Lợi ích của ERP với ngành sản xuất
Thời gian gần đây trong ngành CNTT và các doanh nghiệp (DN) đang xuất hiện một thuật ngữ khá phổ biến, đó là ERP. Có thể rằng ai cũng có một số khái niệm căn bản về ERP là: Enterprise Resource Planning – Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, nhưng hầu như đó mới chỉ là một khái niệm mơ hồ. Để giúp các doanh nghiệp và bạn đọc có thể hình dung rõ hơn về chức năng của hệ thống này, chúng tôi xin chia sẻ bài viết chi tiết dưới đây.
Sự khác biệt giữa ERP và những phần mềm riêng lẻ là tính tích hợp
Tiếp cận thông tin quản trị đáng tin cậy
ERP có vai trò hỗ trợ các nhà quản lý dễ dàng tiếp cận những thông tin quản trị đáng tin cậy từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn dựa trên cơ sở những thông tin chính xác. Bằng việc sử dụng hệ thống ERP, doanh nghiệp chỉ có một kiểu sự thật; không thắc mắc, không nghi ngờ bởi lẽ tất cả phòng ban, nhân viên đều cùng sử dụng chung một hệ thống trong thời gian thực.
Giảm lượng hàng tồn kho
Phân hệ quản lý kho hàng với phần mềm ERP cho phép doanh nghiệp theo dõi lượng hàng tồn kho chính xác và xác định mức hàng tồn kho tối ưu, từ đó mà có thể giảm nhu cầu vốn lưu động đồng thời tăng hiệu quả kinh doanh.
Quản lý kho đơn giản với phần mềm 3S ERP
Chuẩn hóa thông tin nhân sự
Phân hệ quản lý nhân sự và tính lương có khả năng hỗ trợ tất cả các nghiệp vụ quản lý nhân viên giúp bạn sắp xếp một cách hợp lý quy trình quản lý nhân sự và tính lương, bên cạnh đó còn giúp sử dụng nguồn nhân sự hiệu quả, giảm thiểu những sai sót và gian lận trong hệ thống tính lương.
Công tác kế toán chính xác hơn
Phần mềm kế toán hay còn gọi là các phân hệ kế toán được tích hợp chặt chẽ với hệ thống ERP giúp cho các công ty có thể giảm bớt những sai sót mà nhân viên kế toán thường mắc phải khi hạch toán thủ công. Phân hệ kế toán cũng hỗ trợ nhân viên kiểm toán nội bộ và các cán bộ quản lý cấp cao có thể kiểm tra tính chính xác của các tài khoản trong doanh nghiệp.
Tích hợp thông tin đặt hàng của khách hàng
Với phần mềm ERP, đơn hàng được đi theo một lộ trình tự động hóa từ khoảng thời gian nhân viên dịch vụ khách hàng tiếp nhận đơn hàng và cho đến khi giao hàng cho khách hàng và bộ phận Tài chính thực hiện xuất hóa đơn. Hệ thống ERP sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi đơn hàng dễ dàng, phối hợp giữa bộ phận kinh doanh, kho và giao hàng ở những địa điểm khác nhau trong cùng thời điểm.
Chuẩn hóa và tăng hiệu suất sản xuất
Phân hệ hoạch định và quản lý sản xuất của ERP có thể hỗ trợ các công ty sản xuất nhận dạng và loại bỏ những yếu tố kém chất lượng trong quy trình sản xuất.
Quy trình kinh doanh được xác định rõ ràng hơn
Các phân hệ của phần mềm ERP thường yêu cầu doanh nghiệp xác định rõ ràng các quy trình kinh doanh để có thể giúp phân công các công việc một cách rõ ràng và theo đó là giảm bớt những rối rắm cũng như những vấn đề liên quan đến các hoạt động tác nghiệp hàng ngày của công ty.