Carbon footprint là gì? Cách tính và giảm thiểu dấu chân carbon trong sản xuất
Việc hiểu rõ về carbon footprint giúp mỗi cá nhân và doanh nghiệp nhận thức được trách nhiệm bảo vệ môi trường và từ đó áp dụng các biện pháp phù hợp. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về carbon footprint và cách thức giảm thiểu dấu chân carbon để bảo vệ Trái Đất khỏi biến đổi khí hậu.
Carbon footprint là gì?
Carbon footprint (dấu chân carbon) là tổng lượng khí CO2 và các khí nhà kính khác (CH4, N2O, O3, khí CFC…) phát thải ra môi trường từ các hoạt động của con người (sinh hoạt, sản xuất, tiêu thụ năng lượng…).
Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, carbon footprint thể hiện tổng lượng khí thải carbon phát sinh từ toàn bộ quá trình sản xuất, bao gồm khai thác nguyên liệu thô, chế biến, vận chuyển, sử dụng và thải bỏ sản phẩm.
Mỗi hành động từ việc di chuyển, sử dụng điện cho đến việc tiêu dùng thực phẩm đều tạo ra một lượng khí nhà kính nhất định. Chính vì vậy, hiểu rõ về dấu chân carbon góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu ảnh hưởng của chúng đối với môi trường.
Xem thêm: Kiểm kê khí nhà kính là gì? Danh sách các doanh nghiệp cần kiểm kê khí nhà kính

Hoạt động sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng Carbon Footprint
Các nguồn phát thải carbon từ hoạt động sản xuất
Tiêu thụ điện năng
Hoạt động sản xuất cần tiêu thụ một lượng điện năng lớn để vận hành máy móc, thiết bị và duy trì môi trường làm việc. Nhiều nhà máy điện vẫn phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch như than đá và khí đốt tự nhiên, và khi điện được truyền tải đến các nhà máy sản xuất, lượng khí CO2 phát ra từ quá trình sản xuất điện này sẽ được tính vào lượng phát thải carbon của hoạt động sản xuất đó.

Theo nghiên cứu tổ chức 8 Billion Trees, than đá nguồn năng lượng tạo ra phát thải khí nhà kính nhiều nhất
Quy trình sản xuất đặc thù
Nhiều ngành công nghiệp như sản xuất xi măng, thép và hóa chất có quy trình sản xuất tạo ra khí CO2 như một phần không thể tránh khỏi của phản ứng hóa học. Chẳng hạn, sản xuất xi măng thải ra CO2 trong quá trình nung vôi, chiếm khoảng 7 – 8% tổng lượng CO2 toàn cầu.
Chuỗi cung ứng và vận chuyển
Carbon footprint của sản phẩm không chỉ bao gồm khí thải từ nhà máy mà còn từ toàn bộ chuỗi cung ứng. Việc khai thác nguyên liệu thô, vận chuyển nguyên liệu đến nhà máy và phân phối sản phẩm cuối cùng đều tạo ra phát thải. Theo McKinsey, chuỗi cung ứng chiếm tới 80% tổng lượng phát thải GHG của các công ty.
Tầm quan trọng của giảm thiểu dấu chân carbon trong doanh nghiệp sản xuất
Việc giảm thiểu carbon footprint giúp doanh nghiệp sản xuất:
- Nâng cao khả năng đáp ứng với các tiêu chuẩn và quy định quốc tế: Nhiều quốc gia trên thế giới có quy định và tiêu chuẩn nghiêm ngặt về carbon footprint đối với sản phẩm nhập khẩu. Doanh nghiệp có dấu chân carbon thấp sẽ dễ dàng vượt qua các vòng kiểm định và tận dụng các chính sách ưu đãi tốt hơn.
- Tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả: Bằng cách giảm tiêu thụ năng lượng và tiêu thụ nguyên liệu, doanh nghiệp có thể giảm đáng kể chi phí sản xuất, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Nâng cao hình ảnh và uy tín thương hiệu: Doanh nghiệp có cam kết giảm carbon footprint sẽ tạo dựng hình ảnh tích cực, thu hút khách hàng và đối tác quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường
- Góp phần vào sự phát triển bền vững: Việc giảm thiểu dấu chân carbon của các doanh nghiệp sản xuất góp phần lớn vào công cuộc bảo vệ môi trường, đây là hành động cần thiết để duy trì sự phát triển bền vững của xã hội.
Có thể bạn quan tâm: Net Zero là gì? Doanh nghiệp cần làm gì để đạt mục tiêu Net Zero

Giảm thiếu dấu chân carbon là hành động cần thiết để giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp
Cách tính Carbon footprint
Tính toán dấu chân carbon là một bước quan trọng giúp doanh nghiệp nhận diện và hiểu rõ tác động của hoạt động sản xuất, kinh doanh lên môi trường. Dưới đây là các bước cơ bản để tính toán dấu chân carbon doanh nghiệp tham khảo.
Bước 1: Xác định phạm vi tính toán
Doanh nghiệp cần xác định các phạm vi hoạt động có liên quan đến dấu chân carbon. Các phạm vi này bao gồm:
- Phạm vi 1 (Hoạt động trực tiếp): Phát thải trực tiếp từ các nguồn mà doanh nghiệp kiểm soát, ví dụ như việc đốt nhiên liệu hóa thạch cho sản xuất, hoặc sử dụng phương tiện vận tải.
- Phạm vi 2 (Hoạt động gián tiếp): Phát thải gián tiếp từ việc tiêu thụ năng lượng đã mua (điện, nước, hơi lạnh…)
- Phạm vi 3 (Chuỗi giá trị): Phát thải gián tiếp từ các hoạt động trong chuỗi cung ứng, bao gồm việc sản xuất nguyên liệu, vận chuyển hàng hóa, và các dịch vụ liên quan.

Cần xác định rõ nguồn phát thải của doanh nghiệp để lấy được phạm vi tính toán carbon footprint chính xác
Bước 2: Thu thập dữ liệu cần thiết
Thu thập các dữ liệu liên quan đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong các phạm vi đã xác định. Những dữ liệu này có thể bao gồm:
- Lượng nhiên liệu sử dụng
- Số lượng điện tiêu thụ
- Lượng nước tiêu thụ
- Lượng chất thải phát sinh
- Lượng hàng hóa vận chuyển
- Số liệu về nguyên vật liệu tiêu thụ
Bước 3: Lựa chọn phương pháp tính toán
Có nhiều phương pháp tính toán dấu chân carbon, mỗi phương pháp sẽ phù hợp với đặc điểm của từng doanh nghiệp. Trong đó, 3 phương pháp phổ biến nhất gồm:
- Phương pháp tính toán dựa trên lượng năng lượng tiêu thụ
- Phương pháp dựa trên tổng phát thải khí nhà kính
- Phương pháp tính toán dựa trên chuỗi giá trị sản xuất
Bước 4: Thực hiện tính toán
Sau khi thu thập đủ dữ liệu và chọn phương pháp tính toán phù hợp, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ tính toán dấu chân carbon chuyên dụng hoặc nhờ các chuyên gia tư vấn hỗ trợ.

Việc tính toán carbon footprint không còn là trở ngại với các doanh nghiệp nhờ các công cụ hỗ trợ đắc lực
Bước 5: Phân tích kết quả và đưa ra giải pháp
Tiến hành phân tích và xác định các nguồn phát thải chính từ kết quả tính toán dấu chân carbon được trả về. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể đưa ra các giải pháp để giảm thiểu khí thải, như:
- Tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng
- Chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo
- Giảm thiểu chất thải và tái chế
- Lựa chọn nguyên vật liệu thân thiện với môi trường
- Tăng cường nhận thức và đào tạo nhân viên về bảo vệ môi trường
Bằng cách tính toán và giảm thiểu dấu chân carbon, doanh nghiệp không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn nâng cao hình ảnh thương hiệu và khả năng cạnh tranh khi gia nhập thị trường quốc tế.
Tác động của carbon footprint đối với đối với doanh nghiệp sản xuất
Rủi ro về quy định và chi phí tuân thủ
Nhiều quốc gia trên thế giới đang tăng cường áp dụng các quy định về khí thải carbon đối với hàng hóa nhập khẩu, bao gồm thuế carbon, hệ thống cap-and-trade và một số tiêu chuẩn khác. Tại Châu Âu, Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon (CBAM) đang được triển khai, đánh thuế lên hàng nhập khẩu có carbon footprint cao. Các doanh nghiệp có lượng khí thải cao sẽ khó gia nhập vào thị trường quốc tế và có nguy cơ đối mặt với các khoản phạt tiềm ẩn.
Tăng chi phí hoạt động
Mức giá năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch ngày càng tăng do khan hiếm tài nguyên và các chính sách môi trường. Doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào các nguồn năng lượng này sẽ phải đối mặt với chi phí sản xuất cao hơn, làm giảm lợi nhuận và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Rủi ro về uy tín thương hiệu
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến tính bền vững của sản phẩm. Theo một khảo sát của Nielsen, 73% người tiêu dùng toàn cầu sẵn sàng thay đổi thói quen tiêu dùng để giảm tác động đến môi trường. Doanh nghiệp có carbon footprint cao có nguy cơ mất những khách hàng và đối tác kinh doanh coi trọng vấn đề môi trường.

Theo báo cáo của Nielsen, người tiêu dùng sẵn sàng trả chi phí thêm cho những sản phẩm/ dịch vụ thuộc doanh nghiệp có trách nhiệm với môi trường
Khó khăn trong tiếp cận vốn
Ngày càng nhiều nhà đầu tư và tổ chức tài chính chú trọng đến yếu tố ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) khi đưa ra quyết định đầu tư. Do đó, các doanh nghiệp có dấu chân carbon lớn sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn hoặc phải trả lãi suất cao hơn.
Mất cơ hội kinh doanh
Nhiều tập đoàn lớn như: Apple, Microsoft, Walmart… đang yêu cầu nhà cung cấp phải đáp ứng các mục tiêu giảm phát thải. Doanh nghiệp không đáp ứng được các yêu cầu này có thể bị loại khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu.
Phương pháp giảm thiểu carbon footprint cho doanh nghiệp sản xuất
Giảm thiểu carbon footprint là một trong những mục tiêu quan trọng mà các doanh nghiệp sản xuất hiện nay hướng đến. Việc cắt giảm lượng khí thải carbon không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp, bao gồm tiết kiệm chi phí năng lượng và nâng cao hình ảnh thương hiệu. Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp sản xuất giảm thiểu carbon footprint của mình:
Sử dụng phần mềm quản lý năng lượng
Phần mềm quản lý năng lượng giúp doanh nghiệp theo dõi và phân tích dữ liệu tiêu thụ năng lượng theo thời gian thực, từ đó xác định các khu vực lãng phí và tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng trong tổ chức. Bên cạnh đó, phần mềm cũng hỗ trợ doanh nghiệp lập kế hoạch và triển khai các biện pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả để giảm lượng khí thải nhà kính.
Phần mềm quản lý năng lượng EMS của ITG được thiết kế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện công cuộc chuyển đổi xanh và các trách nhiệm ESG, hướng đến phát triển sản xuất bền vững. Phần mềm có thể:
- Số hóa quy trình thu thập dữ liệu môi trường
- Đo lường, giám sát và quản lý nguồn năng lượng tổng thể
- Phân tích xu hướng tiêu thụ năng lượng theo từng khung giờ
- So sánh mức tiêu thụ năng lượng với quá khứ
- Cảnh báo các vấn đề bất thường về năng lượng

Phần mềm quản lý năng lượng EMS nằm trong hệ sinh thái chuyển đổi số nhà máy thông minh của ITG Technology
Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo
Doanh nghiệp sản xuất có thể giảm lượng khí thải carbon bằng cách chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió hoặc năng lượng tạo sinh thay vì sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Đây là một trong những giải pháp bền vững giúp giảm thiểu carbon footprint mà nhiều doanh nghiệp đã áp dụng thành công.
Cải thiện quy trình sản xuất và tối ưu hóa sử dụng năng lượng
Một trong những cách đơn giản nhưng hiệu quả để giảm carbon footprint là nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong quá trình sản xuất. Điều này có thể được thực hiện bằng cách thay thế các thiết bị lạc hậu, nâng cấp các hệ thống máy móc, hoặc áp dụng các công nghệ sản xuất tiết kiệm năng lượng. Việc sử dụng năng lượng hiệu quả giúp giảm bớt sự tiêu thụ và phát thải carbon.
Tăng cường tái chế
Đối với doanh nghiệp sản xuất, tái chế là một phương pháp hiệu quả để giảm đáng kể dấu chân carbon. Việc tăng cường tái chế giúp giảm nhu cầu khai thác nguyên liệu thô, từ đó giảm lượng khí thải gây ra trong quá trình khai thác và vận chuyển. Bằng cách áp dụng các quy trình tái chế hiệu quả, doanh nghiệp không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn có thể tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng.
Đào tạo và nâng cao nhận thức môi trường cho nhân viên
Một yếu tố quan trọng khác trong việc giảm carbon footprint là nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp. Các khóa đào tạo về tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và giảm khí thải sẽ giúp mọi người hiểu rõ vai trò của mình trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến hành tinh.
Sử dụng sản phẩm và nguyên liệu thân thiện với môi trường
Doanh nghiệp cũng có thể giảm carbon footprint bằng cách lựa chọn các nguyên liệu sản xuất có nguồn gốc bền vững, thân thiện với môi trường. Việc sử dụng các sản phẩm này không chỉ giúp doanh nghiệp giảm khí thải carbon mà còn thu hút thêm khách hàng yêu thích sản phẩm xanh và bảo vệ môi trường.
Thông qua việc áp dụng các phương pháp giảm thiểu carbon footprint, doanh nghiệp sản xuất không chỉ đóng góp vào bảo vệ môi trường mà còn nâng cao hiệu quả kinh doanh và tạo ra giá trị lâu dài. Việc cam kết bảo vệ môi trường là một chiến lược thông minh giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong tương lai.