Sản xuất rời rạc và những lợi ích hiệu quả trong sản xuất

30/01/2023

Trong những năm gần đây, hầu hết các sản phẩm được bày bán trong cửa hàng đều là sản phẩm dựa trên quy trình sản xuất rời rạc. Đây là một quá trình sản xuất trong đó, mỗi sản phẩm hoàn chỉnh được xem là một mặt hàng riêng biệt, và doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý và kiểm soát số lượng của hàng hóa đó. Vậy sản xuất rời rạc là gì? Đâu là những lợi ích của phương pháp sản xuất này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

sản xuất rời rạc

Sản xuất rời rạc là gì?

Sản xuất rời rạc (Discrete manufacturing) là một loại hình sản xuất đề cập đến việc sản xuất các thành phẩm là những mặt hàng riêng biệt có thể dễ dàng đếm, sờ hoặc nhìn thấy. Theo đó, đầu ra của loại hình sản xuất này có thể được đo lường theo số lượng, trọng lượng, hay thể tích. Về mặt lý thuyết, một sản phẩm rời rạc có thể được tháo rời khi hết tuổi thọ để các bộ phận cấu thành của nó có thể được tái chế.. 

Discrete manufacturing thường liên quan đến các bộ phận và hệ thống như đai ốc và bu lông, giá đỡ, dây điện, cụm lắp ráp và các sản phẩm riêng lẻ. Laptop, Tivi hay điện thoại thông minh là những sản phẩm tiêu biểu của phương pháp sản xuất này.

Sản phẩm của sản xuất rời rạc thường có đặc tính:

  • Hoặc là có độ phức tạp cao, số lượng ít. (Ví dụ: máy bay, máy tính…)
  • Hoặc là có độ phức tạp thấp, số lượng lớn (Ví dụ: bu lông, đai ốc…)

So sánh sản xuất rời rạc và sản xuất dây chuyền 

Discrete Manufacturing thường dễ nhầm lẫn với loại hình sản xuất dây chuyền (Process Manufacturing). Trên thực tế, sản xuất rời rạc trái ngược với sản xuất dây chuyền. Dưới đây là một vài điểm phân biệt khác nhau điển hình:

Discrete Manufacturing

(Sản xuất rời rạc)

Process Manufacturing

(Sản xuất dây chuyền)

Các sản phẩm đầu ra có thể được chia nhỏ thành các thành phần nhỏ hơn và được tái chế. Các sản phẩm đầu ra không thể được chia nhỏ thành các phần.
Sản xuất dựa trên định mức nguyên vật liệu (BOM)Sản xuất dựa trên một công thức nhất định
Ô tô, phần cứng máy tính, điện thoại thông minh và các ngành công nghiệp quốc phòng sử dụng quy trình sản xuất này.Các loại sản phẩm thuộc nhóm ngành thực phẩm, đồ uống, dược phẩm, dầu tinh chế và sơn sử dụng quy trình sản xuất liên tục.

Đặc trưng của sản xuất rời rạc

sản xuất rời rạc

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng phương pháp này nhưng chưa thực sự đạt được hiệu quả như ý muốn. Đặc trưng của phương pháp sản xuất này là thực hiện những lệnh sản xuất riêng biệt, với cấu trúc sản phẩm và hàng hóa tồn kho được thay đổi thường xuyên và linh hoạt; kèm theo đó là một quy trình sản xuất phức tạp. Vì vậy, để áp dụng sản xuất rời rạc hiệu quả trong doanh nghiệp của mình, bạn cần nắm được những đặc trưng của phương pháp, và đưa ra những chiến lược phù hợp.

Dưới đây là 3 vấn đề cần lưu ý trong sản xuất:

  • Quản lý theo số seri (Serial Number)

Bởi vì sản xuất rời rạc tạo ra nhiều bộ phận, thành phần khác nhau, việc quản lý theo số seri là một việc làm cần thiết, không chỉ để kiểm soát số lượng, tìm kiếm mặt hàng, mà còn đóng vai trò quan trọng trong truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm. 

  • Sản xuất theo định mức nguyên vật liệu (BOM)

BOM rất cần thiết cho quá trình sản xuất vì chúng cung cấp danh sách đầy đủ các bộ phận, nguyên vật liệu, cách lắp ráp và các thành phần khác cần thiết để hoàn thành một đơn đặt hàng. Nếu có chỉnh sửa hoặc thay đổi BOM, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các thành phần cấu tạo sản phẩm. 

  • Kiểm soát hàng tồn kho

Với số lượng các nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm rời rạc khác nhau, việc theo dõi hàng tồn kho của phương pháp sản xuất này cũng rất phức tạp. Chưa kể, khi doanh nghiệp của bạn có nhiều kho hàng khác nhau ở nhiều nơi, việc kiểm soát hàng tồn kho càng trở nên khó khăn. Vì vậy, ứng dụng công nghệ để quản lý và kiểm soát hàng tồn kho trong sản xuất rời rạc là một trong những ưu tiên hàng đầu của ngành công nghiệp này. 

Ứng dụng hệ thống ERP trong sản xuất rời rạc

Để có thể làm việc dựa trên một quy trình sản xuất phức tạp, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn áp dụng hệ thống ERP. Đây là hệ thống được phát triển để quản lý quy trình sản xuất rời rạc. ERP không chỉ giúp doanh nghiệp kiểm soát quá trình sản xuất, giảm lãng phí, tiết kiệm thời gian sản xuất sản phẩm mà còn giúp nhà quản lý có được tầm nhìn rõ ràng về quy trình sản xuất.

Ngoài ra, hệ thống còn hỗ trợ các chức năng khác như quản lý vật liệu, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý tài chính và quản lý quan hệ khách hàng và một số lợi ích khác như: 

  • Hệ thống ERP thường thực hiện các nhiệm vụ bao gồm quản lý hàng tồn kho, vật tư, đơn đặt hàng, chuỗi cung ứng, tài chính hay quản lý quan hệ khách hàng. Ngoài ra, hệ thống còn giúp đề phòng tình trạng tồn kho quá mức, điều này sẽ làm cho các sản phẩm trở nên lỗi thời và làm tăng chi phí.
  • Nhu cầu sản xuất trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm ô tô, hàng không vũ trụ, quốc phòng, thiết bị công nghiệp và điện tử, thường được phục vụ bởi các hệ thống ERP. Các giải pháp sau đó thường được điều chỉnh để phù hợp với các yêu cầu riêng của một công ty. Để hỗ trợ quản lý hàng tồn kho hiệu quả, doanh nghiệp cần lựa chọn một hệ thống sao cho phù hợp với nguồn lực của mình nhất.

Discrete manufacturing là một loại hình sản xuất hiệu quả. Tuy nhiên, để tối ưu sản xuất rời rạc, cần ứng dụng những giải pháp công nghệ để giảm thiểu những hạn chế đặc thù của loại hình này. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp để tối ưu hóa sản xuất rời rạc và tăng năng suất của doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn qua số hotline: 092.6886.955

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng