bài Viết

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

07/04/2023

Chất lượng là yếu tố quan trọng làm nên sức mạnh, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi đơn vị cần lưu ý, chất lượng sản phẩm không đơn giản chỉ là đáp ứng nhu cầu về mẫu mã, công dụng, mà còn phải hài hòa mọi nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng tới chất lượng của chính hàng hóa/dịch vụ đó. Thấu hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Để quản lý chất lượng sản phẩm hiệu quả hơn, bạn có thể tham khảo thêm cuốn Ebook “7QC TOOLS – Thực hành ứng dụng trong quản lý chất lượng và chuyển đổi số doanh nghiệp. Cuốn Ebook tổng hợp đầy đủ các thông tin về: Thực hành các công cụ 7 QC, Xác định vấn đề chất lượng trong quy trình sản xuất, Cải thiện hiệu quả quản lý chất lượng sản phẩm – quy trình và Giới thiệu về giải pháp nhà máy thông minh có tích hợp công cụ 7 QC Tool hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số hoạt động quản lý chất lượng trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm: Yếu tố bên trong doanh nghiệp

Bốn yếu tố bên trong doanh nghiệp tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm: “Man”, “Machine”, “Material”, Method” hay còn gọi tắt là 4M.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong nội bộ

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong nội bộ

Yếu tố con người (Men)

Trong mọi nền sản xuất, con người luôn là thành phần quan trọng nhất trong các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, cho dù là lãnh đạo doanh nghiệp, công nhân và cả người tiêu dùng.

  • Ở phía Ban Lãnh đạo: Sự đột phá của công nghệ cũng như sự khắt khe của thị trường đã buộc người quản trị phải nhạy bén trong việc nắm bắt các xu thế. Theo đó, người lãnh đạo cần đưa ra tầm nhìn và tạo dựng sự đồng thuận về vấn đề xây dựng thương hiệu, bao gồm trong đó là các nội dung về đảm bảo chất lượng sản phẩm.
  • Ở phía đội ngũ lao động: Trình độ chuyên môn, ý thức kỷ luật và tinh thần lao động… của đội ngũ công nhân chính là những yếu tố quyết định đến chất lượng hàng hoá dịch vụ. Suy cho cùng, nền sản xuất có được tự động hoá thì con người vẫn là nhân tố tham gia trực tiếp vào việc sản xuất sản phẩm thông qua các công việc đòi hỏi sự sáng tạo, nhạy bén.

Thực tế này đòi hỏi doanh nghiệp phải đào tạo nhân sự của mình vừa có trình độ chuyên môn giỏi, vừa có tay nghề thành thạo, cũng như nắm vững quy trình sản xuất và tư duy quản trị khoa học. Tiếp đến là thúc đẩy tinh thần sáng tạo không ngừng nghỉ của nhân viên, thổi hồn vào hoạt động quản trị chất lượng bằng sự đổi mới và bắt kịp xu hướng luôn thay đổi của thị trường.

Bên cạnh đó, lãnh đạo doanh nghiệp cũng phải cho nhân viên của mình cơ hội tiếp cận công nghệ mới để sản xuất ra sản phẩm với chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Từ đó, duy trì sự ổn định và nâng cao dần chất lượng sản phẩm.

Yếu tố phương pháp (Methods)

Mỗi doanh nghiệp sẽ áp dụng các phương thức quản trị khác nhau, phù hợp với trình độ quản lý sản xuất để khai thác tốt nhất các nguồn lực hiện có, đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm, độ an toàn, độ tin cậy trong suốt chu kỳ của sản phẩm; đồng thời quyết định các yếu tố cạnh tranh (chất lượng, giá cả, thời hạn….).

