bài Viết

[Tạp chí Thông tin & Truyền thông] Những tín hiệu tích cực trong triển khai nhà máy thông minh tại Việt Nam

09/08/2023

Cuộc trao đổi với lãnh đạo Công ty CP Công nghệ ITG về sản xuất thông minh và giải pháp, sản phẩm 3S iFACTORY mang đến cho bạn đọc cái nhìn tổng quan về hoạt động chuyển đổi số (CĐS) trong các doanh nghiệp (DN) sản xuất cũng như những gợi ý về chiến lược và mục tiêu CĐS của các DN sản xuất.

Tóm tắt:
– Thị trường giải pháp nhà máy thông minh đang không ngừng mở rộng tại Việt Nam cho thấy các DN sản xuất đang nỗ lực CĐS một cách thực chất.
– Công ty CP Công nghệ ITG đã đồng hành cùng các DN này để triển khai các giải pháp số trong lĩnh vực sản xuất với sản phẩm chủ đạo là 3S iFACTORY – một giải pháp số hoàn toàn do Việt Nam làm chủ, phù hợp với các DN sản xuất trong nước, mang lại hiệu quả thiết thực cho hoạt động sản xuất, kinh
doanh (SXKD) của DN.

Là sản phẩm số “Make in Viet Nam” chuyên hỗ trợ CĐS cho các DN sản xuất, 3S iFACTORY của Công ty CP Công nghệ ITG (ITG Technology.JSC) đang nỗ lực biến các nhà máy tại Việt Nam thành “nhà máy thông minh” với hiệu suất cao. Giải pháp này được vinh danh tại giải thưởng công nghệ có quy mô lớn của Việt Nam – “Giải thưởng Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – i4.0 Award”. Đây là giải thưởng thứ hai trong năm 2023 mà ITG Technology nhận được với sản phẩm chủ lực 3S iFACTORY.

Trước đó, 3S iFACTORY cũng được Xếp hạng 5 Sao tại Sao Khuê 2023 – Chương trình uy tín hàng đầu của ngành phần mềm và dịch vụ CNTT nhằm tôn vinh các sản phẩm số, dịch vụ số xuất sắc của Việt Nam.

Hai giải thưởng này là sự ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ ITG trong việc nâng tầm chất lượng sản phẩm “Make in Viet Nam”, cạnh tranh sòng phẳng với các sản phẩm quốc tế. Không chỉ về năng lực sáng tạo, phát triển sản phẩm, mà chính những kết quả thực tiễn khi triển khai giải pháp 3S iFACTORY cho các DN sản xuất lớn tại Việt Nam là minh chứng rõ rệt nhất.

PV Tạp chí Thông tin và Truyền thông có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Hách, Giám đốc điều hành ITG Technology, về giải pháp nhà máy thông minh và hiệu quả mang lại cho các DN sản xuất.

Phóng viên (PV): Ông chia sẻ một số thông tin về xu hướng phát triển của sản xuất thông minh trên thế giới và tại Việt Nam.

nguyen xuan hach20230529162701 - [Tạp chí Thông tin & Truyền thông] Những tín hiệu tích cực trong triển khai nhà máy thông minh tại Việt Nam

Ông Nguyễn Xuân Hách, Giám đốc điều hành ITG Technology

Ông Nguyễn Xuân Hách: Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) bùng nổ đã tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất thông minh và các nhà máy thông minh ra đời.

Theo báo cáo của Ernst & Young Vietnam Việt Nam 2023, xu hướng ứng dụng các công nghệ số trong sản xuất thông minh 4.0 (Smart Manufacturing 4.0) tại Việt Nam có thể kể đến như: Cơ sở hạ tầng kết nối 5G (5G Connectivity infrastructure), máy bay không người lái (UAV), cảm biến thông minh (smart sensors), học máy (machine learning), dữ liệu lớn (big data), blockchain, thực tế ảo (Virtual Reality), in 3D (3D Printing)…

Tuy nhiên, không nhiều DN Việt có khả năng chi trả cho các công nghệ trên. Hoặc nếu có thì các công nghệ này cũng đang được ứng dụng rời rạc nên chưa phát huy được tối đa sức mạnh.

Theo một khảo sát của Bộ Công Thương, mức độ sẵn sàng với cuộc CMCN 4.0 của các DN sản xuất công nghiệp nước ta đang ở mức thấp với điểm trung bình toàn ngành là 0,53/5. Cụ thể, năng lực tiếp cận hạn chế ở cả 6 trụ cột, gồm: Chiến lược và Tổ chức; Nhà máy thông minh; Vận hành thông minh; Dịch vụ dựa trên nền tảng dữ liệu; Sản phẩm thông minh và Người lao động.

Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, một loạt DN sản xuất đã đổi mới cả nhận thức và hành động, đẩy mạnh CĐS, từng bước xây dựng mô hình sản xuất nhà máy thông minh. Một số DN sản xuất đã chuyển đổi rất thành công phải kể đến như: Công ty TNHH Dây và Cáp điện Ngọc Khánh; DN sản xuất đông dược hàng đầu Việt Nam là Traphaco CNC; Công ty EBA Machinery là thành viên của tập đoàn EBA Kogyo; công ty hàng đầu trong ngành bao bì Goldsun…

PV: Vậy theo ông, nhà máy thông minh được định nghĩa như thế nào? Những công nghệ chủ chốt nào được sử dụng trong giải pháp nhà máy thông minh?

Ông Nguyễn Xuân Hách: Trên thực tế, “dữ liệu” là nền tảng cho mô hình nhà máy thông minh. Một nhà máy thông minh, theo ITG định nghĩa, là nhà máy có sự thông suốt dữ liệu và tương tác tốt trong thời gian thực theo hai chiều, từ tầng chiến lược đến tầng quản lý, tầng vận hành, tầng máy móc thiết bị, và ngược lại. Chính vì vậy, nếu DN có thể giải quyết được vấn đề dữ liệu này thông qua các hệ thống phần mềm quản lý, Big Data, IoT, thì việc triển khai “dàn trải” những công nghệ sản xuất 4.0 là chưa cần thiết để có thể trở thành nhà máy thông minh.

3s-factory.png
Kiến trúc giải pháp nhà máy thông minh 3S iFACTORY

Xuất phát từ cách tiếp cận đó, giải pháp nhà máy thông minh 3S iFACTORY của ITG đã ra đời. Được xây dựng theo kiến trúc Tiêu chuẩn quốc tế ISA95, với sự hội tụ IT-OT và các công nghệ dữ liệu lớn, IoT, AI; giải pháp 3S iFACTORY giúp tối ưu hóa các mục tiêu S-Q-C-D (Tốc độ – Chất lượng – Chi phí – Tiến độ) theo đặc thù điều kiện nguồn lực của DN. Với nền tảng vững chắc, đây là tiền đề để DN ứng dụng thêm các công nghệ 4.0 trong tương lai.

PV: Ông đánh giá thế nào về chi phí đầu tư và hiệu quả mang lại từ giải pháp nhà máy thông minh?

Ông Nguyễn Xuân Hách: Như đã chia sẻ, “công nghệ 4.0” không phải là điều kiện “cần và đủ” để DN trở thành nhà máy thông minh.

Trên thực tế, giải pháp nhà máy thông minh của ITG đề cao khả năng giải quyết các mục tiêu S-Q-C-D theo điều kiện năng lực của DN. Với mỗi dự án, chúng tôi xây dựng lộ trình CĐS phù hợp với ngân sách của từng giai đoạn. Điều này giúp tiết giảm chi phí đến mức tối đa và đảm bảo bám sát nhất với mục tiêu của từng DN.

Một trong những dự án thành công của chúng tôi là dự án triển khai hệ thống 3S MES (một thành phần trong hệ sinh thái giải pháp nhà máy thông minh 3S iFACTORY) cho Công ty TNHH Dây & Cáp điện Ngọc Khánh.

nha-may-ngoc-khanh.png
CĐS tại nhà máy Dây & Cáp điện Ngọc Khánh

Tuy họ chỉ triển khai một phần trong hệ sinh thái nhà máy thông minh của chúng tôi nhưng kết quả cũng đáng kinh ngạc:

– Từ hàng trăm mẫu phiếu kiểm tra bằng giấy tờ, nhà máy chỉ cần lưu trữ với 4 chức năng cập nhật dữ liệu và 3 mẫu báo trên nền tảng số;

– Phòng kế toán đã có thể kế thừa dữ liệu từ khối sản xuất để đưa ra báo cáo kinh doanh nhanh chóng, chính xác;

– Bộ phận kho có thể quản lý, truy vết các thông tin về lót/lô sản phẩm; việc kiểm kê cũng được rút ngắn thời gian từ vài ngày xuống còn vài tiếng đồng hồ ngắn ngủi…

ong-ta-van-thong.png

PV: Quá trình Công ty đã phát triển giải pháp và thiết bị cho sản xuất thông minh như thế nào?

Ông Nguyễn Xuân Hách: Chúng tôi khởi đầu cung cấp giải pháp ERP cho thị trường Việt Nam vào năm 2006. Đây là thời điểm làn sóng về CMCN 4.0 bắt đầu nở rộ ở cả Việt Nam và thế giới.

Tại thời điểm này, để một công ty về lĩnh vực công nghệ ở Việt Nam có thể cạnh tranh được với các công ty công nghệ nước ngoài là rất khó, bởi: Hiểu biết của các DN về ERP là rất ít. ITG đã phải truyền tải, giải thích về ERP rất nhiều để các đơn vị có thể hiểu được bản chất của vấn đề thì mới sẵn sàng đón nhận và ứng dụng.

Ít số lượng nhân viên có tay nghề cao, hiểu biết và có kiến thức quản trị DN. Do đó, công ty đã phải đào tạo từ đầu để gây dựng nguồn nhân lực.

Đặc biệt, nếu chỉ ứng dụng ERP đơn lẻ mà không thu thập cũng như giám sát được thông tin tại tầng sản xuất, thì DN đó cũng khó có thể kiểm soát và nâng cao năng suất toàn diện.

Với quyết tâm giải quyết các bài toán khó cho các đơn vị trong lĩnh vực sản xuất, ITG đã nỗ lực nghiên cứu – phát triển thêm giải pháp IoT (Internet vạn vật) và MES (Hệ thống thực thi sản xuất). Đến năm 2020, hệ sinh thái giải pháp nhà máy thông minh 3S iFACTORY đã ra đời với 4 tầng, bao gồm: 3S BIZHUB (Giải pháp báo cáo thông minh), 3S ERP (Giải pháp hoạch định nguồn lực tổng thể), 3S MES (Giải pháp điều hành – thực thi sản xuất), 3S IIOTHUB (Giải pháp kết nối – tự động hóa sản xuất).

Mới đây, chúng tôi cũng cho ra mắt phiên bản mới 11.1 của giải pháp 3S iFACTORY với sự cải tiến trong trục kế hoạch sản xuất thông minh 3S SPS và bộ công cụ quản trị hiệu suất Smart-KPI, giúp giải quyết triệt để bài toán “hóc búa” nhất của các doanh nghiệp sản xuất, đó là: Hoạch định năng lực sản xuất – Lập kế hoạch sản xuất – Lập lịch sản xuất.

3s-sps(1).png

Theo đó, Trục kế hoạch sản xuất trung tâm 3S SPS được ITG ứng dụng triệt để triết lý Just-in- time của Nhật Bản vào thực tiễn (JIT – Tạm dịch là: Đúng sản phẩm – Đúng số lượng – Đúng nơi – Đúng thời điểm cần thiết). Giải pháp được tích hợp công nghệ IoT, dữ liệu lớn và thuật toán tối ưu, tập trung khai thác khả năng trực quan hóa, tối ưu hóa và sắp xếp đa chiều các biến số để cân bằng giữa nhu cầu và năng lực sản xuất. Từ đó, DN hoạch định và phân bổ nguồn lực nhanh chóng với luồng thông tin đồng bộ từ tầng quản trị xuống tầng thực thi và ngược lại.

Bộ công cụ quản trị hiệu suất Smart-KPI là công cụ tự động thu thập, tích lũy thông tin theo chiều ngang (xuyên suốt chuỗi giá trị nội bộ) và chiều dọc (quy hoạch các tầng hệ thống công nghệ nội bộ), giúp đề xuất và đo lường các chỉ số KPI, phản ánh hiện trạng, điểm mạnh – yếu của DN.

Với những cải tiến mang tính chiến lược này, các DN sản xuất giờ đây có thể rút ngắn thời gian lập kế hoạch, nhà quản lý cũng có thể kiểm soát tốt nguồn lực hiện hữu, tăng tốc ra quyết định cải tiến chính xác, kịp thời khi có bất kỳ thay đổi đến từ khách hàng và thị trường, đưa nhà máy đạt hiệu suất vận hành tối đa.

PV: Công ty đã có cách giải quyết như thế nào để tiết giảm chi phí trong quá trình “may đo” giải pháp để phù hợp với nhu cầu và đặc điểm riêng của từng đối tượng khách hàng?

Ông Nguyễn Xuân Hách: Như đã chia sẻ, chúng tôi không thiết kế giải pháp để giải quyết dàn trải các vấn đề mà DN gặp phải. ITG tập trung tối ưu các 4 yếu tố hàng đầu mà các doanh nghiệp quan tâm, đó là S-Q-C-D (Tốc độ – Chất lượng – Chi phí – Tiến độ).

Nền sản xuất công nghiệp Việt Nam có một đặc thù riêng về quy mô, quan điểm quản trị và văn hóa DN. Do đó, trong quá trình “may đo” sản phẩm, ITG đã xây dựng phương pháp luận tư vấn và phương pháp luận triển khai chuẩn mực quốc tế, kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn để thiết kế giải pháp bám sát đặc thù từng DN. Thế mạnh của chúng tôi là xây dựng lộ trình CĐS.

Bản lộ trình này chính là đề xuất giúp DN không cần phải đầu tư “khủng” ngay lúc đầu, mà phân chia giai đoạn và mục tiêu để tối ưu nguồn lực thực hiện.

trung-tam-cds.png

Chúng tôi cũng thành lập Trung tâm tư vấn CĐS ITG DX, tập hợp những chuyên gia hàng đầu về công nghệ trong CĐS, tư vấn chiến lược và Lean-6 Sigma, để đem đến cho DN những tri thức chuyên sâu trong từng lĩnh vực, hỗ trợ đưa ra giải pháp vừa phát huy tối đa hiệu suất, vừa tối ưu chi phí và nguồn lực.

PV: Việc tích hợp giữa phần cứng và hệ thống phần mềm nền tảng ứng dụng của Công ty mang lại kết quả như thế nào trên thực tế?

Ông Nguyễn Xuân Hách: Giải pháp 3S iFACTORY là giải pháp có sự kết hợp giữa công nghệ thông tin (IT) và công nghệ vận hành (OT), thông qua tham chiếu tiêu chuẩn quốc tế ISA-95.

Ở mỗi tầng, dữ liệu được xử lý khác nhau. Ví dụ: Khối văn phòng sử dụng ERP, dữ liệu được ghi nhận theo ngày. Khối sản xuất thu thập dữ liệu từ hệ thống máy móc thông qua các cảm biến IoT, các thiết bị đọc tự động Scanner. Rồi sau đó ghi nhận dữ liệu real time (theo phút, giây) và hiển thị trên các thiết bị màn hình OI (Operator Interface) với nhiều kích cỡ khác nhau, từ máy tính cá nhân tới máy tính bảng công nghiệp – Industrial Tablet cho tới smartphone, hay thậm chí là các màn hình lớn tại phòng điều khiển trung tâm.

3sms(1).png
Giao diện trực quan hóa tiến độ chạy máy trên hệ thống 3S MES

Toàn bộ đối tượng trong chuỗi sản xuất nội bộ làm việc chung trên một nền tảng, kế thừa thông tin của nhau. Các dữ liệu này được được trình bày dưới dạng các bảng, biểu đồ trực quan và cập nhật trong thời gian thực (realtime), giúp ban lãnh đạo nhanh chóng nắm bắt tình hình sản xuất, điều hành nhà máy từ xa và đưa ra những quyết định kinh doanh chính xác.

ong-nguyen-van-thanh.png

Như tại DN Ngọc Khánh mà chúng tôi đã nêu ở trên, sau khi ứng dụng giải pháp, dòng chảy thông tin đã được liền mạch từ bộ phận văn phòng xuống các phân xưởng sản xuất. Trong đó, sau khi nhận được đơn đặt hàng, bộ phận kế hoạch sẽ chạy chức năng xếp lịch sản xuất và tự động phân bổ xuống các màn hình OI đặt tại các công đoạn. Công nhân sau khi hoàn thành xong một tác vụ, đều cập nhật thông tin trên phần mềm. Quá trình vận hành sản xuất được kiểm soát trước – trong – và sau sản xuất, chất lượng vì thế được tối ưu đáng kể.

Trong quá trình triển khai CĐS cho các DN sản xuất, chúng tôi tập trung vào tối ưu hóa những bài toán: Tốc độ vận hành – Chất lượng – Chi phí – Tiến độ, tạo lợi thế cạnh tranh cho các DN để gia nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

PV: Qua thực tế triển khai thì những gì là trở ngại lớn nhất trong triển khai sản xuất thông minh tại Việt Nam?

Ông Nguyễn Xuân Hách: Qua thực tế triển khai, chúng tôi nhận thấy để CĐS thành công cần quan tâm đến 3 yếu tố: Quy trình, con người, công nghệ.

Về quy trình, tại các DN Việt Nam hiện nay, phần lớn quy trình đang ở tình trạng rời rạc, chưa được chuẩn hóa dẫn đến việc tổ chức công việc chưa hiệu quả.

Về con người, DN thiếu hụt nhân lực có khả năng tiếp cận kiến thức và chuyên môn công nghệ. Tâm lý ngại thay đổi là yếu tố gây cản trở trong việc chuyển đổi từ phương thức làm việc truyền thống sang phương thức mới ứng dụng công nghệ. Bên cạnh đó, phía lãnh đạo cũng cần định hướng mục tiêu CĐS rõ ràng, và quyết liệt hơn nữa để thúc đẩy tinh thần quá trình CĐS.

Về công nghệ, việc lựa chọn giải pháp phù hợp với đặc thù DN còn khó khăn vì bản thân DN cũng chưa thực sự hiểu rõ tình trạng và chiến lược CĐS cho mình.

PV: Theo ông, nên có mối liên kết nào giữa các DN ICT với nhau và giữa DN ICT với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thông minh để có thể hỗ trợ lẫn nhau nghiên cứu, triển khai có hiệu quả hơn lĩnh vực sản xuất thông minh trong nước?

Ông Nguyễn Xuân Hách: ITG cho rằng, việc liên kết các doanh nghiệp ICT là cần thiết vì để xây dựng nhà máy thông minh đòi hỏi sự tham gia của rất nhiều bên.

Bản thân ITG cùng các đối tác cũng thành lập Trung tâm tư vấn chuyển đổi số ITG DX, để tập hợp trí tuệ của nhiều chuyên gia trong đa dạng lĩnh vực công nghệ, cùng nghiên cứu và đưa ra giải pháp hiệu quả hơn cho DN.

Đặc biệt, mới đây, chúng tôi cùng nhau khởi động dự án FACTORY DX – Hỗ trợ tư vấn chiến lược chuyển đổi số phát triển nhà máy thông minh cho 50 DN sản xuất Việt Nam với 100% kinh phí tài trợ từ ITG. Dự án này là tâm huyết của những anh em làm công nghệ mong muốn giúp đỡ các DN sản xuất hướng tới nền sản xuất thông minh với 4 mục tiêu:

Về mục tiêu Nhận thức: Trang bị cho cộng đồng DN sản xuất một nền tảng kiến thức CĐS căn bản dựa trên tri thức quản trị chuẩn mực quốc tế và kinh nghiệm triển khai thực tiễn.

Về mục tiêu Triển khai: Xây dựng tầm nhìn số và Lộ trình số giúp DN không chỉ đi đúng hướng, mà còn tối ưu nguồn lực để đi đường dài, đặt nền móng cho sự thành công sau này của hành trình triển khai CĐS.

Về mục tiêu Kết nối: (1) Kết nối các DN trong cùng lĩnh vực sản xuất học hỏi hình mẫu, kế thừa bài học thành công. (2) Kết nối với các đơn vị cung cấp giải pháp, dịch vụ số phù hợp để tối ưu nguồn lực với điều kiện và tiềm lực của từng DN.

Về mục tiêu Lan tỏa: Tạo động lực thúc đẩy CĐS của ngành, góp phần đưa nền công nghiệp Việt Nam tăng trưởng nhảy vọt cả trong việc cung ứng những sản phẩm có hàm lượng chất xám và công nghệ cao trên sân nhà, lẫn thu hút đầu tư chuỗi cung ứng toàn cầu.

Giai đoạn đầu chương trình có kinh phí thực hiện 200.000 USD với sự tài trợ đến từ ITG và các đối tác đồng hành trong những lĩnh vực về: Hardware, IoT, RFID, Lean Six Sigma… Dự kiến chương trình được triển khai trong vòng 18 tháng kéo dài từ tháng 6/2023 đến tháng 12/2024. Đây là cơ hội giảm thiểu chi phí đối với các DN sản xuất đang có kế hoạch CĐS.

PV: Ông có đề xuất gì về chính sách của Nhà nước để hỗ trợ đẩy nhanh quá trình triển khai, ứng dụng sản xuất thông minh, nhà máy thông minh vào thực tế sản xuất của Việt Nam?

Ông Nguyễn Xuân Hách: Từ góc nhìn của DN cung cấp các giải pháp công nghệ số, ITG mong muốn trong thời gian tới, chính phủ sẽ có thêm những chính sách thúc đẩy chuyển đổi số:

Chính sách ưu đãi cho DN công nghệ số “Make in Viet Nam”. Cụ thể, sẽ có những ưu đãi đặc thù như: Thuế TNDN, thuế nhập khẩu; Ưu đãi vay vốn; Các gói kinh tế hỗ trợ DN đào tạo, tiếp cận công nghệ số;…

Chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghệ số: Thu hút nhân tài công nghệ số trong và ngoài nước; Hình thành các trung tâm sáng tạo cho các sinh viên, start-up có sự tham gia của DN, đối tác công nghệ; Đào tạo nghề và nâng cao năng suất lao động tại DN công nghệ số; Các chương trình hỗ trợ đào tạo các DN sản xuất về nội dung CĐS căn bản.

Các chương trình thực tế tham quan, học hỏi mô hình nhà máy thông minh của các DN sản xuất.

Xin trân trọng cảm ơn những chia sẻ của Ông!

(Bài viết đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 7 tháng 7/2023)

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng