bài Viết

Bí quyết nâng cao năng lực sản xuất trong nhà máy

17/08/2023

Cân đối năng lực sản xuất hợp lý và đảm bảo năng lực sản xuất ổn định sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực hợp lý hơn, nâng cao năng suất và tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Vậy làm thế nào để nâng cao năng lực sản xuất cho nhà máy? Cùng tìm hiểu trong phần dưới đây!

Vì sao doanh nghiệp cần quản lý tốt năng lực sản xuất?

Để hiểu rõ ràng hơn về tầm quan trọng của năng lực sản xuất trong doanh nghiệp, trước tiên, chúng ta cần phải hiểu rõ “Năng lực sản xuất là gì?”

Năng lực sản xuất là khả năng sản xuất tối đa của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định (thường được đo bằng giờ, ngày, tuần hoặc tháng) với sự trợ giúp của những nguồn lực sẵn có.

Quản lý tốt năng lực sản xuất mang lại nhiều lợi thế cho doanh nghiệp

Quản lý tốt năng lực sản xuất mang lại nhiều lợi thế cho doanh nghiệp

Chỉ số này có thể được áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau (Ví dụ: Một phân xưởng, một dây chuyền, một công đoạn, toàn bộ hệ thống sản xuất trong một nhà máy,…) và đo lường bằng nhiều cách: Số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một ngày/tháng/quý, tổng lượng sản phẩm được sản xuất trong năm hay tổng giá trị của sản phẩm được sản xuất trong năm,…

Doanh nghiệp cần quản lý tốt năng lực sản xuất bởi các lý do sau đây:

  • Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch: Cùng với nhu cầu nguyên vật liệu (MRP), nhu cầu sản xuất, dự báo đơn hàng,… năng lực sản xuất của nhà máy cũng là một trong những dữ kiện quan trọng giúp nhà quản lý tính toán và đưa ra kế hoạch sản xuất tổng thể chính xác.
  • Nâng cao hiệu suất: Bằng cách tính năng lực sản xuất chính xác và áp dụng hiệu quả các phương pháp quản lý chất lượng, quản lý rủi ro, quản lý quy trình,… doanh nghiệp có thể tối ưu hóa hiệu suất làm việc của nhà máy và tiết giảm chi phí cho hoạt động sản xuất.
  • Quản lý hiệu quả các nguồn lực: Quản lý năng lực sản xuất tốt sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa các nguồn lực trong nhà máy (máy móc, thiết bị, nhân công,…), tránh tình trạng thừa/thiếu năng lực sản xuất và giảm thời gian chết.
  • Đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng: Doanh nghiệp có thể dựa vào chỉ số năng lực sản xuất để dự kiến thời gian giao hàng chính xác hơn, giảm bớt sự không chắc chắn trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, dữ liệu về năng lực sản xuất còn giúp công ty sản xuất số lượng sản phẩm cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, từ đó đảm bảo sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng.
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh: Năng lực sản xuất được tính toán càng chi tiết, chính xác càng tốt vì ban lãnh đạo có thể dựa vào số liệu này để nắm rõ hơn về thực trạng sản xuất của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định đầu tư cơ sở hạ tầng hay ứng dụng công nghệ hợp lý, từ đó, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.

Xem thêm: Nhà máy thông minh – Mô hình kiến trúc và đặc trưng cơ bản

Công thức tính năng lực sản xuất

Để tính toán chính xác năng lực sản xuất của nhà máy, doanh nghiệp cần xem xét 3 yếu tố chính là: Thời gian sản xuất, hiệu quả của thiết bị và sự sẵn có của lao động.

Công thức tính năng lực sản xuất chính xác cho doanh nghiệp sản xuất

Công thức tính năng lực sản xuất chính xác cho doanh nghiệp sản xuất

  • Thời gian sản xuất khả dụng là tổng thời gian hoạt động của nhà máy/thời gian sản xuất thực của nhà máy trong một khoảng thời gian nhất định (ngày, tuần, tháng,…) sau khi đã trừ đi thời gian chết
  • Hiệu quả thiết bị là tỷ lệ phần trăm thời gian mà thiết bị hoạt động với tổng công suất. Hiệu quả thiết bị được tính bằng cách chia tổng thời gian hoạt động của thiết bị cho thời gian sản xuất có sẵn.
  • Tính khả dụng của lao động là số lượng công nhân có thể tham gia vào quá trình sản xuất

Dựa vào 3 yếu tố này, ta có cách tính năng lực sản xuất như sau:

Năng lực sản xuất = Thời gian sản xuất khả dụng x Hiệu suất thiết bị x Số lượng công nhân 

Ví dụ: Một cơ sở sản xuất hoạt động 8 giờ mỗi ngày và thời gian sản xuất khả dụng là 7 giờ sau khi tính đến thời gian bảo trì theo lịch trình. Thiết bị có hiệu suất 80% và có 5 công nhân sẵn sàng sản xuất. Năng lực sản xuất có thể được tính như sau:

Năng lực sản xuất = 7 giờ x 80% x 5 công nhân = 28 đơn vị mỗi ngày 

Do đó, nhà máy có thể sản xuất tối đa 28 sản phẩm mỗi ngày dựa trên các nguồn lực sẵn có và hiệu quả sản xuất.

Xem thêm: Phần mềm quản lý sản xuất cho nhà máy

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sản xuất

Để quản lý năng lực sản xuất hiệu quả, doanh nghiệp cần dựa vào 3 yếu tố chính là: Nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và quy trình quản lý sản xuất.

Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc cấu thành nên năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Yếu tố này được đánh giá dựa trên hai tiêu chí chính là số lượng và chất lượng.

Nhân lực có ảnh hưởng đáng kể đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp

Nhân lực có ảnh hưởng đáng kể đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp

Trong đó, số lượng lao động sẽ ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tổng thể, còn chất lượng lao động lại liên quan đến kỹ năng, trình độ và hiệu suất làm việc của công nhân. Do đó, để nâng cao năng lực sản xuất, doanh nghiệp cần tổ chức các buổi đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn của nhân viên; đồng thời có các kế hoạch tuyển dụng, bổ sung nhân sự (nếu cần).

Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng hay cụ thể hơn là máy móc, dây chuyền, thiết bị, công nghệ,… được ứng dụng trong nhà máy cũng là một trong những yếu tố quyết định năng lực sản xuất của nhà máy.

Doanh nghiệp muốn tối ưu hóa năng lực sản xuất cần thường xuyên đánh giá trạng thái, hiệu suất hoạt động và khả năng làm việc của các thiết bị, máy móc trong nhà máy. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể ứng dụng thêm các công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất để gia tăng hiệu quả.

Quy trình quản lý và tổ chức sản xuất

Để quản lý năng lực sản xuất hiệu quả, doanh nghiệp không thể bỏ qua việc xây dựng quy trình quản lý và tổ chức sản xuất. Khi các quy trình quản lý và việc tổ chức, phân công công việc giữa các bộ phận, phòng ban, chức danh được thể rõ ràng, hợp lý, doanh nghiệp sẽ tối ưu hóa được việc sử dụng tài nguyên và tăng cường năng lực sản xuất chung.

Quy trình quản lý và tổ chức sản xuất đóng vai trò quan trọng

Quy trình quản lý và tổ chức sản xuất đóng vai trò quan trọng

Ngoài ba yếu tố trên, một số vấn đề khác cũng có thể làm ảnh hưởng đến năng lực sản xuất của nhà máy như: Nguyên vật liệu, thời gian sản xuất, quy mô và khả năng mở rộng,…

Giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất

Sử dụng các phương pháp tính toán năng lực sản xuất thủ công không chỉ khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian mà mức độ linh hoạt còn thấp, không phù hợp với bối cảnh thị trường liên tục thay đổi như hiện nay. Trước thách thức đó, nhiều doanh nghiệp đã tìm đến các ứng dụng công nghệ 4.0 hiện đại để giải quyết bài toán quản lý năng lực trong nhà máy. Trong đó, 3S SPS là giải pháp tính toán và cân đối năng lực sản xuất tối ưu cho nhà máy được nhiều doanh nghiệp sử dụng.

3S SPS là giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất

3S SPS là giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất

3S SPS là hỗ trợ tính toán và cân đối năng lực sản xuất trong nhà máy để phù hợp với kế hoạch sản xuất tổng thể, giúp nhà quản lý sắp xếp lịch sản xuất hợp lý, từ đó nâng cao năng suất hoạt động, giảm thiểu lãng phí trong sản xuất.

Cụ thể, hệ thống sẽ tính toán nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp (số lượng thành phẩm, bán thành phẩm, các công đoạn cần phải thực hiện,…) dựa trên các dữ liệu đầu vào như: Dự báo bán hàng (Sales Forecast), đơn hàng bán (Sales Order), lịch giao hàng (Delivery Order),… Sau đó, 3S SPS sẽ cân đối các nguồn lực (máy móc thiết bị, nhân công, công cụ dụng cụ,…) và điều kiện sản xuất để đưa ra kế hoạch sản xuất tổng thể khả thi theo ngày, tuần, tháng. Bên cạnh đó, hệ thống cũng sẽ tính toán nhu cầu nguyên vật liệu đầu vào cần thiết để đáp ứng kế hoạch sản xuất.

Có thể thấy, việc quản lý năng lực sản xuất hiệu quả đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao tiến độ sản xuất và tối ưu hóa nguồn lực. Doanh nghiệp có nhu cầu cải thiện năng lực sản xuất có thể liên hệ hotline 092.6886.855 để được tư vấn chi tiết hơn.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng