bài Viết

Tác động của Internet vạn vật (IoT) đến ngành sản xuất

08/08/2018

IoT là từ khóa được giới công nghệ nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây được dự đoán là sẽ tạo ra một bước đột phá trong ngành sản xuất, thay đổi cách thức sản xuất của thế giới trong 4 năm tới. IoT là một mạng lưới kết nối con người, dữ liệu, quy trình và vật chất với nhau. IoT có tác động mãnh mẽ tới cuộc sống, công việc và làm thay đổi xã hội loài người.

>>>>Đọc thêm: Kết hợp IoT và ERP: Nền tảng đưa doanh nghiệp phát triển trong cuộc CMCN 4.0

IoT là gì?

iot Internet Van vat ung dung trong quan ly san xuat itgvietnam12 - Tác động của Internet vạn vật (IoT) đến ngành sản xuất

IoT là từ viết tắt của Internet of Things là sự kết nối các thiết bị vật lý liên quan đến điện, phần mềm, cảm biến và bộ dẫn động với đám mây và với nhau. Kevin Ashton chính là người tiên phong trong công nghệ nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID), ông nghĩ ra ý tưởng phát triển một hệ thống có vô số các cảm biến kết nối thế giới thực với Internet. Internet of Things là hạ tầng cơ sở toàn cầu phục vụ cho xã hội thông minh, hỗ trợ các dịch vụ (điện toán) chuyên sâu thông qua các vật thể dạng thực hoặc ảo kết nối với nhau thông qua công nghệ thông tin và truyền thông hiện hữu đã được tích hợp. Mục đích của IoT là tạo một vật trong thế giới thực hoặc thế giới thông tin (vật ảo) có thể nhận dạng và được tích hợp vào một mạng lưới truyền thông giúp cho hiệu năng, độ tin cậy và lợi ích kinh kế đều được nâng cao mà không cần quá nhiều sự can thiệp của con người.

IoT ứng dụng trong quản lý sản xuất giúp tạo ra các nhà máy thông minh

iot Internet Van vat ung dung trong quan ly san xuat min - Tác động của Internet vạn vật (IoT) đến ngành sản xuất

IoT sẽ giúp thay đổi căn bản thế giới này trong 4 năm tới. Ngày càng nhiều sản phẩm được sản xuất với thiết kế phù hợp với công nghệ IoT. Một cuộc khảo sát của Hiệp hội Chất lượng Hoa Kỳ (ASQ), 82% các doanh nghiệp triển khai sản xuất thông minh cho biết đã đạt hiệu quả tốt hơn; 49% sản xuất ít lỗi hơn; và 45% ghi nhận độ hài lòng của khách hàng tăng lên.

Một ví dụ nổi bật nữa của ứng dụng IoT được ứng dụng trong sản xuất là sản xuất ô tô thông minh. Riêng trong giới sản xuất ô tô, có tới 17% các nhà sản xuất đang sử dụng IoT trong hệ thống của họ. Các nhà sản xuất ô tô lớn, bao gồm: Ford, Toyota, General Motors, và Volkswagen, đang sản xuất các loại xe có khả năng kết hợp máy ảnh và cảm biến để giúp tài xế tránh va chạm và đỗ xe song song tự động.Thậm chí nó còn tự lái được. Bên cạnh đó là là sản xuất các thiết bị thông minh trong trong gia đình giúp bạn dễ dàng điều khiển nhiệt độ, ánh sáng và các tiện ích khác trong ngôi nhà.

Trong lĩnh vực sản xuất chế tạo thống kê từ PwC cho biết 35% nhà sản xuất sử dụng cảm biến thông minh, 10% dự kiến sẽ sử dụng và 8% có kế hoạch sử dụng các thiết bị thông minh này trong 3 năm tới.

>>> Đọc thêm: 6 ví dụ về ứng dụng của Internet of Things sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc sống của bạn

Thay đổi cách thức sản xuất

iot Internet Van vat ung dung trong quan ly san xuat itgvietnam6 - Tác động của Internet vạn vật (IoT) đến ngành sản xuất

Nhờ IoT, các nhà sản xuất có thể thỏa sức sáng tạo và thiết kế, cách mạng hóa các sản phẩm truyền thống và tạo ra nhiều loại sản phẩm mới. Ứng dụng IoT cho phép nhà sản xuất phát triển các sản phẩm thông minh với một mức phí vừa phải, phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng hơn.Trong môi trường sản xuất, “ứng dụng phần mềm di động cho phép các quản lý nhà máy truy cập vào nhiều dữ liệu, như hiệu suất thiết bị, hiệu suất của dây chuyền, công cụ trực quan hóa dữ liệu và các cảnh báo dù họ đang ở đâu”, cho phép các cơ sở và quản lý sản xuất có thể làm việc bên ngoài phòng điều khiển và có tầm nhìn bao quát hơn các hoạt động đang diễn ra.

Sản xuất thông minh trong môi trường đã kết nối có thể góp phần làm giảm bớt lỗi sản phẩm, xác định trục trặc và hỏng hóc của thiết bị nhanh hơn. Việc giám sát theo thời gian thực các thiết bị và dây chuyền sản xuất có thể giúp phát hiện mọi thay đổi dù là nhỏ nhất về mức độ sản xuất, hoạt động của thiết bị và chất lượng sản phẩm. Các cảm biến có thể xác định rò rỉ chất lỏng, sự thay đổi áp suất, hơn nữa còn giúp tận dụng tài sản tốt hơn và chủ động hơn khi bảo trì các thiết bị quan trọng.

Ứng dụng của IoT cho phép kết nối máy móc với phần mềm (M2M). Trong tương tác M2M, một cảm biến không chỉ phát hiện rò rỉ chất lỏng và cảnh báo cho bộ phận bảo trì, nó còn cảnh báo các máy đã kết nối khác là quy trình làm việc cần được điều chỉnh. Điều này ngăn chặn các vật liệu và thành phẩm bị lãng phí, đồng thời bảo vệ các thiết bị quan trọng không bị hư hại nghiêm trọng hơn. Các cảm biến bổ sung thêm dữ liệu cho hệ thống ERP, quản lý giờ đây có thể tin tường mọi hoạt động, hiệu suất của từng máy và quy trình tại nhà máy.

Internet kết nối vạn vật (IoT) được coi là một trong những ứng dụng cốt lõi trong Cách mạng công nghiệp 4.0, tác động đến mọi mặt của doanh nghiệp, chính phủ và người tiêu dùng tương tác với thế giới vật chất, thay đổi cách thức sản xuất và làm cho thế giới tốt đẹp hơn.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng