Ngành sản xuất dược phẩm hút đầu tư từ các DN trái ngành và nước ngoài
Thị trường Dược Việt Nam ngày càng phát triển, dự báo chi tiêu dành cho thuốc theo bình quân đầu người sẽ đạt 163 USD vào năm 2025. Việc đẩy mạnh hội nhập quốc tế thu hút nhiều doanh nghiệp (DN) ngoài ngành nhảy vào đầu tư. Khi đó “bức tranh” ngành sản xuất Dược phẩm tại Việt Nam sẽ phức tạp hơn, nếu doanh nghiệp Dược không có sự chuẩn bị chắc chắn về công nghệ và nâng cao hiệu quả cách thức quản lý sẽ “hụt hơi” trong cuộc đua gia tăng lợi nhuận.
Bức tranh ngành sản xuất dược phẩm Việt Nam tăng trưởng 2 con số
Ngành dược Việt Nam hiện đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ trong hơn 10 năm qua, đứng thứ 13 trên thế giới về tốc độ tăng trưởng. Năm 2017, ngành dược Việt Nam nhập khẩu trên 2,8 tỷ USD, tăng 10,1% so với năm 2016; năm 2018, giá trị nhập khẩu đạt khoảng 3 tỷ USD. Theo đánh giá của chuyên gia, ngành dược còn rất nhiều dư địa để phát triển trong năm 2019 và giai đoạn sắp tới.
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), từ năm 2010 đến nay, doanh thu ngành dược luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức 2 con số và được dự báo sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng này cho đến năm 2022. Tuy ngành dược trong nước đã có bước tiến mạnh mẽ, nhưng mới chỉ đáp ứng được 52,5% nhu cầu dược phẩm trong nước, số còn lại phải thông qua nhập khẩu.
Hiện ngành sản xuất Dược phẩm tại Việt Nam có khoảng 180 doanh nghiệp trong nước và DN FDI, khoảng 194 nhà máy thuộc 158 DN đạt chuẩn GMP- WHO (thực hành tốt sản xuất thuốc). Ngành sản xuất dược trong nước chủ yếu là các dạng bào chế đơn giản, sản xuất các loại thuốc generic (sản xuất trực tiếp tiêu thụ trong nước và gia công thuê cho các DN nước ngoài).
Sự cạnh tranh đến từ doanh nghiệp trái ngành và DN nước ngoài
Ngành sản xuất dược phẩm đang có sự cạnh tranh rất gay gắt không chỉ trong nội bộ ngành mà còn đến từ nhiều doanh nghiệp trái ngành có tiềm lực tài chính, hệ thống sản xuất, phân phối mạnh cũng lấn sân như: Vinamilk hợp tác với Công ty CP Dược Hậu Giang phát triển các loại thực phẩm chức năng. Công ty FPT Retail dấn thân vào lĩnh vực phân phối dược với hệ thống hệ thống nhà thuốc Long Châu, Thế giới di động mở chuỗi nhà thuốc An Khang, VinGroup ra mắt nhà thuốc VinFa …
Bên cạnh đó nhiều nhiều DN ngoại đã đầu tư vào ngành Dược Việt Nam với số vốn “khủng” có thể kể đến Tập đoàn Abbott (Mỹ) mua lại Công ty TNHH Dược phẩm Glomed của Việt Nam, và sở hữu 51,69% cổ phần tại Công ty Xuất nhập khẩu y tế Domesco. Tập đoàn dược phẩm lớn thứ hai Ba Lan là Adamed Group đã thâu tóm 70% cổ phần của Công ty Dược Đạt Vi Phú (Davipharm).Tập đoàn Sanofi (Pháp) đầu tư vốn vào Tổng công ty Dược Việt Nam (Vinapharm)….
Cơn sốt đầu tư vào ngành dược từ khâu sản xuất đến phân phối đang khiến các doanh nghiệp trong và ngoài nước đứng trước một cuộc đua đầy cam go. Miếng bánh thị trường ngành dược phẩm không hề dễ ăn nếu các doanh nghiệp không có chiến lược chậm đổi mới sẽ tụt lại phía sau. Có thể nói dù thế giới đã chuyển sang cách mạng công nghiệp 4.0 tuy nhiên nhiều doanh nghiệp Dược tại Việt Nam vẫn chủ yếu áp dụng hình thức quản lý 3.0 thậm chí 2.0. Với cách thức quản lý thủ công dẫn đến những thách thức lớn trong việc chuẩn hóa quy trình sản xuất, thu thập thông tin thị trường; quản lý hoạt động kinh doanh…
3S ERP. iPHARMA: giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp dược nâng tầm quản trị
Để bắt nhịp được xu hướng này, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng đổi mới phương thức quản lý, áp dụng hệ thống phần mềm ERP trong điều hành. Hiện nay trên thị trường có một phần mềm quản trị chuyên sâu dành riêng cho ngành dược phẩm đó là phần mềm 3S ERP. iPHARMA.
Chia sẻ với chúng tôi Ông Tống Viết Phải – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dược – Thiết bị Y tế Đà Nẵng (Dapharco) cho biết: “Thách thức với quản lý kênh phân phối là đánh giá đúng năng lực, chuẩn hóa quy trình làm việc của các trình dược viên; Quản lý chương trình trưng bày sản phẩm tại điểm bán; và thu thập thông tin thị trường, doanh số, độ phủ chính xác, kịp thời để ra quyết định kinh doanh. Việc quản lý phân phối – bán hàng thủ công bằng các công cụ đơn giản như file Excel cho thấy nhiều bất cập, làm tốn thời gian, phát sinh thêm chi phí, khó kiểm soát tình hình bán hàng cũng như hiệu quả các chương trình khuyến mãi, trưng bày, tích lũy, không theo kịp công tác trưng bày tại kênh OTC. Do vậy, Dapharco đã ứng dụng là phần mềm 3S ERP. iPharma để nâng cao hiệu quả quản trị, kết nối thông tin để tăng cường tính phối hợp giữa nhà cung cấp và kênh phân phối từ đó nâng cao hiệu suất làm việc và cải thiện kết quả kinh doanh rõ nét”.
Theo đó phần mềm 3S ERP. iPharma hỗ trợ doanh nghiệp dược:
- Giám sát trình dược viên trên bản đồ số GPS: Toàn bộ thông tin về vị trí, thời gian làm việc, lộ trình di chuyển đều được cập nhật theo thời gian thực
- Định danh được khách hàng/ nhà thuốc qua tọa độ, hình ảnh. Lịch sử giao dịch của khách hàng được lưu trữ và truy xuất dễ dàng giúp để trình dược viên mới nhanh chóng nắm bắt công việc
- Đánh giá chương trình trưng bày trực tuyến để nhân sự quản lý marketing có thể theo dõi sát sao diễn biến thị trường…
- Mỗi điểm bán đều có thể “nói chuyện” trực tuyến với các nhà quản lý của công ty dược, biết rõ hoạt động mua vào – bán ra – tồn kho, tình hình trưng bày tại từng cửa hiệu thuốc, tình hình phục vụ của các trình dược viên từ đó cải tiến chiến thuật kinh doanh kịp thời.
Đối với ngành sản xuất dược phẩm phần mềm 3S ERP. iPharma còn là công cụ hiệu quả để kiểm soát kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản xuất theo chuẩn GMP, góp phần tối ưu nguồn lực con người, máy móc thiết bị, tồn kho, tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chuẩn hóa thành các quy trình có tính tích hợp cao, đảm bảo tiêu chuẩn GMP, giúp các bộ phận tuân thủ, phối hợp công việc
- 3S ERP. iPharma hỗ trợ doanh nghiệp dược trong Quản lý công thức sản xuất, tính toán giá thành sản phẩm, lập kế hoạch sản xuất
- Quản lý quy trình Cập nhật cảnh báo lỗi phát sinh trong quá trình sản xuất
- Quản lý tồn kho: theo số lô, hạn dùng của nguyên liệu, thành phẩm, Quản lý theo dõi nhiệt độ kho GSP, Quản lý kho theo vị trí.
- Tạo luồng thông tin, dữ liệu đồng nhất tin cậy nhanh chóng để ban lãnh đạo đưa ra quyết định kịp thời
- Giúp tiết kiệm thời gian lưu trữ và quản lý giấy tờ liên quan đến hồ sơ lô sản xuất vì mọi thông tin được số hóa trên phần mềm.
Số hóa ngành sản xuất dược phẩm với phần mềm 3S ERP. iPharma
Phần mềm được nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam ứng dụng như: Traphaco, Dapharco, Dược Hà Tây, Nam Dược…
Bạn nghĩ sao về một cuộc gọi trong 15 phút để trao đổi sâu hơn về giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp Dược quản trị toàn diện các hoạt động từ sản xuất và phân phối? Hãy gọi cho chuyên gia của chúng tôi: 0986.196.838 để được tư vấn.