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả của phương pháp quản trị, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn sử dụng các ứng dụng công nghệ để hỗ trợ. Tuy nhiên, dù sử dụng công nghệ hay phương pháp quản trị nào thì tính đồng bộ vẫn được đặt lên hàng đầu. Mục tiêu của điều này là:

  • Hoạch định chiến lược một cách khoa học, chi tiết, giúp các bộ phận nắm rõ được mục tiêu đặt ra
  • Theo sát kế hoạch và lịch trình sản xuất được lập ra
  • Phân chia công việc hợp lý cho các bộ phận, nhân viên
  • Đảm bảo an toàn cho công tác thi công sản xuất
  • Tạo ra các sản phẩm đạt yêu cầu, nâng cao chất lượng thành phẩm

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều ứng dụng công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp tối ưu hóa yếu tố Methods này, tiêu biểu có thể kể đến bộ giải pháp 3S iFACTORY do ITG – doanh nghiệp dẫn đầu thị trường Việt Nam về giải pháp nhà máy thông minh nghiên cứu và phát triển.

3S iFACTORY là giải pháp nhà máy thông minh hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm

3S iFACTORY là giải pháp nhà máy thông minh hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm

3S iFACTORY cung cấp một hệ sinh thái chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp sản xuất theo kiến trúc Tiêu chuẩn quốc tế ISA 95. Sản phẩm có sự kết hợp giữa tầng IT – OT và các công nghệ 4.0, đem đến khả năng thu thập dữ liệu trong thời gian thực, số hoá các quy trình và phương thức quản lý truyền thống, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa mục tiêu S-Q-C-D, từ đó nâng cao năng lực sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm, giảm các chi phí vận hành và cải thiện tiến độ giao hàng.

Tối ưu được yếu tố Methods sẽ giúp các nhà quản trị nắm được bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp với góc nhìn đa chiều hơn, từ đó đưa ra quyết định kinh doanh chính xác, kịp thời, phù hợp với bối cảnh hiện tại và tương lai.

Và để làm được điều đó, bên cạnh việc lựa chọn công nghệ và phương pháp quản trị phù hợp, các cấp quản lý còn có nhiệm vụ giúp công nhân viên hiểu rõ việc nâng cao chất lượng sản xuất không phải là yêu cầu của riêng bộ phận nào mà đó là trách nhiệm chung của toàn bộ nhân sự trong doanh nghiệp. 

Yếu tố thiết bị (Machines)

Máy móc, thiết bị là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nói riêng vàquyết định việc hình thành sản phẩm nói chung. Do vậy, chất lượng và tính đồng bộ của máy móc, thiết bị sản xuất sẽ ảnh hưởng đến tính ổn định của chất lượng sản phẩm.

Mặt khác, máy móc công nghệ hiện đại còn giúp doanh nghiệp giảm tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu trong sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc, giảm tác động xấu đến môi trường… Đây chính là vũ khí cạnh tranh hữu hiệu đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong nền sản xuất hiện đại.

Từ thực tế trên, việc đầu tư mạnh mẽ trong đổi mới công nghệ đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Các doanh nghiệp cần từng bước dịch chuyển và đổi mới cơ sở vật chất bao gồm: hệ thống dây chuyền sản xuất công nghệ, hệ thống đo lường và kiểm tra chất lượng. Tránh mua những máy móc cũ vì hệ thống sẽ tiêu tốn nhiều nguyên – nhiên liệu… Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chú ý các giải pháp công nghệ hiện đại giúp ích cho việc quản lý máy móc hiệu quả.

Đọc thêm: Quản lý bảo trì (Maintenance Management) và các phương pháp quản lý bảo trì bảo dưỡng công nghiệp

 Yếu tố nguyên vật liệu (Materials)

Nguyên vật liệu là yếu tố trực tiếp cấu thành nên sản phẩm. Đây cũng là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Do đó, tính chất của nguyên vật liệu sẽ quyết định trực tiếp đến chất lượng thành phẩm mà doanh nghiệp sản xuất. Do vậy, muốn có sản phẩm đảm bảo chất lượng, buộc doanh nghiệp chú trọng trước tiên đến vấn đề chất lượng nguyên vật liệu, mặt khác phải đảm bảo các nhà cung ứng cung cấp những nguyên vật liệu đúng số lượng, đúng chất lượng, đúng kỳ hạn, giúp hoạt động sản xuất thực hiện liên tục, trơn tru theo đúng kế hoạch.

Doanh nghiệp cần lưu ý rằng, bất kỳ nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất đều gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, tính đồng bộ trong chất lượng nguyên vật liệu đầu vào là yếu tố quan trọng, buộc mỗi tổ chức chú trọng và nghiên cứu kỹ càng.

Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm mang tính vĩ mô

Yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

Yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

Hiệu lực của cơ chế quản lý

Sự phát triển, mở rộng của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào cơ chế quản lý, hành lang pháp lý của mỗi chính phủ, bao gồm cả việc cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm của chính các đơn vị.

Cụ thể, cơ sở của hoạt động kiểm tra, kiểm soát an toàn, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa chính là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Vì vậy, mọi doanh nghiệp cần xây dựng, áp dụng, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do chính nhà nước ban hành. Đây chính là nền tảng đảm bảo sự bình đẳng và phát triển ổn định quá trình sản xuất, đảm bảo uy tín và quyền lợi của nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Điều kiện kinh tế xã hội

Nhắc đến các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm mang tính vĩ mô thì chắc chắn không thể bỏ qua điều kiện kinh tế xã hội. Thông thường, khi mức sống xã hội còn thấp, sản phẩm khan hiếm thì yêu cầu của người tiêu dùng chưa cao. Lúc này, người tiêu dùng chưa quá khắt khe vào việc tiêu dùng sản phẩm.

Nhưng khi đời sống xã hội tăng lên cùng với ngày càng nhiều đơn vị tham gia vào quá trình sản xuất và cung ứng sản phẩm, thì đòi hỏi về chất lượng cũng tăng theo. Điều này đã khiến người tiêu dùng trở nên khắt khe hơn trong việc lựa chọn và tiêu thụ, thế nhưng, đôi khi họ chấp nhận mua sản phẩm với giá cao tới rất cao để có thể thỏa mãn nhu cầu cá nhân của mình.

Chất lượng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng và uy tín thương hiệu. Làm thế nào để quản lý và cải tiến chất lượng? Đón đọc bài viết: 101 Điều cần biết về quản lý chất lượng để tìm kiếm câu trả lời.

Những yêu cầu của thị trường

Nhu cầu thị trường là một trong những nhân tố cụ thể chi phối vấn đề chất lượng sản phẩm các doanh nghiệp. Đây không chỉ là điểm xuất phát của quá trình quản lý chất lượng, mà còn là động lực, định hướng cho mỗi đơn vị ngày càng hoàn thiện tốt hơn chất lượng sản phẩm.

Theo đó, nếu doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường, sẽ khiến người tiêu dùng tăng khả năng chi trả và sẵn sàng chi trả để có được.

Để làm tốt việc này, doanh nghiệp cần nâng cao khả năng dự báo, sẵn sàng các kế hoạch để đối phó rủi ro tiềm tàng xuống thấp nhất. Cuối cùng, và từ dự báo có thể chuyển thành ‘tính toán’ nhu cầu thị trường với độ chính xác cao.

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ và có sức ảnh hưởng rất lớn tới mọi hoạt động của nền sản xuất hiện đại. Công nghệ mới giúp tất cả các bên có thêm cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu nhờ vào việc chu kỳ công nghệ sản phẩm được rút ngắn, chất lượng sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng…

Do vậy, các doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi những biến động của thị trường về sự đổi mới của khoa học kỹ thuật (bao gồm các vấn đề nguyên vật liệu, kỹ thuật, công nghệ, thiết bị…) để điều chỉnh một cách nhanh chóng lộ trình phát triển của mình. Có như vậy mới có thể kịp thời nhằm hoàn thiện chất lượng sản phẩm cũng như đáp ứng một cách triệt để yêu cầu của người tiêu dùng.

Kết

Hy vọng qua bài viết doanh nghiệp có thể nhận biết được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm từ đó đối chiếu với doanh nghiệp để cải tiến. Có thể thấy, nếu doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững thì không còn cách nào khác là phải có một hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh trong thời đại công nghệ 4.0. Doanh nghiệp cần tư vấn giải pháp công nghệ giúp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng, vui lòng liên hệ: 092.6886.855

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng