẩu cho phép nhà quản lý kiểm soát được tình hình xấu và đề ra những phương án, chiến lược đúng đắn trong tương lai. Từ đó, tạo đà phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
>>> Đọc thêm: Six sigma là gì? Doanh nghiệp có thể tiết kiệm hàng tỷ USD nhờ Six sigma
Bài viết này đã mang đến cho bạn những vấn đề liên quan đến kiến thức về việc làm quản lý sản xuất cũng như những phương pháp để quản lý sản xuất hiệu quả. Nếu bạn cần tham khảo kỹ hơn về phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp quản lý hiệu quả hãy liên hệ với chuyên gia tư vấn của chúng tôi: 092.6886.855