bài Viết

VẬN ĐƠN TRONG VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN

27/08/2014

In hoa Don - VẬN ĐƠN TRONG VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN

Vận đơn

1.1. Vận đơn chung:

Là loại chứng từ do người chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng, đại lý hoặc người làm thuê cho chủ tàu ) cấp cho người gửi hàng nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp nhận để vận chuyển gồm ba chức năng cơ bản sau:

– Là một biên lai của người chuyên chở xác nhận là họ đã nhận hàng để chở.
– Là một bằng chứng về những điều khoản của một hợp đồng vận tải đường biển.
– Là một chứng từ sở hữu hàng hóa.

Ngoài ra còn có tác dụng chuyển nhượng.

1.2 Vận đơn container

a. Phân biệt theo gửi hàng

· Gửi hàng FCL

Chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng container gọi là vận đơn container (Container Bill of Lading), do người chuyên chở hoặc đại diệm của họ ký phát cho người gửi hàng sau khi nhận container chứa hàng đã được niêm phong kẹp chì để chuyên chở.

Thông thường vận đơn container được ký phát trước khi container được xếp lên tàu, do đó thuộc dạng vận đơn nhận hàng để xếp (Received for Bill ò Lading). Nhìn chung đối với loại vận đơn này (nếu thanh toán bằng tín dụng chứng từ – L/C) thường ngân hàng không chấp nhận thanh toán trừ khi trong tín dụng thư có ghi “chấp nhận vận đơn nhận hàng để xếp” (Received for Bill Lading Acceptable).

· Gửi hàng LCL

Trong chuyên chở hàng lẻ, nếu do người chuyên chở thực đảm nhiệm, họ sẽ ký phát cho người gửi hàng vận đơn container hàng lẻ (LCL/LCL). Vận đơn này có chức năng tương tự như vận đơn container theo cách gửi nguyên (FCL/FCL).

Nếu ngưởi gửi hàng lẻ do người gom hàng đứng ra tổ chức nhận hàng và chuyên chở thì sẽ có hai loại vận đơn được ký phát:

– Vận đơn của ngưòi gom hàng (House Bill of Lading)

Người gom hàng trên danh nghĩa là người chuyên chở sẽ ký phát cho người chủ hàng lẻ của mình. Trong vận đơn này cũng có đầy đủ các thông tin chi tiết cần thiết về người gửi hàng (người xuất khẩu), người nhận hàng (Người nhập khẩu). Người nhận hàng lẻ sẽ xuất trình vận đơn của người gom hàng lẻ cho đại diện hoặc đại lý của người gom hàng tại cảng đích để được nhận hàng.

Vận đơn người gom hàng vẫn có thể dùng trong thanh toán, mua bán và giao dịch. Song để tránh trường hợp ngân hàng không chấp nhận vận đơn của người gom hàng là chứng từ thanh toán, người xuất khẩu nên yêu cầu người nhập khẩu ghi trong tín dụng chứng từ “vận đơn người gom hàng được chấp nhận” (House Bill of Lading Acceptable).

– Vận đơn thực của người chuyên chở.

Người chuyên chở thực sau khi nhận container hàng hóa ủa người gom hàng sẽ ký phát vận đơn cho người gom hàng theo cách gửi hàng nguyên container (FCL/FCL). Trên vận đơn, người gửi hàng là người gom hàng, người nhận hàng là đại diện hoặc đại lý của ngưòi gom hàng ở cảng đích.

b, Phân theo tính chất sở hữu hàng hóa

b1. Vận đơn gốc (Original B/L) :

– Phải là bản có chữ ký bằng tay (manually signed), lên vận đơn và đây cũng là điều quan trong nhất để phân biết đó là vận đơn gốc hay không, mọi vận đơn có đóng đấu hay có chữ Original mà không có chữ ký bằng tay lên trên vận đơn đều không được coi là vận đơn gốc.

– Các bản sao, chụp (photocopy), in, đánh máy mà được ký bằng tay thì cũng được coi là vận đơn gốc

– Vận đơn được in hoặc in sẵn hoặc đóng dấu chữ “Original” lên mặt trước của vận đơn.

– Mặt sau vận đơn báo giờ cũng có in các điều kiện và các điều khoản của vận đơn.

– Thông thường thì người ta phát hành 1 bộ vận đơn bao gồm 03 bản Original (có thể là 02 hoặc nhiều hơn 03 bản) giống nhau cả về hình thức lẫn nội dung nhưng cũng có nhiều hãng tàu, forwarder muốn phân biệt một cách rõ ràng hơn học có thể in vào vận đơn các chữ như ” First Original”, “Second Original” và ” Third Original”, trong khi đó một số hãng khác thì lại điền là ” Original “, ” Duplicate ” và sau đó là “Triplicate” tương tự với tiếng Việt là ” Vận đơn bản gốc 1″. “Vận đơn bảng gốc 2” và cuối cùng là “Vận đơn bảng gốc 3” và tất cả đều có giá trị pháp lý như nhau.

b2. Vận đơn bản sao (Copy B/L) :

– Các vận đơn có thể là các bản in, bản đánh máy, bản photo,… mà không được ký bằng tay thì đều được coi là bản copy.

– Thông thường thì bản copy thường sẽ được in sẵn hoặc in thêm vào hoặc đóng dấu chữ “Copy” lên mặt trước của vận đơn. Để cẩn thận hơn, trên một số vận đơn được in thêm dòng chữ ” Non- negotiable”

– Vận đơn bản sao chỉ in một mặt, mặt sau của vận đơn bỏ trống

b3. Cách nhận biết bần gốc và bản sao :

Do mắt trước của 2 loại vận đơn là giống nhau và chúng ta thường phân biệt đâu là bản gốc và đâu là bản sao qua 2 chữ “Original” và “Copy” tuy nhiên đôi khi chỉ dựa và 2 chữ này mà không để ý đến các dấu hiệu khác trên vận đơn đẫn đến sai lầm và chịu nhiều rùi ro vì vậy ta có thể xem xét thêm một số chứng cứ để khẳng định đó là vận đơn đơn gốc hay không

– Nếu có chữ Original mà không có chữ ký bằng tay thì coi như là không có giá trị, ngoài ra kiểm tra xem phía mặt sau của vận đơn có in các điều kiệm và điều khoản không, vì vận đơn copy sẽ không in (nhưng đôi khi vận đơn nào đó được in thì cũng không sao vì có in mà là copy thì cũng vô giá trị) nhưng là vận đơn gốc thì nhất thiết phải có.

– Một bản photocopy, bản sao, bảnh in, bản đánh máy có thể trở thành bản gốc bất cứ lúc nào nếu nó được người có thẩm quyền ký bằng tay lên đó.

Các thuật ngữ khác

– Freight collect : B/L do carrier tại nước người bán issue. Do đó, nếu trên B/L để là Freight to Collect tức là carrier không thu tiền từ người bán mà sẽ thu tiền của người mua. Điều này có nghĩa: chi phí vận chuyển do người mua chịu

– Freight prepaid: Thu tiền từ người bán

– Surrender B/L – Text release

Thông thường thì sau khi xếp hàng lên tàu thì người vận chuyển sẽ phát hành cho người gửi hàng( seller, shipper) một bộ vận đơn gốc để gửi cho người nhận hàng (Buyer hay còn gọi là Consignee) để khi hàng đến đích người đó sẽ trình 01 bản gốc cho đại diện hoặc đại lý của người vận chuyển để đổi lấy lệnh giao hàng và đi nhận hàng.

Tuy nhiên trong một số trường hợp thanh toán tiền hàng theo hình thức TT (telegraphic transfer = thanh toán tiền bằng điện) hoặc là công ty mẹ gửi cho công ty con, hoặc một lý do nào đó mà người mua và người bán thống nhất với nhau không cần vận đơn gốc (Orginal B/L) và để cho nhanh cũng như đỡ tốn chi phí gửi vận đơn gốc thì người ta dùng biện pháp ” Surrender ” B/L.

Thay vì người gửi hàng (Seller hoặc Shipper) sẽ gửi bộ vận đơn gốc cho người mua như đã nói ở trên họ sẽ ” giao trả – surender ” bộ vận đơn gốc này cho người phát hành là hãng tàu hay đại lý của họ và yêu cầu hãng tàu giao hàng cho người nhận hàng mà không cần dùng vận đơn gốc. Đó là về lý thuyết nhưng trong thực tế không mấy khi người ta in vận đơn gốc ra rồi mới lại surender bộ vận đơn đó để tránh lãng phí vận đơn mà người ta sẽ thông báo luôn cho người phát hành vận đơn là làm surender ngay và chỉ cần fax hay e-mail bản copy là được.

Sau khi surendered vận đơn rồi thì người phát hành phải thông báo cho công ty của họ hoặc đại lý tại đầu trả hàng rằng bộ vận đơn có sô …. ngày tháng ,.. tên tuổi ,,, nào đó đã được surendered rồi và yêu cầu công ty, đại lý của họ giao hàng cho khách hàng mà không yêu cầu trình vận đơn gốc. Ngày trước mọi khi chưa có fax hay e-mail người ta thường thông báo cho nhau bằng telex để giao hàng (release) khi vận đơn được surendered và tiêu đề của nội dung bức điện này được gọi là ” Telex release – Điện giao hàng”. Đến nay người ta thông báo cho nhau chủ yếu bằng e-mail và có thể là fax nhưng do câu “telex release ” đã dùng quen rồi nên mọi thông tin có liên quan đến việc giao hàng mọi người vẫn quen dùng là ” telex release ” chứ không gọi là ” e-mail release ” hay ” fax release “.

(Nguồn: vantaidvn)

Mời bạn đọc thêm: Giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 3S ERP

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng