CRM System là gì? Ứng dụng của CRM với doanh nghiệp
Khách hàng chính là nhân tố tạo nên sự thành công của một doanh nghiệp. Thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với với khách hàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự thành công của mỗi công ty. CRM System chính là tất cả những gì doanh nghiệp cần để quản lý tốt nguồn khách hàng tiềm năng. Vậy Crm system là gì? Hãy cùng ITG đi tìm lời câu trả lời cho câu hỏi này nhé.
Định nghĩa về CRM System là gì?
CRM là viết tắt của từ Customer Relationship Management, một phần mềm cho phép doanh nghiệp quản lý các thông tin của khách hàng như: Thông tin liên lạc, nhu cầu khách hàng, lịch sử mua sắm… nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn. Một CRM System đơn giản là một phần mềm theo dõi các dữ liệu của khách hàng. Tuy nhiên, một hệ thống phức tạp hơn lại đòi hỏi sự kết hợp các yếu tố: thông tin, nhân lực, chính sách và các nỗ lực của công ty nhằm thu hút cũng như gìn giữ khách hàng.
CRM System cho phép tạo các chiến lược của các công ty thông qua việc phân tích đánh giá nhu cầu và thói quen của khách hàng từ đó có những phương pháp tiếp cận và giao tiếp với khách hàng một cách có hệ thống và hiệu quả. Thông qua các dữ liệu phân tích khách hàng doanh nghiệp có thể đề ra những chiến lược chăm sóc khách hàng hợp lý. Ngoài ra, thông qua những báo cáo tổng hợp từ Crm System doanh nghiệp còn có thể xử lý các vấn đề vướng mắc của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Đọc thêm: Những điều bạn cần lưu ý để áp dụng CRM đạt hiệu quả
Những chức năng của Crm System
- Chức năng quản lý khách hàng: CRM sẽ giúp doanh nghiệp lưu thông tin khách hàng, thói quen, sở thích…xác định có những khách hàng nào thường xuyên quan hệ với công ty, công ty có những cuộc hẹn làm việc với khách hàng nào, khách hàng là đối tác liên quan tới kế hoạch nào cần ưu tiên…
- Quản lý dự án: CRM cho phép khai báo và quản lý thông tin cần thiết về những dự án mà công ty bạn cần lập kế hoạch và triển khai. Cùng với những thông tin chính về dự án, bạn có thể quản lý danh sách các thành viên tham gia dự án, họ thuộc các công ty nào, tiến trình công việc diễn ra như thế nào, thời điểm các cuộc hẹn ra sao, các hợp đồng nào cần ký kết…. Bạn cũng có thể phân chia dự án thành các dự án nhỏ hơn và lên lịch trình thực hiện chúng.
- Chức năng lập kế hoạch: CRM giúp bạn bố trí lịch làm việc cho cá nhân, cho tập thể gồm: lịch hàng ngày, lịch hàng tuần và lịch hàng tháng.
- Chức năng Quản lý việc liên lạc: CRM cho phép quản lý và theo dõi các cuộc gọi điện thoại trong công ty, giúp bạn đặt được kế hoạch vào những thời gian nào cần gọi cho ai, gọi trong bao lâu.
- Chức năng Lưu trữ và cập nhập: CRM cho phép bạn đọc và lưu trữ bất kì dạng văn bản gì, nhờ đó, người sử dụng hệ thống CRM có thể chia sẻ với nhau về các tài liệu dùng chung, những tài liệu cần cho mọi người tham khảo. Đặc biệt khi nhân viên đi công tác xa, vẫn sử dụng được một cách dễ dàng kho tài liệu chung của công ty mình, đồng thời có thể gửi vào đó những hồ sơ tài liệu mới cho đồng nghiệp bất chấp khoảng cách địa lý…
- Chức năng Quản lý hợp đồng: CRM cho phép quản lý danh sách các hợp đồng kèm theo, dù đó là những nguyên bản hợp đồng lưu dưới dạng PDF.
- Chức năng Quản trị: CRM cho phép các nhà quản trị công ty xác lập vai trò và vị trí của những nhân viên bán hàng, nhân viên quan hệ khách hàng, qua đó quản lý và phát huy hết vai trò của họ.
Lợi ích của Crm System là gì?
Lợi ích của Crm System là gì? Crm System mang đến một phương pháp tiếp cận khách hàng hiệu quả dựa trên phân tích về hành vi, thói quen của khách hàng giúp doanh nghiệp:
– Nâng cao hiệu quả của trung tâm hỗ trợ khách hàng
– Trợ giúp nhân viên bán hàng thực hiện đơn hàng một cách nhanh nhất
– Đơn giản hoá tiến trình tiếp thị và bán hàng
– Phát hiện các khách hàng mới
– Tăng doanh thu từ khách hàng các chức năng của một hệ thống CRM
Nhờ hệ thống CRM, nhân viên giao dịch sẽ dễ dàng nhận ra nhiều đối tượng khách hàng, phối hợp với các bộ phận kỹ thuật khác trong công ty thực hiện các hoạt động maketing, bán hàng và cung cấp dịch vụ phù hợp, nhằm tối ưu hoá lợi nhuận và mang lại sự thoả mãn cao nhất cho khách hàng. CRM còn giúp ban lãnh đạo công ty xem xét, đánh giá hiệu quả công việc của các nhân viên để đưa ra được các chính sách khen thưởng hoặc kỷ luật.
Xem thêm: So sánh CRM và ERP: Nên chọn hệ thống nào để quản trị doanh nghiệp?
Bài viết trên đã giúp bạn tìm câu trả lời cho câu hỏi Crm System là gì? Hy vọng với những thông tin trên bạn sẽ có cái nhìn tổng quát về các chức năng cần phải có của một hệ thống CRM. Nếu bạn cần quản lý khách hàng thúc đẩy doanh số bán hàng, hoạt động marketing doanh nghiệp và dịch vụ khách hàng thì phần mềm Crm System chính là giải pháp dành cho bạn.