Phân biệt Scada và IIoT
Trong triển khai nhà máy thông minh, các khái niệm như SCADA và IIOT trở thành những công cụ quan trọng và không thể tách rời. Vậy chúng được hiểu là gì và có vai trò như thế nào trong mô hình nhà máy thông minh?
Tìm hiểu khái niệm SCADA và IIoT
SCADA viết tắt từ cụm Supervisory Control and Data Acquisition, được hiểu là hệ thống kiểm soát giám sát và thu thập dữ liệu, dùng để chỉ một bộ ứng dụng phần mềm công nghiệp có thể được cấu hình để hỗ trợ quản lý hầu hết mọi loại sản xuất quy trình liên tục hoặc rời rạc.
Trong khi đó, IIoT (Industrial Internet of Things) được hiểu là Internet vạn vật trong công nghiệp. Đây là mạng các thiết bị thông minh có khả năng tính toán riêng, được kết nối với các hệ thống dạng thu thập, giám sát, trao đổi và phân tích dữ liệu ở cấp độ ngành. Trọng tâm chính của IIoT là tập trung vào các ứng dụng công nghiệp như sản xuất, nhà máy điện, nông nghiệp, dầu khí.
Cả SCADA và IIoT đều liên quan đến cảm biến và thu thập dữ liệu
Đọc thêm: Đặc trưng của nhà máy thông minh trong bối cảnh hiện nay
Phân biệt SCADA và IIoT
Về cơ bản, cả SCADA và IIoT đều được sử dụng để nâng cao hiệu quả vận hành mô hình nhà máy bằng cách tích hợp bảo trì thông minh, cũng như giảm tổn thất, lỗi, tăng hiệu quả, giảm downtime và tăng tuổi thọ thiết bị. Trọng tâm của SCADA là giám sát và kiểm soát thu thập dữ liệu. Trong khi đó, IIoT tập trung hơn vào việc phân tích dữ liệu máy móc thiết bị để cải thiện năng suất và tác động đến dòng sản phẩm trong sản xuất. Dưới đây là 4 điểm khác biệt chính giữa SCADA và IoT trong công nghiệp:
SCADA | IIoT | |
Khả năng mở rộng | Trong các hệ thống SCADA, do cấu trúc truyền thống, khi số lượng người dùng tăng lên sẽ làm giảm hiệu suất một cách đáng kể từ máy móc tới khu vực quản lý. | IIoT có khả năng thu thập và xử lý một lượng lớn dữ liệu từ các cảm biến và cho phép kết nối bất kỳ hoạt động có liên quan bằng cách sử dụng các giao thức như MQTT, HTTPS, XMPP, COAP, REST… Điều này được xây dựng thông qua cấu trúc kết nối không máy chủ của IIoT. |
Phân tích dữ liệu | SCADA bị giới hạn lưu trữ dữ liệu tại khu vực nhà máy nhằm hỗ trợ các hoạt động truy xuất sau này. | IIoT liên quan đến việc lưu trữ dữ liệu để thực hiện các phân tích chuyên sâu nhằm dự đoán lịch trình bảo trì, giảm thời gian chết tổng thể và kéo dài tuổi thọ thiết bị. |
Tiêu chuẩn hóa | Hệ thống SCADA hầu hết sử dụng OPC để thu thập dữ liệu, đây là một tiêu chuẩn có nhược điểm là dựa trên công nghệ DCOM và các thiết bị hạn chế nhau trong việc kết nối với nhau. | Mục tiêu chính của IoT công nghiệp là chuẩn hóa mạng cảm biến, thu thập dữ liệu và tổng hợp. Các tiêu chuẩn IoT như OPC UA đã được sử dụng để xác định giao tiếp an toàn theo thời gian thực trong một nhà máy có các thiết bị điều khiển và cảm biến khác nhau từ các nhà cung cấp khác nhau. Bảo mật được đưa vào các tiêu chuẩn IoT với hỗ trợ MQTT, HTTPS, RAML… |
Khả năng tương tác | Trong hệ thống SCADA, các thiết bị không do cùng một nhà cung cấp sẽ gặp khó khăn trong việc tích hợp với nhau. Đôi khi, ngay cả các phiên bản khác nhau của cùng một nhà sản xuất cũng gặp thách thức trong việc tạo ra sự kết nối của các thiết bị. Do đó SCADA thường hướng đến các hoạt động riêng lẻ. | Hệ sinh thái IoT công nghiệp có các giao thức như MQTT cho phép các nền tảng giao tiếp trên các thiết bị bất kể nhà cung cấp nào. |
Cả SCADA và IIoT đều liên quan đến cảm biến và thu thập dữ liệu. Nếu doanh nghiệp đang có sẵn hệ thống SCADA, hệ thống này có thể tích hợp với IOT để thu thập dữ liệu từ máy với hệ thống thu thập dữ liệu. Vì SCADA không phải là một hệ thống điều khiển đầy đủ, thay vào đó là một hệ thống máy tính tập hợp và phân tích dữ liệu thời gian thực, rất hữu ích trong việc giám sát và kiểm soát nhà máy hoặc thiết bị công nghiệp. Bằng cách tận dụng sức mạnh và khả năng mở rộng của IoT, doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu để tạo ra một loạt các báo cáo như báo cáo hiệu quả tổng thể thiết bị, báo cáo dữ liệu sản xuất,…
Kết
Khái niệm SCADA và IIoT, mặc dù có những đặc tính riêng nhưng về tổng thể chúng có chung mục tiêu đó là liên tục tương tác và hỗ trợ nhau trong quá trình thu thập, tổng hợp và phân tích các dữ liệu quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp. Trong xu thế bùng nổ CNTT như hiện nay, triển khai các giải pháp công nghệ tiên tiến trên là xu thế không thể tách rời. Để được tư vấn sâu hơn và làm việc với chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Công nghệ số, doanh nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 092.6886.855
Đọc thêm: Tại sao ứng dụng IoT trong công nghiệp là bài toán sống còn của doanh nghiệp sản xuất