Tìm hiểu các loại khuôn ép nhựa

09/11/2021

Khuôn ép nhựa là dụng cụ không thể thiếu trong quá trình ép nhựa, phục vụ hữu ích cho ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm từ nhựa. Theo đó, các loại khuôn ép nhựa cũng hết sức đa dạng trong kết cấu cũng như vật liệu nhựa và hình dạng của sản phẩm.

Tìm hiểu và phân loại các khuôn ép nhựa

Vậy khuôn ép nhựa là gì?

Khuôn ép nhựa là dụng cụ được dùng để tạo hình và định dạng sản phẩm nhựa. Khuôn ép nhựa được thiết kế theo yêu cầu và sử dụng trong các quá trình sản xuất nhựa. Về cấu tạo, khuôn ép nhựa gồm nhiều chi tiết lắp ráp với nhau, sau khi nhựa được phun vào khuôn và làm nguội, sẽ tạo ra sản phẩm.

Khuôn ép nhựa là thành phần vô cùng quan trọng trong dây chuyền sản xuất nhựa. Nó đóng vai trò là khuôn mẫu để tạo ra những sản phẩm nhựa có thiết kế đúng theo yêu cầu.

Kích thước và cấu tạo của khuôn ép nhựa phụ thuộc vào kích thước và đặc điểm của sản phẩm. Tùy theo số lượng sản phẩm cần sản xuất mà ta lựa chọn loại khuôn phù hợp và hiệu quả nhất.

Cấu tạo khuôn ép nhựa

Khuôn sản xuất sản phẩm nhựa bao gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau, trong đó có 2 phần quan trọng là:

  • Cavity (hay còn gọi là khuôn cái): đây là phần khuôn cố định, được gá trên tấm cố định của máy ép nhựa
  • Core (hay còn gọi là khuôn đực): đâu là phần khuôn di động, được gá trên tấm di động của máy ép nhựa.

Ngoài hai bộ phận trên, bộ khuôn nhựa hoàn chỉnh còn có nhiều bộ phận khác cấu tạo thành, có thể kể đến như:

  • Hệ thống dẫn hướng và định vị: gồm tất cả các chốt dẫn hướng, bạc dẫn hướng, định vị lõi, định vị vỏ khuôn… có nhiệm vụ giữ đúng vị trí làm việc của hai phần khuôn khi ghép với nhau để tạo lòng khuôn chính xác.
  • Hệ thống dẫn nhựa vào lòng khuôn: gồm bạc cuống phun, kênh dẫn nhựa và cổng phun làm nhiệm vụ cung cấp nhựa từ đầu phun máy ép vào trong lòng khuôn.
  • Hệ thống slide (bệ trượt): gồm lõi mặt bên, má lõi, thanh dẫn hướng, cam chốt xiên, xylanh thủy lực,… làm nhiệm vụ tháo những phần không thể tháo (undercut) ra được ngay theo hướng mở của khuôn.
  • Hệ thống đẩy sản phẩm: gồm các chốt đẩy, chốt hồi, chốt đỡ, bạc chốt đỡ, tấm đẩy, tấm giữ, khối đỡ,… có nhiệm vụ đẩy sản phẩm ra khỏi khuôn sau khi ép xong.
  • Hệ thống thoát khí: gồm có những rãnh thoát khí, van thoát khí có nhiệm vụ đưa không khí tồn đọng trong lòng khuôn ra ngoài, tạo điều kiện cho nhựa điền đầy lòng khuôn dễ dàng và giúp cho sản phẩm không bị bọt khí hoặc bị cháy khét, thiếu liệu.
  • Hệ thống làm nguội: gồm các đường nước, các rãnh, ống dẫn nhiệt, đầu nối,… có nhiệm vụ điều hòa nhiệt độ khuôn và làm nguội sản phẩm một cách nhanh chóng. Ngoài ra còn có hệ thống gia nhiệt để giữ nhiệt độ khuôn ổn định ở nhiệt độ cao đối với sản phẩm dùng nhựa kỹ thuật.
  • Hệ thống Hot runner: Hệ thống hot runner hay còn gọi là hệ thống kênh dẫn nóng.
  • Bulong – đai ốc: Dùng để cố định các tấm khuôn, các thành phầm linh kiện trong khuôn lại với nhau.
  • Ngoài ra, còn có các bộ phận như: tấm kẹp trên, tấm kẹp dưới, tấm kẹp đẩy, tấm khuôn trên, tấm khuôn dưới, tấm đỡ, tấm đẩy, chốt hồi, trụ kê…

Đọc thêm: Sản xuất thông minh trong ngành nhựa

Công nghệ ép nhựa trong các nhà máy diễn ra như thế nào?

Tính chất khuôn ép nhựa

Công nghệ ép nhựa hoạt động dựa trên nguyên lý là làm nóng chảy vật liệu, sau đó sử dụng hệ thống trục vít để phun vật liệu này vào khuôn, làm nguội và đông đặc thành hình dạng của lòng khuôn. Đối với hình thức sản xuất các sản phẩm bằng công nghệ ép, khuôn mẫu đóng vai trò quan trọng tạo nên tạo nên hình dáng cho sản phẩm cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng.

Công nghệ xử lý khuôn ép nhựa góp phần đáng kể để giảm thiểu chi phí sản xuất khuôn, nhưng vẫn đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng về số lượng các bộ phận được sản xuất.

Đọc thêm: Quy trình sản xuất nhựa

Đâu là các loại khuôn ép nhựa phổ biến hiện nay?

Khuôn 2 tấm

Khuôn hai tấm là loại khuôn đơn giản nhất và được sử dụng rộng rãi nhất trong ép nhựa. Theo đó khuôn 2 tấm còn có khả năng dẫn nóng và dẫn nguội:

  • Khuôn hai tấm có kênh dẫn nóng có vai trò giữ cho nhựa nóng chảy trong bạc cuống phun, kênh dẫn và miệng phun. Nhựa trong kênh dẫn nóng và tiếp tục điền đầy vào lòng khuôn một cách trực tiếp cho đến khi sản phẩm được lấy ra.
  • Đối với khuôn hai tấm có kênh dẫn nguội thì không cần thiết phải thiết kế kênh dẫn nhựa mà nhựa sẽ điền đầy trực tiếp vào lòng khuôn thông qua bạc cuống phun. Tuy nhiên với loại khuôn này yêu cầu dòng chảy nhựa và các miệng phun phải bố trí thẳng hàng.

Loại khuôn nhựa 2 tấm được sử dụng trong chế tạo các sản phẩm gia dụng đơn giản, thời gian thiết kế ngắn và gia công ngắn nhưng vẫn có độ chính xác cao để sớm đưa ra thị trường.

Phân biệt khuôn ép nhựa - Khuôn 2 tấm và Khuôn 3 tấm

Khuôn 3 tấm

Khuôn 3 tấm là một loại khuôn ép nhựa có kết cấu với 3 tấm chính; Tấm cố định, tấm di động và tấm giữ đuôi keo. Khi mở khuôn để lấy sản phẩm ra ngoài thì khuôn sẽ tách ra 2 khoảng hở. Một khoảng dùng để lấy sản phẩm ra còn một khoảng dùng để lấy đuôi keo ra ngoài. Khuôn 3 tấm cũng chia làm hai loại:

  • Khuôn ba tấm kênh dẫn nguội: Loại khuôn này được sử dụng đối với sản phẩm lớn không bố trí được miệng phun ở tâm, hoặc sản phẩm có nhiều miệng phun hay nhiều lòng khuôn cần nhiều miệng phun ở tâm. Theo đó hệ thống kênh dẫn của khuôn ba tấm được đặt trên tấm đở song song với mặt phân khuôn chính. Chính nhờ tấm thứ hai này mà kênh dẫn và cuống phun có thể được rời ra khỏi sản phẩm khi khuôn mở (tự cắt đuôi keo). Điểm đặt trưng của loại khuôn ba tấm này là tự cắt đuôi keo.
  • Khuôn ba tấm kênh dẫn nóng: Đối với loại khuôn này, các kênh dẫn phải được đặt xa mặt phân khuôn nhưng không được gây trở ngại cho việc thiết kế. Loại khuôn này cũng phù hợp với khuôn có nhiều lòng khuôn với kích thước nhỏ hay những khuôn mà hệ thống kênh dẫn phức tạp và phí nhiều vật liệu.

Có thể thấy, loại khuôn này thiết kế tương đối phức tạp, dẫn đến việc giá thành cao hơn cũng như hệ thống điều khiển nhiệt độ dễ bị hỏng.

Khuôn tách lõi

Khuôn tác lõi có kết cấu tương đối giống so với khuôn 2 tấm, nhưng lõi có khối chia để làm cho sản phẩm bị cắt xén hoặc sợi bên ngoài. Theo đó loại khuôn này sử dụng khi thanh trượt không đủ thực hiện các yêu cầu gia công do các bộ phận quá như như phần dưới hoặc sợi chỉ.

Khuôn có thiết bị ren

Khuôn có thiết bị ren có mục tiêu tạo ra lõi ren và có thể được xoay khi quá trình đúc. Do vậy loại khuôn này yêu cầu thiết bị bánh răng, thiết bị sẽ xoay để tạo thành ren.

Khuôn slide chốt xiên

Đây là loại khuôn có các bộ phận trượt được sử dụng trong ép nhựa. Theo đó, khuôn slide sẽ thực hiện cả chuyển động ngang và chuyển động thẳng đứng nhằm chế tạo các bộ phận với undercut. Để khuôn slide chốt xiên dễ dàng đưa vào sử dụng, nhà sản xuất sẽ lựa chọn xi lanh thủy lực để kéo con trượt slide.

Trên đây là một số loại khuôn ép nhựa phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Để liên hệ tư vấn về ứng dụng công nghệ IT-OT trong sản xuất, đặc biệt là ngành nhựa, doanh nghiệp hãy gọi tới chuyên gia của chúng tôi qua số hotline: 092.6886.855

Đọc thêm: Phân loại nhựa phổ biến trong sản xuất công nghiệp

Tags: Nhựa
Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng