bài Viết

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất. Giải pháp nào tối ưu cho doanh nghiệp?

20/04/2023

Công nghệ 4.0 trong sản xuất đề cập đến cách mà các công nghệ số hóa, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo (AI),… được áp dụng để cải thiện hiệu quả và nâng cao năng lực sản xuất. Công nghệ 4.0 giúp các nhà quản lý  sử dụng dữ liệu và thông tin số để giám sát, điều khiển và tối ưu hóa các hoạt động sản xuất. Câu hỏi đặt ra là liệu các doanh nghiệp đã biết ứng dụng công nghệ 4.0 vào quy trình sản xuất hay chưa? Cùng theo dõi cách mà nó được ứng dụng trong các nhà máy qua bài viết dưới đây.

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất

Cách mạng công nghiệp 4.0 giờ đây đã trở thành một trong những xu thế đi đầu trong rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất gắn liền với những quy trình tự động hoá. Việc ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), IIoT, Big Data,… trong sản xuất là tiền đề để tối ưu hoá quy trình, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đồng thời giảm thiểu chi phí cũng như giúp tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp. Một vài ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất có thể kể đến như sau:

Áp dung công nghiệp 4.0 vào sản xuất giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng

Áp dung công nghiệp 4.0 vào sản xuất giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng

Kiểm tra chất lượng

Công nghệ 4.0 được ứng dụng trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm để tăng cường độ chính xác, tối ưu hóa quá trình quản lý chất lượng và giảm thiểu chi phí.

Công tác kiểm tra chất lượng có thể tự động hóa hoàn toàn thông qua những thiết bị cảm biến hiện đại như: cảm biến hình ảnh, camera công nghiệp kết hợp với các bộ PLC.

Một số bộ PLC hiện đại còn có khả năng tích hợp với tất cả các thiết bị tự động hóa trong nhà máy, tạo nên một hệ thống kết nối vạn vật (Industrial Internet of Things – IIoT) giúp giám sát quá trình sản xuất và các tham số liên quan đến chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh các ứng dụng của PLC, IIoT, nhiều nhà máy còn sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phân tích các dữ liệu về chất lượng hàng hóa và tự động đưa ra quyết định kiểm tra sản phẩm.

Truy xuất nguồn gốc

Nhắc đến ứng dụng của công nghệ 4.0 trong sản xuất thì không thể bỏ qua truy xuất nguồn gốc. Ứng dụng này sử dụng các công nghệ như IoT, Big Data và AI để giám sát và quản lý chuỗi cung ứng sản phẩm từ nguồn gốc đến tay người tiêu dùng.

Các ứng dụng cụ thể của công nghệ 4.0 trong truy xuất nguồn gốc bao gồm:

  • IIoT: Kết nối các thiết bị cảm biến và hệ thống vận hành (OT) với hệ thống điều hành & thực thi sản xuất (MES), quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) cùng hệ thống công nghệ thông tin khác của doanh nghiệp để tạo thành một hệ thống truy xuất nguồn gốc hoàn chỉnh trên toàn chuỗi cung ứng, quản lý chính xác.việc truy xuất nguồn gốc nguyên liệu và sản phẩm.
  • Big Data: Các dữ liệu thu thập được từ IoT được phân tích bằng công nghệ big data để đưa ra quyết định cho các vấn đề như lựa chọn nhà cung cấp, quản lý kho hàng và giảm thiểu lãng phí.
  • AI: Sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích và dự báo các vấn đề trong quá trình sản xuất và chuỗi cung ứng, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để giảm thiểu rủi ro và tăng tính hiệu quả của quy trình.

Bảo trì tiên đoán

Việc sử dụng công nghệ như IIoT, AI, Big Data và các công nghệ khác để phát hiện, đánh giá và dự đoán các sự cố trong quá trình vận hành các thiết bị và máy móc trước khi chúng xảy ra được coi là ứng dụng phổ biến của công nghệ 4.0 trong sản xuất.

Các ứng dụng IIoT, AI, Big Data hỗ trợ bảo trì dự đoán chính xác

Các ứng dụng IIoT, AI, Big Data hỗ trợ bảo trì dự đoán chính xác

Ứng dụng của công nghệ 4.0 trong bảo trì tiên đoán được thể hiện cụ thể như sau: Tại nhà máy, hệ thống IIoT sẽ thu thập toàn bộ dữ liệu của máy móc từ các thiết bị cảm biến dưới dạng Big Data. Sau đó, nó sẽ kết hợp với công nghệ AI và Machine Learning để phân tích những dữ liệu đã thu thập được và đánh giá hiệu suất thiết bị và tình trạng máy móc. Thông qua hàng loạt các đánh giá, hệ thống sẽ đưa ra dự đoán về các sự cố tiềm ẩn; khuyến nghị bảo trì, bảo dưỡng, thay thế linh kiện/máy móc theo định kỳ hoặc vào thời điểm phù hợp; đồng thời thiết lập quy trình cảm báo và xử lý sự cố thiết bị nhằm giảm thiểu tình trạng gián đoạn trong sản xuất.

Sắp xếp và bốc dỡ hàng hoá

Công nghệ 4.0 có thể được ứng dụng trong sắp xếp và bốc dỡ hàng hoá để tối ưu hóa quá trình này và giảm thiểu thời gian và chi phí.

Ứng dụng về công nghệ 4.0 trong sắp xếp và bốc dỡ hàng hoá cụ thể như:

  • Hệ thống tự động hoá thông minh, sử dụng cảm biến và máy móc để nhận diện và phân loại, sau đó sắp xếp và bốc dỡ hàng hoá nhanh chóng, chính xác.
  • Tối ưu hoá vị trí lưu trữ nhờ hệ thống quản lý kho thông minh.
  • Sử dụng hệ thống cảm biến và phần mềm theo dõi vị trí cũng như trạng thái hàng hoá trong quá trình vận chuyển và bốc dỡ.

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quy trình tự động hoá

Công nghệ 4.0 đang thay đổi toàn bộ cách thức sản xuất và kinh doanh trên toàn thế giới, và quy trình tự động hóa cũng không phải là ngoại lệ.

Robot hỗ trợ lắp đặt nhanh chóng

Robot hỗ trợ lắp đặt nhanh chóng

Dưới đây là một số ứng dụng của công nghệ 4.0 trong quy trình tự động hóa:

  • Điện toán đám mây: Cho phép các thiết bị di động kết nối và truy cập vào dữ liệu trên điện toán đám mây, giúp quy trình tự động hoá linh hoạt hơn.
  • Robot: Sử dụng robot để thực hiện các tác vụ sản xuất có tính lặp lại, hoặc những công việc không an toàn, thay cho con người.
  • AI: Sử dụng các thuật toán máy học để phân tích dữ liệu, giúp hệ thống tự động hoá hiểu được các dữ liệu đang được xử lý và đưa ra quyết định tự động.

Giám sát hệ thống thông tin

Với những phương pháp truyền thống, việc giám sát thông tin một cách thủ công đòi hỏi nhiều thời gian và nhân lực. Bên cạnh đó, khả năng phát hiện lỗi và tính chính xác đều không cao, do con người có thể sai sót trong quá trình giám sát. Nhưng nhờ sự hỗ trợ của công nghệ 4.0 trong sản xuất, những trở ngại đó không còn là mối lo cho các doanh nghiệp.

Công nghệ 4.0 trong sản xuất cho phép giám sát hệ thống thông tin tổng thể

Công nghệ 4.0 trong sản xuất cho phép giám sát hệ thống thông tin tổng thể

Một số ứng dụng của công nghệ 4.0 trong việc giám sát hệ thống thông tin bao gồm:

  • Hệ thống giám sát mạng: Sử dụng các công cụ để giám sát và phân tích mạng để phát hiện các vấn đề, sự cố và tấn công mạng.
  • IIoT: Sử dụng các thiết bị thông minh để giám sát và quản lý các hệ thống. Các thiết bị IoT có thể thu thập dữ liệu và truyền tải thông tin đến các hệ thống khác.
  • AI: Sử dụng các thuật toán để giúp đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu và phát hiện các lỗi trên hệ thống. Nó có thể giúp dự đoán và phòng tránh các sự cố trên hệ thống trước khi chúng xảy ra.

3S iFACTORY – Giải pháp 4.0 cho sản xuất thông minh

Dễ dàng nhận thấy, công nghệ 4.0 đang được ứng dụng ngày càng phổ biến hơn trong chuỗi hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất.

Tuy nhiên, việc lựa chọn công nghệ nào để áp dụng cho nhà máy lại đang là vấn đề nan giải. Giữa muôn vàn những ứng dụng công nghệ mới, không phải công nghệ nào cũng sẽ phù hợp với quy mô, lĩnh vực hoạt động, đặc tính của doanh nghiệp. Thêm vào đó, việc sử dụng các ứng dụng đơn lẻ có thể tạo nên sự thiếu kết nối trong hệ thống quản trị, khiến cho việc quản lý càng trở nên khó khăn hơn.

Với mong muốn đồng hành cùng doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi số, giải pháp nhà máy thông minh 3S iFACTORY được ra đời giúp giải quyết bài toán đứt gãy thông tin, vốn là nguyên nhân gốc rễ của mọi vấn đề trong doanh nghiệp.

3S iFACTORY là bộ giải pháp quản lý nhà máy thông minh toàn diện

3S iFACTORY là bộ giải pháp quản lý nhà máy thông minh toàn diện

3S iFACTORY là bộ giải pháp chuyển đổi số toàn diện có sự kết hợp giữa tầng IT (công nghệ thông tin) và tầng OT (là công nghệ vận hành). Sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay như IIoT, Big Data, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực về sản xuất, cải tiến chất lượng sản phẩm, tối ưu chi phí vận hành, và đảm bảo tiến độ giao hàng.

3S iFACTORY được phát triển dựa trên:

  • Mô hình hóa phương thức tích hợp công nghệ theo chuẩn quốc tế.
  • Nghiên cứu chuyên sâu về quản lý sản xuất tinh gọn
  • Có sự hỗ trợ tư vấn từ các chuyên gia nước ngoài
  • Tuỳ biến theo đặc thù của từng doanh nghiệp

Giải pháp Nhà máy thông minh 3S iFACTORY cung cấp hệ sinh thái chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp sản xuất theo kiến trúc Tiêu chuẩn quốc tế ISA-95, với 4 tầng hệ thống IT-OT và các công nghệ 4.0 tiên tiến hiện nay như: IIoT, Big data,… đảm bảo sự kết nối và tương tác thông tin hai chiều:

  • 3S BIZHUB: Hệ thống ứng dụng phục vụ cho Ban Lãnh Đạo để xem các báo cáo quản trị, đa nền tảng Web, Mobile (Phê duyệt, Dashboard,…)
  • 3S ERP: Hệ thống quản lý các quy trình cốt lõi (Bán hàng, Kế hoạch & Sản xuất, Mua hàng, Kế toán, Tài chính).
  • 3S MES: Hệ thống quản lý chặt chẽ toàn bộ quy trình vận hành nhà máy từ nhập kho đầu vào, xuất cho sản xuất, nhập kho thành phẩm và xuất đi.
  • 3S IIOTHUB: Hệ thống quản lý và kết nối tất cả thiết bị ở tầng nhà xưởng (PLC, Cảm biến, Đèn báo, Thiết bị, …), giúp chuyển đổi ngôn ngữ máy móc, tín hiệu IoT thành ngôn ngữ hệ thống và ngược lại.

Công nghệ 4.0 đã và đang không những chỉ là công cụ trong hoạt động sản xuất, mà còn là một người đồng hành trong từng bước phát triển của doanh nghiệp. Nhưng để tận dụng sức mạnh của công nghệ 4.0 trong sản xuất cần có những chuyên gia với kinh nghiệm lâu năm trong ngành, giúp chuyển đổi hiệu quả cho doanh nghiệp. Với 3S iFACTORY, câu trả lời sẽ nằm trong từng giải pháp mà ITG đem lại. Liên hệ ngay hotline 092.6886.855 để các chuyên gia hàng đầu ITG đồng hành cùng doanh nghiệp trên con đường chuyển đổi “nhà máy thông minh”.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng