Go-live dự án triển khai giải pháp nhà máy thông minh 3S iFACTORY tại Bao bì Thiên Hà
Cuối tháng 8 vừa qua, dự án nhà máy thông minh 3S iFACTORY đã được go-live chính thức tại Công ty CP Bao bì nhựa Thiên Hà. Đưa hệ thống vào vận hành, Thiên Hà kỳ vọng có thể tận dụng tối đa tiềm năng công nghệ để hiện thực hóa chiến lược phát triển tổng thể doanh nghiệp giai đoạn 2020 – 2025.
Hệ thống máy móc hiện đại tại Công ty CP Bao bì nhựa Thiên Hà
Là doanh nghiệp có 18 năm tuổi đời với hai nhà máy sản xuất bao bì đặt tại Hưng Yên và Long An được trang bị hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại nhập khẩu hoàn toàn từ Đức, Ý, Tây Ban Nha,… Thiên Hà hiện đang là nhà cung cấp bao bì chủ đạo của nhiều thương hiệu nổi tiếng như: Bánh kẹo Hữu Nghị, mỳ Paldo (Hàn Quốc), Bột Canh Hải Châu, Dorco – Nhà sản xuất dao cạo râu thứ 2 thế giới.
Sự tăng trưởng nhanh cả về quy mô và nhân sự đòi hỏi Thiên Hà phải nâng cao năng lực quản lý và vận hành doanh nghiệp, vì vậy Thiên Hà quyết định tận dụng tiềm năng công nghệ với giải pháp nhà máy thông minh 3S iFACTORY.
Với sự đồng hành của ITG, Thiên Hà mong muốn chuyển đổi số toàn diện nhà máy, giảm thiểu các tác vụ thủ công và tối ưu các mục tiêu S-Q-C-D (Tốc độ – Chất lượng – Chi phí – Tiến độ).
Giao diện màn hình OI được thiết kế trực quan để sử dụng cho hiện trường sản xuất
Được thiết kế phù hợp với đặc thù sản xuất và các bài toán tại doanh nghiệp, khi đưa vào hoạt động, mục tiêu dự án 3S iFACTORY tại Thiên Hà hướng tới là số hóa các quy trình cốt lõi, hình thành dòng chảy thông tin theo chiều dọc (từ tầng sản xuất đến tầng quản trị) và chiều ngang (giữa các bộ phận chức năng). Tại cuối mỗi công đoạn trong quy trình sản xuất, giải pháp thiết kế màn hình OI nhằm ghi nhận thời gian bắt đầu, kết thúc, dừng nghỉ, nguyên nhân lỗi, nhân sự vận hành của từng lệnh sản xuất và thống kê sản lượng. Người quản lý có thể nắm được tình hình sản xuất theo thời gian thực.
Đối với các công việc như kiểm kê kho, kiểm tra chất lượng, hệ thống được kỳ vọng tối ưu quy trình nghiệp vụ. Thông tin về nguyên vật liệu/bán thành phẩm/thành phẩm sẽ được ghi nhận liên tục từ đầu vào đến đầu ra tạo nên “bản đồ số” giúp truy xuất thông tin sản phẩm và nhìn ra các vấn đề tiềm ẩn để xử lý kịp thời và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Chia sẻ về quá trình triển khai giải pháp, Quản trị dự án ITG cho biết: “Nhờ có sự đồng hành và quyết tâm cao của Ban lãnh đạo Thiên Hà, dự án đã không chỉ chú trọng đến công nghệ, mà còn thúc đẩy khả năng “chuyển đổi”. Chuyển đổi ở đây là về văn hóa, thói quen nhằm đẩy nhanh quá trình đưa hệ thống vào vận hành. Dự án được phân ra từng phần chi tiết, thuận lợi cho việc triển khai để đạt được những thành quả bước đầu, từ đây cổ vũ cho đội ngũ áp dụng công nghệ trên toàn hệ thống.”
Theo lộ trình kế hoạch, sau khi triển khai giải pháp nhà máy thông minh 3S iFACTORY cho nhà máy đặt tại Hưng Yên, Thiên Hà sẽ tiếp tục triển khai hệ thống này cho nhà máy tại Long An trong thời gian tới.