Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram) là gì? Cách vẽ biểu đồ phân tán
Biểu đồ phân tán hay còn được biết đến với nhiều cái tên khác như: Biểu đồ tán xạ, biểu đồ điểm, biểu đồ Scatter, Scatter Diagram, Scatter Graph,… là một trong 7 công cụ quản lý chất lượng (7QC Tools) được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực hiện nay. Vậy biểu đồ phân tán là gì và cách vẽ như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết!
Biểu đồ phân tán là gì?
Biểu đồ phân tán (tiếng anh: Scatter Diagram) là một dạng đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa hai thông số nhất định dựa trên tọa độ toán học. Trong đó, trục tung Oy là các giá trị của biến được dự đoán (biến phụ thuộc) và trục hoành Ox là các giá trị của biến dùng để đưa ra dự đoán (biến độc lập).
Ý nghĩa của biểu đồ phân tán:
Biểu đồ Scatter thường được sử dụng với mục đích xác định mối quan hệ tương quan (nguyên nhân – kết quả) giữa hai biến số. Bằng cách vẽ biểu đồ phân tán, chúng ta có thể thấy kết quả của biến phụ thuộc dựa trên các mốc của biến độc lập.
Thông thường, để đánh giá mối tương quan giữa hai yếu tố, người ta đánh giá chỉ số R (phạm vi từ -1 : 1). Trong đó:
- R = [0:1]: Quan hệ thuận
- R= [-1:0]: Quan hệ nghịch
- |R| = 1: Tương quan mạnh
Scatter Diagram nằm trong bộ giải pháp 7 QC Tools, bên cạnh các công cụ quen thuộc khác như: Check Sheet, Flow Chart, Pareto Diagram, Histogram,… Để hiểu rõ hơn về cách ứng dụng 7 công cụ quản lý chất lượng nói chung và biểu đồ phân tán nói riêng vào thực tiễn, hãy tải ngay EBOOK: 7 QC Tools – Thực hành ứng dụng trong quản lý chất lượng và chuyển đổi số doanh nghiệp:
Giải quyết triệt để các vấn đề liên quan đến chất lượng trong nhà máy với Ebook “7 QC Tools - Thực hành ứng dụng trong quản lý chất lượng và chuyển đổi số doanh nghiệp”
Xác định các lỗ hổng trong hoạt động quản lý chất lượng
Cải thiện hiệu quả quản lý chất lượng sản phẩm và quy trình.
Có thể bạn quan tâm:
- Tại sao nên ứng dụng biểu đồ Pareto trong quản trị chất lượng?
- Biểu đồ xương cá trong sản xuất (Fishbone Diagram)
Cách vẽ biểu đồ phân tán
Để vẽ Scatter Diagram, bạn có thể tham khảo quy trình 5 bước sau đây:
Bước 1: Thu thập dữ liệu cặp biến số X, Y. Số lượng các cặp biến số phải từ 30 trở lên.
Bước 2: Vẽ biểu đồ. Trục tung là một biến số, trục hoành là kết quả của biến số đó hoặc một biến số thứ hai. Biểu diễn các điểm thể hiện mối tương quan giữa hai biến số lên đồ thị. Trường hợp các điểm trùng nhau thì dùng các ký hiệu khác nhau để phân biệt.
Bước 3: Xem dạng biểu đồ và đánh giá mối tương quan
- Nếu biểu đồ có dạng rõ ràng, có thể kết luận tương quan như bảng dưới đây
- Nếu biểu đồ không có dạng rõ ràng, hãy chia biểu đồ thành 4 góc phần tư
Bước 4: Đếm số điểm ở mỗi góc phần tư và tính A, B, N, Q theo công thức sau:
A= Số điểm góc phần tư I+III
B= Số điểm góc phần tư II+IV
N=A+B
Q=Giá trị nhỏ hơn giữa A & B
- Nếu Q≥N: X, Y không có tương quan
- Nếu Q<N: X, Y có tương quan
Bước 5: Tra cứu giới hạn N và kết luận mối tương quan
Ví dụ về biểu đồ Scatter Diagram
Để giúp người đọc hình dung rõ hơn, sau đây là một ví dụ cụ thể về ứng dụng của biểu đồ phân tán trong lĩnh vực sản xuất:
Một doanh nghiệp sản xuất đã sử dụng biểu đồ Scatter Graph kiểm tra mối tương quan của hai phép đo là nhiệt độ chạy máy và độ dày mỏng của sản phẩm sinh ra trong phạm vi đó.
Dưới đây là đồ thị được biểu diễn:
Từ hình vẽ trên, doanh nghiệp tiến hành tính toán A, B, N, Q và thu được kết quả như sau:
Tổng điểm Góc I+III là A = 2 điểm
Tổng điểm Góc II+IV là B = 22 điểm
Q=2 (giá trị nhỏ hơn giữa A,B)
N = A + B = 24
Từ kết quả tính ra có thể thấy Q < N. Như vậy, có thể kết luận rằng nhiệt độ máy và độ dày mỏng của sản phẩm có sự tương quan chặt chẽ với nhau.
Hiện nay việc ứng dụng đồ thị tán xạ trong nghiệp vụ quản lý chất lượng tại các doanh nghiệp sản xuất rất phổ biến. Hiểu rõ điều này, ITG đã tích hợp 7 công cụ quản lý chất lượng (gồm: Scatter Diagram, Cause & Effect Diagram, Check Sheet, Flow Chart, Control Chart, Pareto Diagram, Histogram) vào hệ thống quản lý chất lượng (QMS) của mình nhằm giúp doanh nghiệp vận dụng hiệu quả các công cụ này vào hoạt động sản xuất để phân tích lỗi và chủ động phòng ngừa. Tìm hiểu chi tiết hơn về phần mềm quản lý chất lượng (QMS) nằm trong hệ sinh thái giải pháp nhà máy thông minh 3S iFACTORY của chúng tôi TẠI ĐÂY!
Phân tích các quan hệ tương quan trong biểu đồ Scatter
Mối tương quan dương
Đồ thị tán xạ thể hiện mối tương quan dương khi các điểm trong đồ thị tăng lên và di chuyển từ trái sang phải. Hiểu một cách đơn giản nghĩa là giá trị của một biến tăng theo giá trị của biến khác. Có ba loại tương quan dương:
- Tương quan dương hoàn hảo: Các điểm trong đồ thị tạo thành một đường thẳng hoàn hảo, có mối liên hệ chặt chẽ giữa hai biến số. Khi giá trị của biến x tăng, giá trị của biến y cũng tăng theo một cách nhất quán.
- Tương quan dương cao: Khoảng cách giữa các điểm gần nhau và có sự tương quan mạnh mẽ giữa hai biến số. Khi giá trị của biến x tăng, giá trị của biến y cũng tăng, tuy nhiên sẽ không tạo thành một đường thẳng.
- Tương quan dương thấp: Các điểm phân tán rải rác, đồng thời hai biến số cũng không có mối liên hệ rõ ràn. Mặc dù có một sự tương quan dương nhưng nó không đủ mạnh để được coi là cao.
Mối tương quan âm
Biểu đồ phân tán thể hiện mối tương quan âm khi các điểm trong đồ thị dịch chuyển dần từ trái sang phải, và có xu hướng giảm dần. Nghĩa là giá trị của một biến giảm khi giá trị của biến khác tăng. Mối tương quan âm cũng được chia làm 3 loại:
- Tương quan âm hoàn hảo: Các điểm hình thành một đường thẳng gần như thẳng đứng và có xu hướng đi xuống. Với mỗi điểm cao hơn trên trục x thì điểm tương ứng sẽ thấp hơn trên trục y.
- Tương quan âm cao: Các điểm trong biểu đồ Scatter plot có xu hướng gần nhau. Khi giá trị của biến x tăng, giá trị của biến y giảm.
- Tương quan âm thấp: Các điểm phân tán rải rác và không có mối liên hệ rõ ràng giữa hai biến số.
Biểu đồ phân tán thể hiện mối tương quan không liên quan (bằng 0)
Các điểm biểu thị trong Scatter Diagram được phân bố ngẫu nhiên và không theo bất kỳ hình dạng nào cụ thể, có thể kết luận rằng mối tương quan giữa hai biến số là không liên quan (bằng 0). Điều này nghĩa là hai biến số không có mối quan hệ hoặc sự phụ thuộc nào với nhau.
Như vậy, trong bài viết, ITG Technology đã chia sẻ khái niệm Scatter Diagram là gì, ứng dụng cũng như cách vẽ của loại biểu đồ này. Hy vọng những thông tin trên đã phần nào giải đáp thắc mắc của quý doanh nghiệp. Nếu cần tư vấn thêm về các công cụ quản lý chất lượng, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 092.6886.855.