Mục tiêu triển khai hệ thống MES trong sản xuất
Trong kỷ nguyên 4.0, công nghệ đóng vai trò rất lớn để tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ, nhờ ứng dụng công nghệ đã trở thành doanh nghiệp triệu USD. Với lĩnh vực sản xuất, ứng dụng hệ thống MES đang khá phổ biến với các doanh nghiệp trên thế giới và ở nhiều DN ở Việt Nam. Vậy mục tiêu / hay nói đúng hơn là những gì mà doanh nghiệp kỳ vọng đạt được khi triển khai hệ thống MES trong sản xuất là gì?
>>>Đọc thêm: Hệ thống MES là gì mà nhà máy thông minh không thể thiếu?
1.Mục tiêu triển khai hệ thống MES trong sản xuất
MESA đưa ra 11 mục tiêu đối với 1 hệ thống MES, cụ thể như sau:
- Toàn bộ các cá nhân/bộ phận liên quan đến sản xuất từ cấp quản lý tới công nhân vận hành đều có được 1 cái nhìn nhất quán, chính xác về hoạt động vận hành của toàn bộ nhà máy.
- Xây dựng một hệ thống quản trị tập trung, toàn bộ các tài liệu quan trọng liên quan đến sản xuất bao gồm: hướng dẫn, bản vẽ, ghi chú, v.v. Các thông tin này một mặt phải dễ dàng tìm kiếm nhưng mặt khác, phải đảm bảo tính bảo mật cao.
- Kế hoạch sản xuất được phân bổ phù hợp với năng lực sản xuất và tối ưu nguồn lực (máy móc, con người) để khớp nhu cầu sản xuất của nhiều đơn hàng nhất có thể.
- Hệ thống tự xây dựng lịch sản xuất một cách cụ thể, chi tiết cho từng line/máy theo từng ngày, từng ca.
- Có thể theo dõi và phân bổ linh hoạt hoạt động của người lao động chính xác theo ca/kíp, line, máy sản xuất
- Theo dõi và thu thập dữ liệu vận hành nhà máy như thời gian hoạt động, thời gian dừng máy, năng suất và có thể dễ dàng truy xuất thông tin khi bạn cần.
- Quản lý quy trình sản xuất cho từng mẫu mã hàng hóa, theo từng đơn hàng cụ thể, bao gồm các thông tin: Những gì sẽ phải thực hiện, cụ thể các khâu các bước cần thực hiện, những gì đang diễn ra và số lượng chính xác các thành phẩm/bán thành phẩm đã được sản xuất trong ca/kíp ấy.
- Có khả năng truy xuất nguồn gốc nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, lưu kho, tới vận chuyển đến khách hàng/nhà cung cấp.
- Quản lý chất lượng của quá trình và đơn vị sản xuất, thống kê lại chính xác số sản phẩm lỗi, hỏng trong quá trình sản xuất và nguyên nhân của nó.
- Có thể phân tích hiệu suất sản xuất thông qua các tính toán của hệ thống về những chỉ số hiệu suất chính (KPI) như làm lại, loại bỏ, khả năng xử lý, OEE, v.v.
- Hệ thống có thể đề xuất kế hoạch bảo trì dự đoán cho các máy móc, thiết bị để giảm dần, tiến đến triệt tiêu thời gian dừng máy đột xuất gây gián đoạn sản xuất.
Những con số biết nói khi ứng dụng Hệ thống thực thi sản xuất (MES):
- Giảm thời gian chu kỳ sản xuất trung bình 45%
- Giảm 75% thời gian nhập dữ liệu
- Giảm 61% công việc giấy tờ giữa các ca làm việc
- Giảm trung bình 56% các thủ tục giấy tờ và thất thoát kế hoạch chi tiết
- Giảm 18% sai sót sản phẩm.
>>> Đọc thêm: Tại sao MES được ví như trái tim còn ERP như bộ não trong doanh nghiệp sản xuất?
2. Với doanh nghiệp sản xuất, triển khai hệ thống MES, liệu đã đủ?
Việc quản trị sản xuất chính xác là bước khởi đầu quan trọng nhưng vẫn chưa đủ để giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng kinh doanh. Để vận hành 1 cách trơn tru chuỗi cung ứng trong lòng doanh nghiệp bao gồm từ khâu bán hàng, mua hàng (nguyên vật liệu), đến sản xuất, lưu kho, vận chuyển, đến các hoạt động như kế toán, doanh nghiệp cần ứng dụng bộ giải pháp nhà máy thông minh đồng bộ và toàn diện.
Giải pháp nhà máy thông minh (hay Smart Factory) được hiểu là một cơ sở sản xuất được số hóa và kết nối cao, dựa trên một quy trình quản lý thông minh và tinh gọn. Một nhà máy thực sự thông minh khi tất cả các máy móc và thiết bị có thể cải thiện các quy trình một cách tự động và tối ưu hóa. Một nhà máy thông minh hoạt động bằng cách sử dụng công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), robot, phân tích chuyên sâu, dữ liệu lớn và internet vạn vật (IoT) và có thể tự vận hành phần lớn với khả năng tự điều chỉnh. Các công nghệ trong mô hình Nhà máy thông minh ảnh hưởng đến tất cả các giai đoạn kinh doanh sản xuất từ chế biến nguyên liệu, theo dõi quy trình chất lượng tới đóng gói và phân phối.
Trong hoạt động vận hành nhà máy thông minh, doanh nghiệp không thể không cần đến hệ thống điều hành sản xuất MES và phần mềm ERP để điều phối các hoạt động sản xuất và kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp. Nhiều chức năng và tính năng được cung cấp bởi MES mà giải pháp Internet vạn vật trong công nghiệp (IIOT) không thế thay thế được.
Giới thiệu về giải pháp nhà máy thông minh 3S iFACTORY từ ITG:
3S iFACTORY do ITG phát triển là một bộ giải pháp tổng thể kết hợp giữa công nghệ phần mềm và công nghệ phần cứng ứng dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 như Internet vạn vật (IoT), Big Data, AI. Việc ứng dụng 3S iFACTORY sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất và chất lượng sản phẩm theo thời gian thực, giảm tối đa hao phí nhân công vào các công việc nhập liệu, kiểm đếm. Ngoài ra, hệ thống còn cho phép quản lý máy móc, thiết bị tự động và có khả năng phân tích dự báo các sự cố có thể xảy ra, giúp nhà quản trị có thể ra quyết định nhanh chóng trước những biến động của thị trường.
Giải pháp nhà máy thông minh 3S iFactory được phát triển bởi ITG
>>>Đọc thêm: [Video] Smart factory – Nhà máy thông minh là gì?
Kết
Ứng dụng hệ thống MES trong sản xuất đang ngày càng phổ biến trên thế giới. Ngay cả với các doanh nghiệp Việt, xu hướng này cũng không nằm ngoài các kế hoạch phát triển dài hơi của các tập đoàn sản xuất vừa và lớn. Để triển khai thành công, các doanh nghiệp này được hỗ trợ và tư vấn phương pháp để có thể đưa MES vào trong các mô hình nhà máy thông minh. Để được tư vấn triển khai hệ thống MES hãy liên hệ với chuyên gia tư vấn giải pháp với hơn 15 năm kinh nghiệm của chúng tôi qua số Hotline: 092.6886.855.