bài Viết

Thuốc OTC là gì? Hướng dẫn sử dụng thuốc OTC

12/08/2019

Thuốc OTC là nhóm được sử dụng khá phổ biến trong điều trị các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Nhưng không phải ai cũng hiểu thuốc OTC là gì. Trong bài viết này bạn hãy cùng tôi đi tìm hiểu thuật ngữ thuốc OTC là gì?

Đọc thêm: Đây là phần mềm được nhiều doanh nghiệp Dược lớn tại Việt Nam ứng dụng

1. Thuốc OTC là gì?

Theo FDA, thuốc OTC  là viết tắt của Over The Counter có nghĩa là thuốc không kê đơn. Hiểu một cách đơn giản, OTC là các loại thuốc mà bạn có thể mua mà không cần đơn thuốc. Chúng an toàn và hiệu quả khi bạn làm theo hướng dẫn trên nhãn và theo chỉ dẫn của chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn.

Có những thuốc trước đây cần ghi toa, nhưng trải qua nhiều năm sử dụng đã chứng minh được độ an toàn cao và hiệu quả nên có thể được chuyển thành không cần ghi toa. Hiện tại có hơn 700 mặt hàng OTC đang được bán trên thị trường trước đây thuộc nhóm phải ghi toa.

Ở nhiều nước, thuốc OTC được kiểm soát bởi một cơ quan quản lý để đảm bảo thuốc an toàn và hiệu quả khi sử dụng mà không có sự theo dõi của bác sĩ (Ở Mỹ là FDA). Thuốc OTC thường được quy định bởi các hoạt chất dược phẩm (API), chứ không phải sản phẩm cuối cùng. Bằng cách điều chỉnh các API thay vì các công thức thuốc cụ thể, các chính phủ cho phép các nhà sản xuất tự do để xây dựng thành phần, hoặc kết hợp các thành phần vào hỗn hợp độc quyền.

Một trong các loại thuốc OTC lâu đời nhất là Aspirin. Theo thời gian, thường là 3 – 5 năm, các thuốc phải được chứng minh là an toàn mới được chuyển sang dạng OTC. Ví dụ như Diphenhydramine (Benadryl) là một chất kháng histamine, hay gần đây hơn là Cimetidine và Loratadine hay Ibuprofen được chấp nhận là thuốc OTC.

2. Hướng dẫn sử dụng thuốc OTC

  • Ðọc kỹ nhãn thuốc:

Ðây là yêu cầu rất quan trọng, nhưng không phải ai cũng quan tâm đầy đủ. Nếu bạn luôn ghi nhớ những lời thầy thuốc dặn dò, thì cũng không vì lý do gì bạn lại không đọc kỹ nhãn thuốc trước khi sử dụng. Vì để hiểu rõ một thuốc, không có cách nào tốt hơn là đọc kỹ những thông tin về nó.

Theo quy định, tất cả các thông tin cần thiết trên hộp thuốc đều phải được trình bày một cách rõ ràng ở vị trí dễ nhìn nhất, từ ngữ phải thật dễ hiểu. Những thông tin chính trên nhãn thuốc gồm:

Thành phần có hoạt tính: Là những chất có tính trị liệu của thuốc. Những chất này đều được ghi rõ hàm lượng.

Chỉ định: Thuốc được dùng cho những bệnh nào hay điều trị những triệu chứng gì. Thí dụ như: hạ sốt, giảm đau, chống đầy hơi…?

Thận trọng: Những tình trạng cần phải có lời khuyên của thầy thuốc trước khi sử dụng thuốc (thí dụ những bệnh nhân cao huyết áp không được uống những thuốc trị cảm trong thành phần có chất co mạch), những tương tác thuốc hay tác dụng phụ của thuốc có thể có, khi nào nên dừng thuốc, nếu đang có thai hay cho con bú thì phải dùng như thế nào, để xa tầm với của trẻ em.

Hạn sử dụng: Ngày hết hạn của thuốc.

  • Tương tác thuốc:

Tương tác giữa 2 thuốc hoàn toàn có thể xảy ra, dẫn đến những tác dụng không mong muốn, làm giảm hay tăng hoạt tính của một thuốc khác, do đó bạn cần phải nắm rõ về vấn đề này. Một số thuốc còn có thể tương tác với thực phẩm và thức uống.

Tránh uống rượu nếu đang dùng thuốc nhóm Antihistamine, thuốc ho trong thành phần có dextro-methorphan hay thuốc trị mất ngủ. Không được uống thuốc ngủ nếu đang uống thuốc an thần. Không uống Aspirin nếu bạn bị viêm loét dạ dày tá tràng. Không dùng thuốc nhuận tràng nếu đang bị đau bao tử hay nôn ói. Trừ khi có chỉ định của bác sĩ, nếu không bạn không được dùng thuốc chống sung huyết mũi nếu đang uống thuốc điều trị cao huyết áp, trầm cảm, bệnh tim mạch, bệnh tuyến giáp, tiểu đường hay bệnh tiền liệt tuyến.

Ðôi khi nhà sản xuất có thể thay đổi hoặc thêm vào một số chất khác trong thành phần hoặc cung cấp thêm thông tin về thuốc, vì vậy tốt nhất vẫn phải đọc kỹ nhãn thuốc có sẵn trong hộp mỗi lần sử dụng.

Đặc biệt chú ý với phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ em cần lưu ý các thông tin hướng dẫn trên nhãn thuốc

  • Lưu ý khác:

Ðừng sử dụng liều cao hơn hay dài ngày hơn liều đã được khuyến cáo trong tờ hướng dẫn.

Mỗi lần mua thuốc, mặc dù là loại đã dùng quen vẫn phải đọc kỹ lại để tránh trường hợp nhà sản xuất cho ra một sản phẩm có tên tương tự, nhưng lại có thêm một chất mới trong thành phần không phù hợp với bạn. Thí dụ Paracetamol cho thêm codein hay cafein không thích hợp với những người nhạy cảm với các chất này.

 thuốc OTC là gì

Cần tỉnh táo, đừng quá tin vào những lời đường mật của các quảng cáo vì theo thống kê cho thấy, những thuốc bán chạy nhất chưa hẳn là những thuốc tốt nhất mà chính là những thuốc được tiếp thị giỏi nhất. Do đó nếu tỉnh táo suy xét và hỏi kỹ người bán, bạn hoàn toàn có thể mua được những thuốc có cùng công dụng với chất lượng cao, an toàn, hiệu quả và giá thành lại rẻ.

Cuối cùng, nếu đã uống thuốc nhưng các triệu chứng bệnh vẫn không giảm hoặc tồn tại mãi thì phải đi khám bác sĩ để có chỉ định thích hợp.

Phân biệt thuốc OTC và ETC 

Thuốc OTC

Thuốc ETC

OTC (Over The Counter ) là các loại thuốc mà bạn có thể mua mà không cần đơn thuốc.

Thuốc ETC (Ethical drugs) là các loại thuốc được bán ra theo đơn bác sĩ

Thuốc không kê đơn không dành cho một cá nhân cụ thể, mặc dù tùy thuộc vào loại thuốc, chẳng hạn như kem, thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc xịt mũi, người dùng có thể muốn là người tiêu dùng duy nhất của thuốc. 

Thuốc kê đơn dành cho 1 đối tượng cụ thể 

Thuốc không kê đơn có độc tính thấp, trong quá trình bảo quản và đưa vào trong cơ thể không tạo ra các sản phẩm phân hủy có độc tính, không gây ra các gây hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh;

Việc sử dụng không theo đúng chỉ định của người kê đơn thì có thể nguy hiểm tới tính mạng, sức khỏe của bệnh nhân.

Thuốc được chỉ định trong điều trị các bệnh không nghiêm trọng và người bệnh có thể tự điều trị, không nhất thiết phải có sự kê đơn và theo dõi của người hành nghề khám chữa bệnh;

Thuốc được chỉ định để điều trị các bệnh nghiêm trọng

Danh Mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành,

Phải trải qua nhiều giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, được được Bộ Y Tế ban hành, đồng thời được giám sát về mức độ an toàn và tác dụng phụ ngay cả khi thuốc đã có mặt trên thị trường.

 

Hy vọng rằng với những kiến thức chúng tôi đưa ra có thể giúp bạn hiểu được thuốc OTC là gì? Mời bạn đọc tham khảo thêm thông tin về: Phần mềm giúp cải thiện hiệu quả kênh sản xuất và phân phối dược phẩm tại đây

>>Đọc thêm: Dapharco – Top 5 nhà phân phối dược phẩm lớn nhất tại Việt Nam ứng dụng phần mềm nào để quản lý?

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng