bài Viết

Thực hành sản xuất tốt GMP: Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng cho các ngành nào?

02/11/2019

Thực hành sản xuất tốt tiêu chuẩn GMP là tiêu chuẩn cơ bản trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, là điều kiện tiên quyết cho việc phát triển hệ thống HACCP và các tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000.

thuc hanh san xuat tot 2 - Thực hành sản xuất tốt GMP: Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng cho các ngành nào?

 

>>>Đọc thêm: Đây là giải pháp giúp doanh nghiệp Dược tiết kiệm hàng triệu đô mỗi năm nhờ tối ưu quản trị sản xuất và phân phối

Lĩnh vực cần áp dụng tiêu chuẩn GMP

GMP là tiêu chuẩn cần được áp dụng trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm yêu cầu điều kiện vệ sinh cao như: Thực phẩm; Dược phẩm; Mỹ phẩm; Thiết bị y tế. Trong lĩnh vực thực phẩm, nhà hàng, khách sạn cũng rất thích hợp cho việc áp dụng GMP. Ở Việt Nam, theo quyết định của Bộ Y tế, tiêu chuẩn GMP là tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng đối với tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm. GMP đưa ra các yêu cầu về:

– Nhà xưởng và trang thiết bị: khu vực nhà xưởng, khu vực chế biến, xử lý thực phẩm, phương tiện vệ sinh, phương tiện chiếu sáng, thông gió, thiết bị và dụng cụ, hệ thống an toàn trong trường hợp khẩn cấp.

– Kiểm soát vệ sinh nhà xưởng, làm vệ sinh nhà xưởng, xử lý chất thải, bảo quản hóa chất nguy hại, đồ dùng cá nhân.

– Kiểm soát quá trình chế biến: đối với nguyên vật liệu, hoạt động sản xuất.

– Kiểm soát về con người: yêu cầu về sức khỏe, cách ly nguồn lây nhiễm, vệ sinh cá nhân, giáo dục, kiểm soát.

– Vận chuyển và bảo quản thành phẩm: Theo đó các cơ sở sản xuất phải có hệ thống đảm bảo chất lượng được xây dựng, thiết kế toàn diện kết hợp với thực hành sản xuất tốt và kiểm soát chất lượng hướng đến mục tiêu chất lượng đề ra. Mặt khác, cơ sở phải có đủ nhân viên có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế và phù hợp với vị trí được giao. Nhà xưởng và trang thiết bị sản xuất phải được quy hoạch, thiết kế, xây dựng, bảo trì, bảo dưỡng phù hợp với các hoạt động sản xuất.

Ngoài ra, phải thiết lập được hệ thống hồ sơ tài liệu với thông tin rõ ràng, chính xác, bao gồm các quy trình, tiêu chuẩn, công thức sản xuất, hướng dẫn pha chế, hướng dẫn đóng gói và hồ sơ ghi chép những kết quả đã thực hiện về các hoạt động sản xuất, kiểm soát chất lượng, theo dõi sản phẩm trong quá trình lưu thông và các vấn đề liên quan đến GMP.

>>>Đọc thêm: GLP là gì? Good Laboratory Practice là gì?

thuc hanh san xuat tot - Thực hành sản xuất tốt GMP: Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng cho các ngành nào?

Đọc thêm: 6 bài toán trong quản lý sản xuất trong doanh nghiệp Dược Việt Nam

Thực hành sản xuất tốt GMP đưa ra các yêu cầu

Yêu cầu về nhân sự: Xây dựng chuẩn mực các vị trí làm việc để tuyển dụng phù hợp về trình độ, năng lực, xây dựng quy định về kiểm tra sức khỏe (thể lực, trí lực và bệnh tật) của tất cả mọi người, đặc biệt với những công nhân sản xuất trực tiếp. Xây dựng kế hoạch đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân.

Yêu cầu về thiết kế, xây dựng, lắp đặt nhà, xưởng và thiết bị chế biến: phải có quy định về vị trí đặt nhà máy, thiết kế, loại nguyên vật liệu để xây dựng nhà xưởng, thiết bị phù hợp.

Yêu cầu kiểm soát vệ sinh nhà xưởng, môi trường: xây dựng các quy định về xử lý nước dùng để sản xuất, xử lý nước thải, xử lý sản phẩm phụ và rác thải, bảo quản hoá chất gây nguy hiểm, kiểm soát sinh vật gây hại và vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nhà xưởng.

Yêu cầu về kiểm soát quá trình chế biến: cần xây dựng các quy định về phương pháp chế biến, thủ tục, hướng dẫn công việc cụ thể và các tiêu chuẩn về nguyên liệu, sản phẩm, công thức pha chế và các biện pháp kiểm tra, giám sát.

Yêu cầu về kiểm soát quá trình bảo quản và phân phối sản phẩm: Cần đưa ra các yêu cầu về việc vận chuyển và bảo quản sao cho thành phẩm phải đảm bảo không bị nhiễm bẩn bởi các tác nhân vật lý, hoá học, vi sinh, không thay đổi chất lượng và không nhầm lẫn sản phẩm, vấn đề giải quyết khiếu nại của khách hàng và thu hồi sản phẩm sai lỗi.

>>>Đọc thêm: GSP là gì? Tiêu chuẩn GSP ứng dụng trong ngành dược

Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt GMP

Một doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn GMP sẽ cải thiện được cơ bản và toàn diện điều kiện vệ sinh an toàn của cơ sở sản xuất cũng như các hoạt động sản xuất và đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó các lợi ích theo sau mà GMP đem lại là:

– Đáp ứng các yêu cầu của thị trường, luật định.

– Tiêu chuẩn hóa điều kiện vệ sinh và hoạt động kiểm soát vệ sinh nhà xưởng, con người, sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng và sự an toàn của sản phẩm.

– Tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai HACCP, ISO 22000

– Giảm phần lớn nguy cơ ngộ độc, kiện cáo, phàn nàn của khách hàng

– Tăng cường uy tín, sự tin cậy, sự hài lòng của nhà phân phối, khách hàng;

– Cải thiện hoạt động tổng thể của doanh nghiệp.

Như vậy, tiêu chuẩn thực hành tốt GMP giúp cho sản phẩm đảm bảo chất lượng giúp cho sản phẩm được sản xuất một cách đồng nhất và được kiểm soát theo đúng các tiêu chuẩn phù hợp với mục đích sử dụng của chúng cũng như theo đúng các quy định của giấy phép lưu hành.

ITG: Đơn vị cung cấp giải pháp ERP chuyên sâu số 1 cho doanh nghiệp Dược:

Giới thiệu giải pháp: 3S ERP.iPHARMA: giải pháp giúp doanh nghiệp sản xuất dược kiểm soát toàn diện chất lượng nguyên liệu đầu vào, chất lượng trong quá trình sản xuất và chất lượng khi thành phẩm được đưa ra kênh phân phối, hỗ trợ doanh nghiệp Dược tuân thủ tiêu chuẩn GMP. Bạn nghĩ sao về cuộc gọi trong 15 phút để trao đổi sâu hơn với chuyên gia của chúng tôi về giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp Dược tăng trưởng toàn diện nhờ tối ưu hoạt động sản xuất. Hotline tư vấn giải pháp: 092.6886.855

 

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng