Loại bỏ lãng phí trong quản trị doanh nghiệp để tối ưu lợi nhuận
Để gia tăng lợi nhuận doanh nghiệp, ngoài việc tăng doanh thu thì loại bỏ những lãng phí tồn đọng là yếu tố quan trọng. Cùng tìm hiểu về cách loại bỏ lãng phí trong quản trị doanh nghiệp ở bài viết dưới đây:
Lãng phí trong quản trị doanh nghiệp có gì?
Khái niệm lãng phí chỉ những hoạt động không đem lại giá trị cho khách hàng và tổ chức. Dưới đây là những loại lãng phí tồn đọng phổ biến trong quản trị doanh nghiệp:
- Lãng phí do sản xuất dư thừa (Over production);
- Lãng phí do tồn kho (Inventory waste);
- Lãng phí vận chuyển (Conveyone waste);
- Lãng phí do khuyết tật sản phẩm (Defect waste);
- Lãng phí quá trình (Processing waste);
- Lãng phí trong hoạt động (Operation waste);
- Lãng phí về thời gian vô ích (Idle time);
- Lãng phí nguồn nhân lực;
Đọc thêm: Bí quyết quản lý kho theo QR code của vendor cấp 1
Lợi ích khi loại bỏ những lãng phí trong quản trị doanh nghiệp
Phát hiện lãng phí là cách doanh nghiệp tìm ra khu vực cần cải tiến để giảm những hoạt động không hiệu quả. Lợi ích chính của nhiệm vụ này là gia tăng tối đa lợi nhuận. Cụ thể hơn, các lợi ích bao gồm:
- Doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về chất lượng sản phẩm hay dịch vụ từ phía khách hàng. Từ đó, tăng sự gắn kết của khách hàng và các bên hữu quan đối với doanh nghiệp;
- Giảm thiểu chi phí về vận chuyển, giúp doanh nghiệp sắp xếp, bố trí mặt bằng nơi làm việc hợp lý và bảo đảm thời gian sản xuất và giao hàng, cung cấp dịch vụ đúng thời hạn;
- Giảm lãng phí từ thành phẩm lỗi, giải quyết các vấn đề không phù hợp trong quá trình sản xuất, cung cấp sản phẩm và dịch vụ;
- Giảm chi phí sản xuất; hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả về mặt tài chính và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, hình ảnh và tính chuyên nghiệp trong quản trị doanh nghiệp;
- Giảm thiểu các hao phí, lãng phí trong quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả đầu tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp;
- Sử dụng hợp lý nguyên vật liệu sản xuất và nguồn năng lượng phục vụ cho các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
- Cải thiện hiệu quả của doanh nghiệp, đảm bảo được các mục tiêu: Sản xuất vừa đúng lúc (Just In Time), đáp ứng yêu cầu sản xuất đúng thời hạn;
- Bố trí sắp xếp nơi làm việc hợp lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực, giảm thiểu hàng hóa sai lỗi;
Đọc thêm: Sản xuất tinh gọn liệu có lỗi thời trong thời đại 4.0?
Làm sao để loại bỏ lãng phí trong tổ chức?
Lean Manufacturing là một trong những phương pháp quản trị hiện đại được nhiều doanh nghiệp ứng dụng nhằm loại bỏ những lãng phí trong quản trị doanh nghiệp.
Mục tiêu của sản xuất tinh gọn – Lean là tạo ra quy trình huy động nguồn nhân lực ít hơn, sử dụng hiệu quả không gian, tiết kiệm thời gian sản xuất. Ngoài ra đảm bảo cung cấp các dịch vụ với chi phí thấp hơn và có ít lỗi hơn so với hệ thống kinh doanh truyền thống. Từ đó gia tăng gia tăng hiệu quả kinh doanh của tổ chức.
Để có thể đạt được mục tiêu ấy, doanh nghiệp cần rà soát kỹ và loại bỏ sự lãng phí dọc theo quy trình quản lý và sản xuất. Dưới đây là một số công cụ hỗ trợ thực hiện Lean:
- Phương pháp Kaizen – công cụ của sản xuất tinh gọn;
- Phương thức quản lý Kanban;
- Phương pháp 5S – 5 Nguyên tắc cơ bản;
- Sản xuất tinh giản qua Sơ đồ chuỗi giá trị – Value Stream Mapping (VSM);
- Phương pháp Tập trung quy trình PDCA – Focus PDCA;
- Mô hình sản xuất Cell;
- Phương pháp Six sigma;
Đọc thêm: Lean Manufacturing là gì?
Các Nguyên Tắc Chính của Lean Manufacturing
Các nguyên tắc chính trong Lean Manufacturing có thể được tóm tắt như sau:
- Nhận thức về sự lãng phí – Để quản trị doanh nghiệp hiệu quả, người quản lý cần xác định những lãng phí tồn đọng. Bất kỳ vật liệu, quy trình hay tính năng nào không tạo ra giá trị theo quan điểm của khách hàng đều được xem là thừa và nên loại bỏ.
- Chuẩn hóa quy trình – Lean đòi hỏi một quy trình chuẩn gồm các hướng dẫn chi tiết cho sản xuất. Trong đó ghi rõ nội dung, trình tự, thời gian và kết quả cho các thao tác do công nhân thực hiện. Điều này giúp loại bỏ sự khác biệt trong cách các công nhân thực hiện công việc.
- Quy trình liên tục – Lean thường nhắm tới việc triển khai một quy trình sản xuất liên tục, không bị ùn tắc, gián đoạn, đi vòng lại, trả về hay phải chờ đợi. Khi được triển khai thành công, thời gian chu kỳ sản xuất sẽ được giảm đến 90%.
- Sản xuất “Pull” – Còn được gọi là Just-in-Time (JIT) hướng tới mục tiêu hàng tồn kho cũng như thời gian chờ và chi phí phát sinh bằng không. Sản xuất được diễn ra dưới tác động của các công đoạn sau, nên mỗi phân xưởng chỉ sản xuất theo yêu cầu của công đoạn kế tiếp.
- Chất lượng từ gốc – Lean nhắm tới việc loại trừ phế phẩm từ gốc và việc kiểm soát chất lượng được thực hiện kỹ càng từ khi bắt đầu quy trình sản xuất.
- Liên tục cải tiến – Lean liên tục cải tiến để đạt đến sự hoàn thiện bằng cách không ngừng loại bỏ những lãng phí. Điều này đòi hỏi nền tảng con người và sản phẩm gắn kết để nâng cao hiệu quả.
Đọc thêm: Khám phá những nhà máy ứng dụng Lean Manufacturing