bài Viết

Doanh nghiệp sản xuất nên chọn ERP hay MES?

14/02/2023

Để một doanh nghiệp sản xuất vươn lên dẫn đầu toàn ngành thì chuyển đổi số là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, chuyển đổi số không đơn giản là số hóa mà là ứng dụng công nghệ số để thay đổi cách thức vận hành, cách thức tổ chức, sử dụng dữ liệu và quy trình của doanh nghiệp. Cụ thể, doanh nghiệp cần ứng dụng hệ thống quản trị doanh nghiệp (phần mềm ERP) và hệ thống điều hành & thực thi sản xuất (phần mềm MES) để tối ưu hóa. Vậy ERP và MES là gì? Doanh nghiệp nên chọn cái nào? Bài viết dưới đây của ITG sẽ giúp cấp lãnh đạo đưa ra quyết định phù hợp.

So sánh ERP hay MES

Hệ thống ERP và MES đem lại hiệu quả vượt trội cho doanh nghiệp sản xuất.

ERP là gì?

ERP viết tắt của Enterprise Resource Planning (ERP) được hiểu là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Cách thức hoạt động của hệ thống ERP đó là cho phép tất cả nhân sự trong một tổ chức làm việc trên cùng một hệ thống (all-in-one) và chung một nguồn dữ liệu, thay vì làm việc trên các phần mềm riêng lẻ và dữ liệu độc lập như trước đây.

Điều này có nghĩa là nhân sự các bộ phận khác nhau như kế toán, bán hàng, mua hàng, sản xuất, kho… có thể làm việc, cộng tác và chia sẻ dữ liệu trên phần mềm. 

MES là gì?

Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất (Manufacturing Execution System – MES) là hệ thống thông tin kết nối, giám sát và kiểm soát các hệ thống sản xuất và luồng dữ liệu phức tạp trong nhà máy. Mục tiêu chính của MES là đảm bảo thực hiện hiệu quả các hoạt động sản xuất và cải thiện năng suất lao động.

Hệ thống MES giúp thu thập dữ liệu về quá trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc, quản lý nguyên liệu và công việc đang tiến hành trong nhà máy. Những dữ liệu này cho phép người ra quyết định hiểu tình trạng sản xuất hiện tại, từ đó tối ưu hóa quy trình sản xuất tốt hơn.

ERP và MES có gì khác nhau

Việc khám phá các chức năng cốt lõi của từng phần mềm sẽ giúp các lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra quyết định xem nên lựa chọn ERP hay MES hoặc kết hợp cùng nhau để bứt phá vượt trội trong sản xuất.

PHẦN MỀM ERPPHẦN MỀM MES

MỤC ĐÍCH QUẢN LÝ

  • Tối ưu hiệu quả sử dụng nguồn lực trong doanh nghiệp, tăng hiệu quả cộng tác giữa các phòng ban.
  • Giúp lãnh đạo đưa ra chiến lược kinh doanh kịp thời, sáng suốt dựa trên nguồn dữ liệu chính xác và minh bạch.
  • Tối ưu khả năng vận hành của nhà máy và giải phóng nhóm sản xuất khỏi các quy trình thủ công.
NGƯỜI SỬ DỤNG
Cấp quản lý, nhân sự các phòng ban chức năng như mua hàng, bán hàng, tài chính kế toán, kế hoạch…Đội ngũ quản lý sản xuất chi tiết, quản lý chất lượng và công nhân vận hành máy.
KHẢ NĂNG XỬ LÝ DỮ LIỆU
  • Phân tích xử lý dữ liệu phức tạp, khó
  • Dữ liệu được tính theo khung thời gian: Năm, tháng, tuần, ngày
  • Xử lý dữ liệu lớn, hiệu năng
  • Dữ liệu được tính theo khung thời gian: Ngày, ca, phút, giây

CÁC MODULE CHỨC NĂNG

  • Quản trị bán hàng
  • Quản trị mua hàng
  • Quản trị sản xuất
  • Quản trị tài chính – Kế toán 
  • Quản trị hàng tồn kho
  • Báo cáo quản trị 
  • Lên lịch sản xuất
  • Quản trị hoạt động sản xuất theo thời gian thực bao gồm
  • Quản lý chất lượng
  • Quản lý truy xuất nguồn gốc
  • Thiết lập kế hoạch bảo trì
  • Phân tích hiệu suất máy móc tổng thể (OEE)

Nên chọn ERP hay MES?

Nhiều người coi phần mềm ERP như một “liều thuốc chữa bách bệnh” cho mọi vấn đề về tổ chức. Nhiều công ty sản xuất đã chi hàng chục đến hàng trăm triệu đô la cho hệ thống ERP và muốn thu được lợi ích tối đa từ khoản đầu tư đó. Tuy nhiên, theo bảng phân tích trên thì ERP và MES thực hiện các chức năng khác nhau trong một doanh nghiệp sản xuất, và không thể thay thế được nhau. 

Chức năng điển hình của ERP là quản lý, lập kế hoạch chiến lược doanh nghiệp còn MES thực hiện chức năng kết nối máy móc thiết bị và thực hiện điều hành sản xuất. MES kết nối dữ liệu từ tầng sản xuất lên khu vực quản trị, giúp ERP có thông tin để phân tích và theo dõi. Như vậy, việc lựa chọn ERP hay MES tùy thuộc vào tình trạng hiện tại, mục tiêu chuyển đổi số, cũng như lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp đó. 

Do việc triển khai cả hai hệ thống này có mức chi phí khá lớn, các doanh nghiệp sản xuất thường phải cân nhắc triển khai hệ thống nào trước để phát huy tối đa nguồn lực với chỉ số ROI tối ưu (tỷ suất hoàn vốn đầu tư).

Thống kê cho thấy, một số đơn vị đã mạnh dạn đầu tư trước vào hệ thống quản lý sản xuất MES giúp tăng năng suất khu vực nhà xưởng. Bên cạnh đó, có nhiều doanh nghiệp chọn triển khai hệ thống hoạch định doanh nghiệp tổng thể ERP kết hợp thêm một vài chức năng bổ sung (lấn sân sang MES) để vừa quản lý toàn diện các bộ phận, lại vừa nắm được tình hình vận hành dưới phân xưởng. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp muốn chuyển đổi toàn diện để bứt phá dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất của mình thì nên kết hợp cả hai hệ thống này. 

Nghiên cứu cho thấy, thực trạng tại hầu hết các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam là bị đứt gãy thông tin giữa các tầng, kế hoạch sản xuất triển khai xuống nhà máy không như mong đợi. Phía nhà máy cũng không kịp thời phản hồi tình trạng sản xuất lên trên để có phương án điều chỉnh.

ERP và MES trong mô hình nhà máy thông minh

MES và ERP giúp trao đổi thông tin theo thời gian thực giữa tầng kinh doanh và tầng sản xuất

Tích hợp cả hai phần mềm ERP và MES sẽ giúp doanh nghiệp có được cái nhìn bao quát tổng thể về hoạt động kinh doanh và chăm sóc khách hàng, mọi dữ liệu về khách hàng được phân tích cặn kẽ, các dự báo trở nên chính xác hơn. Bên cạnh đó, người quản lý cũng dễ dàng định hướng và đưa ra những quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp.

Giải pháp ERP – MES ứng dụng tại Việt Nam

Hiện nay, trên thế giới có nhiều mô hình ERP, MES khi mang về Việt Nam thì không áp dụng được do đặc điểm của từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực sản xuất là khác nhau. Giải pháp 3S ERP và 3S MES do ITG phát triển sẽ thiết kế dựa trên đặc thù của từng doanh nghiệp giúp chuyển đổi số toàn diện để dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất của mình, thông qua cải tiến các chỉ số S – Q – C – D (Tốc độ – Chất lượng – Chi phí – Tiến độ).

ERP hay MES

Giải pháp MES và ERP giúp doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất của mình

Cải tiến các chỉ số bao gồm: 

  • S – Speed (Tốc độ): Tăng khả năng chủ động, giảm lãng phí chờ đợi, Tăng hiệu suất làm việc
  • Q – Quality (Chất lượng): Kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu – cuối, chủ động kiểm soát quy trình hoạt động của nhà máy; cải thiện tỉ lệ lỗi hỏng trong quá trình sản xuất, và hỗ trợ truy xuất nguồn gốc xuyên suốt chuỗi cung ứng nội bộ.
  • C – Cost (Chi phí): Tối ưu hoá chi phí sản xuất theo từng sản phẩm, cắt giảm 7 loại lãng phí, trực quan toàn bộ thông tin sản xuất.
  • D – Delivery (Tiến độ): Rút ngắn thời gian sản xuất, thúc đẩy năng suất nội bộ vượt định mức chuẩn, đẩy nhanh quá trình đưa sản phẩm ra thị trường, từ đó gia tăng cạnh tranh cùng ngành.

Kết

Chuyển đổi số là quá trình dài hạn, tốn nhiều nguồn lực nhưng đích đến lại đem lại thành quả vượt ngoài kỳ vọng. Do đó, doanh nghiệp cần nhanh chóng đưa ra lựa chọn phù hợp với nội tại để bứt tốc trong tương lai. Nếu còn băn khoăn về hệ thống quản trị doanh nghiệp (ERP) và hệ thống điều hành & thực thi sản xuất (MES) hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline để được đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm giải đáp thắc mắc: 092.6886.855

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng