bài Viết

Design Thinking là gì? 10 Bước áp dụng Design Thinking trong sản xuất

27/12/2023

Trong thời đại đề cao sự đổi mới, sáng tạo, Design Thinking đang trở thành “chìa khóa” giúp nhiều đơn vị gặt hái được thành công. Phương pháp Design Thinking hiện được áp dụng tại nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới như: Apple, Google, Samsung, đồng thời nằm trong chương trình giảng dạy của một số trường đại học lớn như: Stanford, Harvard, Imperial College London và Viện Srishti ở Ấn Độ. Vậy Design Thinking là gì?

Design Thinking là gì?

Design Thinking (Tư duy thiết kế) là phương pháp tư duy và tiếp cận vấn đề dựa trên nguyên tắc lấy con người (khách hàng) làm trung tâm, từ đó đưa ra những giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề đó. Đây là một quy trình tuần hoàn, có thể được sử dụng lặp lại với một mục tiêu nhằm đổi mới và cải tiến liên tục.

Phương pháp Design Thinking

Phương pháp Design Thinking

Hiểu một cách đơn giản, tư duy thiết kế Design Thinking là một phương pháp giúp sáng tạo những giải pháp chưa từng có để giải quyết một vấn đề với mục tiêu tối ưu hơn.

Thông thường, quy trình Design Thinking được áp dụng để giải quyết các vấn đề phức tạp, khó xác định. Điểm khác biệt giữa Tư duy dựa trên vấn đề (Design Thinking) và Tư duy dựa trên giải pháp ở chỗ, Design Thinking tập trung vào việc xác định các vấn đề gây trở ngại và hạn chế, từ đó khắc phục hoặc giải quyết chúng thay vì tập trung vào tìm giải pháp, cách thức giải quyết một vấn đề nhất định.

Xem thêm: Cải tiến trong sản xuất và những ý tưởng áp dụng hiệu quả

Bản chất của tư duy thiết kế Design Thinking

Bản chất của Design Thinking là cách thức tư duy để sáng tạo giải pháp dựa trên thấu hiểu sự việc và những người liên quan, phát huy trí tuệ đội ngũ đa dạng và trực quan hóa giải pháp bằng mẫu, thử và cải tiến liên tục.

  • Design Thinking xoay quanh mối quan tâm về người dùng.
  • Giúp doanh nghiệp quan sát và phát triển sự đồng cảm với người dùng mục tiêu.
  • Nâng cao khả năng đặt câu hỏi và giả định để tìm ra nguyên nhân cốt lõi của vấn đề
  • Liên quan đến việc thử nghiệm liên tục thông qua các bản phác thảo, nguyên mẫu, thử nghiệm các khái niệm và ý tưởng mới.

Ứng dụng hiệu quả phương pháp Design Thinking sẽ giúp doanh nghiệp phát triển các chức năng mới (phục vụ một nhu cầu mới hoặc đáp ứng các nhu cầu cũ theo cách hoàn toàn mới), đưa ra các giải pháp công nghệ mới, tăng cường hiệu quả của các giải pháp, giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng bán hàng, xử lý tốt sự cố/vấn đề trong vận hành, chuyển đổi số,…

Xem thêm: Biểu đồ xương cá trong sản xuất (Fishbone Diagram)

Ví dụ về Design Thinking

Để hình dung rõ hơn Design Thinking là gì, các bạn có thể tham khảo một vài ví dụ thực tế dưới đây:

Netflix là một trong những công ty ứng dụng thành công Design Thinking. Công ty này đã nhận ra sự bất tiện của hình thức thuê đĩa DVD truyền thống, khi khách hàng phải đến tận cửa hàng để lấy đĩa và trả lại sau khi thuê xong. Vì vậy, Netflix đã cung cấp dịch vụ giao đĩa DVD trực tiếp đến nhà khách hàng với mô hình đăng ký. Sau đó, công ty tiếp tục đổi mới và cho ra mắt dịch vụ phát trực tuyến theo yêu cầu, tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp điện ảnh.

Netflix là đơn vị tiêu biểu ứng dụng thành công Tư duy thiết kế

Netflix là đơn vị tiêu biểu ứng dụng thành công Tư duy thiết kế

PillPack và hệ thống giao hàng tận nhà tận nhà theo toa là chính là một ví dụ điển hình của việc ứng dụng Design Thinking trong cuộc sống. Cụ thể, khi thấy nhiều người lớn tuổi không thể nhớ rõ thời điểm dùng từng loại thuốc trong ngày, PillPack – một hiệu thuốc trực tuyến của Mỹ (công ty con của Amazon) đã cho ra mắt dịch vụ giao thuốc tận nhà theo đơn. Công ty sẽ chia thuốc sẵn theo toa, đóng vào các gói dễ mở và dán nhãn ngày giờ uống rõ ràng rồi gửi đến tận nhà của người dùng. Điều này giúp người lớn tuổi uống thuốc đúng giờ mà không cần phải ghi nhớ các thời gian uống thuốc trong ngày.

5 Bước Design Thinking

Tư duy thiết kế là một quá trình lặp đi lặp lại và phi tuyến tính bao gồm năm giai đoạn: 

  1. Đồng cảm/Thấu hiểu (Empathize)
  2. Xác định vấn đề (Define)
  3. Lên ý tưởng (Ideate)
  4. Xây dựng mẫu (Prototype)
  5. Thử nghiệm (Test)
5 bước trong quy trình Design Thinking

5 bước trong quy trình Design Thinking

Đồng cảm (Empathize)

Bước này yêu cầu doanh nghiệp cần tìm hiểu và suy nghĩ thấu đáo về những vấn đề cần phải giải quyết thông qua nghiên cứu người dùng hoặc các số liệu nghiên cứu thị trường. 

Đồng cảm là một giai đoạn rất quan trọng trong quá trình thiết kế lấy con người làm trung tâm. Doanh nghiệp cần trả lời được những câu hỏi như: “Cách người dùng thực hiện mọi việc như thế nào?, Cách họ suy nghĩ và tương tác với vấn đề ra sao?, Cảm xúc của họ là gì?, Những điều gì có ý nghĩa với họ?,…”. Quá trình này sẽ giúp doanh nghiệp loại bỏ những giả định chủ quan và có được cái nhìn sâu sắc thực sự về người dùng cũng như nhu cầu của họ.

Xác định vấn đề (Define)

Khi đã tích lũy đủ thông tin thu thập được ở giai đoạn Đồng cảm, doanh nghiệp cần tổng hợp, liên kết các dữ liệu lại với nhau; phân tích, chẻ nhỏ, rà soát và liệt kê tất cả các khả năng có thể xảy ra, từ đó xây dựng nên “không gian vấn đề” – nơi tập hợp của nhiều vấn đề khác nhau.

Tiếp theo, doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp phù hợp như: Phân tích bổ sung, đối chiếu dữ liệu, kiểm tra chéo, sàng lọc,… để tìm ra vấn đề cốt lõi.

Xác định vấn đề rõ ràng giúp doanh nghiệp tìm ra nguyên nhân cốt lõi

Xác định vấn đề rõ ràng giúp doanh nghiệp tìm ra nguyên nhân cốt lõi

Lên ý tưởng (Ideate)

Tất cả những gì doanh nghiệp cần làm ở bước thứ ba của quy trình Design Thinking là tập trung xây dựng ý tưởng và đề xuất giải pháp để giải quyết vấn đề. Giai đoạn này là cơ hội để các chuyên gia giải pháp tận dụng sự hiểu biết về người dùng và tư duy sáng tạo để thiết kế các giải pháp phù hợp. Đặc biệt, ở giai đoạn này, người thiết kế giải pháp nên đưa ra càng nhiều ý tưởng càng tốt.

Xây dựng mẫu (Prototype)

Đây là bước để doanh nghiệp hiện thực hóa các ý tưởng thông qua xây dựng mô hình/ sản phẩm mẫu và hiệu chỉnh lặp lại các phiên bản chưa hoàn chỉnh để tìm ra giải pháp tối ưu nhất. Mục đích của xây dựng mẫu là giúp doanh nghiệp loại bỏ các giải pháp không khả thi và tập trung phát triển các ý tưởng phù hợp.

Thử nghiệm (Test)

Thử nghiệm trong mô hình Design Thinking là một giai đoạn mang tính chất lặp đi lặp lại, bởi doanh nghiệp sẽ cần thử nghiệm liên tục các nguyên mẫu, đồng thời thu thập phản hồi từ người dùng để tiếp tục cải tiến, phát triển và hoàn thiện giải pháp.

Design Thinking áp dụng trong sản xuất như thế nào?

Trong sản xuất, áp dụng Design Thinking sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện rõ rệt hiệu quả phát triển sản phẩm, đưa ra các giải pháp công nghệ tối ưu hơn và xử lý các tình huống, sự cố, vấn đề trong vận hành hiệu quả. Cùng với đó, Design Thinking cũng giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và là chìa khóa để chuyển đổi số thành công.

Dưới đây là các bước áp dụng Design Thinking trong ngành công nghiệp sản xuất để cải tiến quy trình sản xuất mà doanh nghiệp có thể tham khảo:

Cách Design Thinking được áp dụng trong sản xuất

Cách Design Thinking được áp dụng trong sản xuất

1 – Thu thập thông tin và nghiên cứu: 

  • Đầu tiên, nhà quản lý cần hiểu rõ về quy trình sản xuất hiện tại, các vấn đề và thách thức mà công ty đang gặp phải. 
  • Tìm hiểu cả về người sử dụng sản phẩm cuối cùng và những người tham gia vào quy trình sản xuất

2 – Xác định người dùng và đặt vấn đề: 

  • Xác định rõ ai là người dùng cuối cùng và các bên liên quan trong quy trình sản xuất. 
  • Đặt ra các câu hỏi như: “Người dùng đang gặp phải vấn đề gì?”, “Các bước nào trong quy trình sản xuất gây khó khăn?”.

3 – Tạo lên ý tưởng (Ideation): 

  • Tập trung vào việc tạo ra một lượng lớn ý tưởng khác nhau để giải quyết các vấn đề đã xác định. 
  • Các phương pháp như brainstorming, mind mapping, hoặc SCAMPER có thể được sử dụng để khuyến khích sự sáng tạo.

4 – Lập kế hoạch thử nghiệm (Prototype): 

  • Chọn một số ý tưởng tiềm năng và tạo ra các mẫu thử nghiệm hoặc nguyên mẫu vật lý, tùy thuộc vào quy trình sản xuất cụ thể. 
  • Mục tiêu là tạo ra một cách để thử nghiệm các giải pháp một cách thực tế.

5 – Thử nghiệm và thu thập phản hồi (Testing): 

  • Đưa các mẫu thử nghiệm hoặc nguyên mẫu vào hoạt động thực tế trong quy trình sản xuất. 
  • Thu thập phản hồi từ người sử dụng cuối cùng và những người tham gia để hiểu rõ hơn về hiệu suất và các điều cần cải thiện.

6 – Phân tích và hiểu rõ (Analysis): 

  • Dựa vào phản hồi và dữ liệu thu thập được, phân tích kết quả thử nghiệm.
  • Xác định những điểm mạnh và điểm yếu của từng giải pháp thử nghiệm.

7 – Tinh chỉnh và cải tiến (Iteration): 

  • Dựa vào phân tích, tiến hành tinh chỉnh và cải tiến các mẫu thử nghiệm. 
  • Lặp lại quá trình thử nghiệm và phản hồi nhiều lần nếu cần.

8 – Triển khai và định dạng (Implementation): 

  • Khi đã có một giải pháp được tối ưu hóa, triển khai nó vào quy trình sản xuất thực tế. 
  • Đảm bảo rằng tất cả các bộ phận liên quan đã được huấn luyện và hiểu rõ về quy trình mới.

9 – Theo dõi và đánh giá (Monitoring and Evaluation): 

Theo dõi kết quả sau khi triển khai để đảm bảo rằng giải pháp mới đang hoạt động tốt và đáp ứng các mục tiêu đã đề ra.

10 – Học hỏi và điều chỉnh (Learning and Adjustment):

Dựa trên các kết quả và phản hồi, tiếp tục học hỏi và điều chỉnh quy trình sản xuất để duy trì và nâng cao hiệu suất.

Lưu ý, Quá trình Design Thinking này không phải lúc nào cũng tuân theo các bước một cách tuyến tính, và việc lặp lại và điều chỉnh là quan trọng để đảm bảo rằng giải pháp được tối ưu hóa và phù hợp với thực tế.

Có thể thấy rằng, Design Thinking là phương pháp tuyệt vời để thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo trong doanh nghiệp. Ứng dụng thành công mô hình Design Thinking không chỉ giúp doanh nghiệp phát triển tư duy sáng tạo của đội ngũ nhân sự mà còn có thể tạo ra những giá trị mới, góp phần kéo giãn khoảng cách với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng